5 loại nguyên liệu dưỡng da đã được sử dụng hàng triệu năm
Đây là những loại nguyên liệu được người cổ đại tin tưởng và sử dụng để làm đẹp làn da của họ, cho đến ngày nay khoa học càng chứng minh rằng đó là những sự lựa chọn đúng đắn.
DẦU Ô LIU DƯỠNG ẨM DA
Với hàm lượng vitamin E dồi dào, không có nguyên liệu nào giúp dưỡng ẩm da tốt hơn dầu ô liu.
Dầu ô liu được xem là “thần dược” dưỡng nhan sắc của phụ nữ cổ đại, từ nấu ăn cho đến chăm sóc cơ thể, đặc biệt ở đất nước Hy Lạp. Cho đến nay, chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến các trang trại trồng quả ô liu tại nơi đây. Nhờ hàm lượng vitamin E cao nên dầu ô liu giúp dưỡng ẩm và cải thiện độ đàn hồi của da. Ngoài tác dụng đó, dầu ô liu còn giúp chữa lành các vết thương trên da và giúp tóc bóng mượt chắc khỏe. Một số công dụng làm đẹp da của dầu ô liu như tẩy trang, dưỡng môi mềm mại, tắm trắng, trị thâm nám, dưỡng tóc bóng mượt…
MẬT ONG TRỊ MỤN
Mật ong vốn nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm chống nhiễm trùng cho da. Các hoạt chất trong mật ong len lỏi sâu vào trong lỗ chân lông và tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn. Không chỉ vậy, mật ong khi thẩm thấu vào da còn thúc đẩy tế bào sản sinh collagen, mang đến làn da săn chắc hồng hào. Cho đến nay, hơn 900 vị thuốc của người Ai Cập đều có chứa mật ong đủ chứng tỏ công dụng tuyệt vời của nguyên liệu này.
Các hoạt chất kháng khuẩn và kháng viêm trong mật ong giúp điều trị mụn hiệu quả.
Mặt khác, mật ong còn là chất chống ô xy hóa hữu hiệu, bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím. Trong các công thức làm đẹp da từ thiên nhiên, mật ong được nhắc đến như thành phần dưỡng ẩm tuyệt vời, giúp da mịn màng như lụa và sáng khỏe tự nhiên. Không chỉ tốt cho da, phụ nữ Hy Lạp còn dùng mật ong để chăm sóc cho mái tóc bóng mượt và nhanh dài hơn.
MUỐI BIỂN TẨY DA CHẾT
Từ thời cổ đại, người Hy Lạp đã biết dùng muối biển để tẩy da chết và massage giúp cơ thể thư giãn. Qua thời gian, việc làm đẹp bằng muối biển ngày càng được nhiều chị phụ nữ trên khắp thế giới tin dùng. Trong muối biển chứa nhiều khoáng chất tự nhiên giúp đánh bay lớp da chết sần sùi mà không làm khô da. Ngoài ra, muối biển còn điều tiết bã nhờn và giúp da sáng màu hơn. Một số nguyên liệu có thể kết hợp cùng muối biển để tạo thành mặt nạ tẩy tế bào chết như: dầu ô liu, mật ong, dầu dừa, sữa tươi…
Video đang HOT
Muối biển có khả năng loại bỏ lớp da sần sùi và xỉn màu, trả lại làn da mịn màng cho phái nữ.
SỮA CHUA HY LẠP DƯỠNG TRẮNG DA
Sữa chua Hy Lạp là món ăn dinh dưỡng truyền thống lâu đời của người dân nơi đây nói riêng và các vùng lân cận như Địa Trung Hải, Trung Á, Đông Á nói chung. Không chỉ tốt cho sức khỏe, sữa chua Hy Lạp còn là “trợ thủ đắc lực” trong công cuộc dưỡng nhan sắc của phái đẹp. Vậy sữa chua Hy Lạp có gì khác với sữa chua thông thường? Nói một cách đơn giản, sữa chua Hy Lạp đã được loại bỏ whey protein trong quá trình lên men nên kết cấu mịn và dẻo hơn sữa chua thường. Điều này giúp sữa chua Hy Lạp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nhưng rất ít đường, carbohydrate và cholesterol. Đây cũng là món ăn thích hợp cho những ai đang trong giai đoạn giảm cân.
Sữa chua Hy Lạp dẻo đặc và chứa ít đường hơn sữa chua thông thường.
Các thành phần dinh dưỡng bao gồm kẽm, acid lactic, canxi, vitamin B… tốt cho việc làm đẹp da và tóc. Tương tự với sữa chua thông thường, sữa chua Hy Lạp chứa nhiều lợi khuẩn giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả. Những vitamin và khoáng chất khác như kẽm và vitamin B góp phần chữa lành sẹo và tái tạo da sau mụn. Với tính chất sánh mịn đặc trưng, sữa chua Hy Lạp được xem như chất dưỡng ẩm tự nhiên tốt cho da. Bạn có thể thoa trực tiếp và kết hợp massage da mặt để nuôi dưỡng làn da mềm mại từ bên trong. Ngoài ra, acid lactic trong sữa chua là dưỡng chất giúp loại bỏ da chết hiệu quả đồng thời thu hẹp lỗ chân lông trên da.
QUẢ LỰU ĐỎ CHỐNG LÃO HÓA DA
Lựu đỏ có lịch sử xuất hiện từ lâu đời ở Hy Lạp và là biểu tượng của sự thịnh vượng, vĩnh cửu và may mắn. Quả lựu đỏ có hương vị thơm ngon, chứa nhiều vitamin bổ dưỡng góp phần đẩy lùi quá trình lão hóa da. Cụ thể, trong lựu đỏ có chất chống ô xy hóa là acid ellagic kích thích sản sinh ra elastin và collagen, duy trì độ săn chắc và đàn hồi cho da. Ngoài công dụng đó, acid ellagic còn bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím và tác nhân có hại từ môi trường.
Không thể phủ nhận công dụng chống lão hóa và chữa lành vết thương của quả lựu đỏ là rất cao.
Lựu đỏ là loại quả giàu hoạt chất chống ô xy hóa gấp 3 lần trà xanh và rượu vang đỏ. Thói quen uống 1 ly nước ép lựu đỏ mỗi ngày giúp làm chậm quá trình hình thành vết nhăn và da chảy xệ. Bên cạnh đó, nước ép lựu còn có công dụng tái tạo tế bào, chữa lành các vết thương trên da. Bạn có thể dùng nước ép lựu thoa trực tiếp lên da để phục hồi và dưỡng da trắng sáng.
Theo kenhphunu.com
Mùa hè, chống chọi với tia cực tím
Thời tiết mùa hè với cường độ nắng mạnh, thời gian nắng kéo dài khiến tia cực tím (tia UV) xuất hiện nhiều hơn gây hại cho cơ thể. Do đó, mỗi người cần có biện pháp chống nắng đúng cách để có cơ thể khỏe mạnh.
Tia UV nguy hiểm như thế nào?
Ánh sáng cực tím là bức xạ điện từ vô hình với mắt người. Mặt trời là nguồn bức xạ UV tự nhiên. Tầng ozone hấp thụ bức xạ cực tím có hại và bảo vệ bề mặt trái đất khỏi bị phơi nhiễm. Theo EPA, tầng ozone đang cạn kiệt do sự hiện diện của một số hóa chất như chlorofluorocarbons (CFC), có nghĩa là mức độ bức xạ UV cao hơn sẽ đến bề mặt Trái đất.
Tiếp xúc với tia UV cường độ mạnh có thể gây ung thư da, tổn thương mắt và ức chế hệ thống miễn dịch.
Nếu tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV có thể gây ung thư da, tổn thương mắt và ức chế hệ thống miễn dịch. Tác động cấp tính được biết đến nhiều nhất của việc tiếp xúc với tia cực tím quá mức là cháy nắng. Ngoài ra, hầu hết mọi người sẽ bị sạm da do sự kích thích tia cực tím của việc sản xuất melanin, xảy ra trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc.
Khả năng chịu tổn thương da phụ thuộc vào loại da, những người có làn da sáng hơn sẽ dễ bị cháy nắng hoặc ban đỏ hơn so với những người có làn da sẫm màu. Tiếp xúc mãn tính với bức xạ UV cũng gây ra một số thay đổi thoái hóa trong các tế bào, mô sợi và mạch máu của da. Chúng bao gồm tàn nhang, nevi và lentigines, là những vùng sắc tố của da và sắc tố nâu lan tỏa.
Bức xạ UV làm tăng tốc độ lão hóa da và mất dần độ đàn hồi của da dẫn đến nếp nhăn và da khô, thô. Đôi mắt rất nhạy cảm với bức xạ UV. Điều này là do thực tế là giác mạc hấp thụ tia UV liều cao. Điều này có thể gây ra tình trạng bong giác mạc tạm thời - một tình trạng được gọi là mù tuyết.
Các tác động mãn tính của việc tiếp xúc với bức xạ UV bao gồm tổn thương giác mạc, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Những điều kiện này cuối cùng có thể dẫn đến mù. Khối u ác tính (dạng ung thư da) cũng có thể phát triển trong mắt người.
Hệ thống miễn dịch là cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng và ung thư và thường rất hiệu quả trong việc nhận biết và phản ứng với vi sinh vật xâm nhập. Các thí nghiệm trên động vật đã chứng minh rằng bức xạ UV có thể thay đổi tiến trình và mức độ nghiêm trọng của khối u da.
Ngoài ra, những người được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch có tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy lớn hơn so với dân số bình thường. Do đó, ngoài vai trò của nó trong việc bắt đầu ung thư da, phơi nắng có thể làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể, điều này thường hạn chế sự phát triển của các khối u da.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiếp xúc với mức độ bức xạ UV trong môi trường làm thay đổi hoạt động và phân phối của một số tế bào chịu trách nhiệm kích hoạt phản ứng miễn dịch ở người. Do đó, phơi nắng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng với nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm, đã được chứng minh trong một loạt các mô hình động vật.
Hơn nữa, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, mức độ bức xạ UV cao có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Vì nhiều bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin là cực kỳ dễ lây nhiễm, bất kỳ yếu tố nào dẫn đến việc giảm một chút hiệu quả vắc-xin đều có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Những cách phòng tránh tia UV gây hại
Một cách rất đơn giản để hạn chế tiếp xúc với tia UV là tránh ở ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia UV mạnh nhất. Nếu bạn không chắc chắn mức độ mạnh của tia mặt trời, hãy sử dụng bài kiểm tra bóng: nếu bóng của bạn ngắn hơn bạn, thì tia sáng mặt trời là mạnh nhất và điều quan trọng là bạn phải tự bảo vệ mình.
Bên cạnh đó, kem chống nắng có các nhân tố bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời (viết tắt là: SPF), có khả năng chống lại tia UV. Chỉ số SPF càng cao, thời gian bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da. Nếu bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài, tốt nhất bạn nên chọn loại phổ rộng (Broad Spectrum) để bảo vệ làn da khỏi tia UV đồng thời ở cả 2 loại A và B.
Cần lưu ý bôi kem chống nắng từ 20-30 phút trước khi ra ngoài trời. Kem chống nắng chỉ có tác dụng 2-3 tiếng, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem. Đặc biệt, cần bôi lại kem chống nắng sau mỗi 30-60 phút khi hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi hoặc ở dưới nước.
Khi ra ngoài trời, cần sử dụng những bộ quần áo phù hợp để chống nắng. Quần áo cung cấp mức độ chống tia cực tím khác nhau. Áo sơ mi dài tay, quần dài hoặc váy dài che được nhiều da nhất và được bảo vệ nhiều nhất. Một loại vải dệt chặt bảo vệ tốt hơn so với quần áo dệt lỏng lẻo.
Cùng với quần áo, mũ, khẩu trang, kính râm được xem là những phụ kiện ngăn tia UV hiệu quả. Một chiếc mũ có vành ít nhất 5 - 8 cm xung quanh là lý tưởng vì nó bảo vệ các khu vực thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như tai, mắt, trán, mũi và da đầu. Kính râm chống tia cực tím rất quan trọng để bảo vệ vùng da mỏng manh quanh mắt, cũng như chính mắt.
Theo Viện Nhãn khoa Mỹ, màu sắc và độ đậm nhạt của mắt kính râm sẽ không nói lên bất kỳ điều gì về khả năng chống tia UV của kính mà bạn đang sử dụng, cũng không nói lên sự nguy hại hay an toàn của kính đối với mắt. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, kính sẫm màu quá còn hại mắt hơn.
Ngoài những cách bảo vệ da từ bên ngoài, bạn nên uống đủ nước giúp da khỏe hơn từ bên trong. Làn da có đủ độ ẩm là một trong những cách chống nắng hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể và tăng khả năng chống nắng cho làn da, đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng.
Thanh Thúy
Theo phapluatplus.vn
Rùng mình với màn hướng dẫn tắm trắng NHƯ MA CÀ RỒNG tại nhà với nguyên liệu chính từ dung dịch vệ sinh phụ nữ Không biết dựa trên cơ sở khoa học nào mà một cô gái có tên N.T.U.N đã "sáng chế" ra một loại nước tắm trắng da với nguyên liệu từ dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm em bé, bia và sữa tươi. Có câu: "Nhất dáng, nhì da, thứ ba khuôn mặt' là để chỉ ra những yếu tố quan trọng...