5 loại rau củ quả không nên bỏ vỏ
Vỏ đầy màu sắc ở bên ngoài của các loại rau củ quả thường tập trung hầu hết các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Vì vậy, nếu gọt bỏ chúng đi sẽ mất đi nhiều lợi ích đáng kể.
Ăn cà rốt không nên bỏ vỏ – Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là những loại rau củ quả không nên bỏ vỏ vì vỏ của chúng chứa nhiều dưỡng chất, theo menshealth.
Táo
Vỏ táo chứa nhiều vitamin C, và pectin – chất xơ hòa tan có thể giúp giảm cholesterol “xấu” và lượng đường trong máu.
Cà rốt
Video đang HOT
Cà rốt rất giàu polyacetylene – hợp chất hóa học giúp tiêu diệt tế bào ung thư của con người trong ống nghiệm. Chúng có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, và hiệu ứng chống viêm. Nhưng các hợp chất này lại được tập trung ngay dưới da của cà rốt, do đó, khi dùng cà rốt, đừng bỏ đi phần da này.
Khoai tây
Vỏ khoai tây có nhiều chất xơ, sắt và folate hơn thịt khoai tây. Khi mua khoai tây, nên chọn khoai tây có sắc tím đậm và vỏ của khoai tây này cũng bổ dưỡng hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Maine (Mỹ) cho biết vỏ khoai tây có chứa chất chống oxy hóa gấp 5-10 lần so với thịt khoai tây.
Dưa chuột
Dưa chuột nếu bỏ đi vỏ sẽ ít canxi, magiê, phốt pho, kali, vitamin A và vitamin K hơn. Thêm vào đó, gần như tất cả chất xơ trong dưa chuột đều từ vỏ của nó.
Nho
Mặc dù nho là một trong những loại trái cây chứa nhiều thuốc trừ sâu, nhưng ăn luôn vỏ của nó sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạch và não. Vỏ nho cũng được chứng minh giúp làm chậm sự phát triển ung thư trong các nghiên cứu tế bào và động vật.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Ăn nho bớt lo bệnh
Nho chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất cần thiết cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Ảnh: Hạ Huy
Loại quả này được cho là hữu ích đối với những ai mắc các bệnh liên quan tới não như Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ). Nho còn đem lại nhiều công dụng khác như:
Ngừa bệnh tim, theo nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) được công bố trên chuyên san Journal of Nutritional Biochemistry. Các chất chống ô xy hóa trong nho chống gốc tự do và làm loãng cũng như ngừa cục máu đông.
Kích thích tiêu hóa. Nhờ có tác dụng nhuận tràng, nho đảm bảo một quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và khắc phục táo bón.
Giảm cholesterol. Nho được cho chống lại cholesterol xấu trong máu. Chúng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn chặn cholesterol đi vào máu. Chính saponin trong nho đã đem lại công dụng trên.
Chống rối loạn thận. Theo nghiên cứu của Trung tâm công nghệ sinh học Borj-Cedria ở Tunisia, ăn nho ngừa các rối loạn thận bằng cách giảm tác dụng của a xít uric. Chúng cũng khuyến khích cơ thể làm sạch các độc tố một cách dễ dàng.
Tăng cường hệ miễn dịch. Các vitamin và khoáng chất có trong nho tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên ăn nho bạn không phải lo mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh và cúm.
Đẩy lùi ung thư. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Leicester (Anh) được đăng trên chuyên san Science Translational Medicine cho thấy các chất resveratrol trong nho có khả năng ngừa ung thư ruột và vú. Những chất này ngăn cản sự phát triển và lây lan của một số tác nhân ung thư trong cơ thể.
Mai Duyên
Theo Thanhnien
Ăn nho giúp bổ mắt, giảm nguy cơ mù lòa về già Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho rằng ăn nho rất tốt cho thị lực. Chất chống oxy hóa trong nho có thể làm giảm nguy cơ mù lòa khi về già. Các chất chống oxy hóa trong nho rất tốt cho mắt - Ảnh minh họa: Shutterstock Nho là loại trái cây rất giàu chất chống oxy...