5 đội so tài tại vòng chung kết cuộc thi về trí tuệ nhân tạo
Đội TNT với đề tài “nghiên cứu và thiết kế robot đa chức năng cho nhà máy điện mặt trời” đã xuất sắc giành được cúp vô địch.
Ngày 13/9, Khoa Công nghệ thông tin (Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) đã tổ chức vòng Chung kết cuộc thi IOT-AI HACKATHON 2019 với chủ đề “ Internet of Things and Artificial Intelligence - Kỷ nguyên của sự kết nối”.
Các thí sinh tham dự vòng chung kết cuộc thi về trí tuệ nhân tạo.
Đơn vị đồng hành cùng cuộc thi năm nay là Công ty Giáo dục STEM SQUARE và Trung tâm Đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp Iviettech.
Cuộc thi năm nay mở rộng đối tượng tham gia cho tất cả sinh viên đang theo học tại tất các các trường đại học, cao đẳng tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Mục đích nhằm kết nối sự đam mê, sáng tạo của các bạn trẻ và tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên.
Video đang HOT
Trải qua 3 vòng thi gồm: trình bày ý tưởng, tranh tài ý tưởng và chạy đua thời gian, Ban tổ chức đã lựa chọn 5/15 đội xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết gồm: đội Builder, đội SmartFarmingBC, đội TNT, đội Ambition và đội OmniPark.Tham gia cuộc thi, các bạn sinh viên kết nối với nhau thành lập nhóm gồm 3-5 thành viên để lên ý tưởng dự án và đề xuất các yêu cầu hỗ trợ từ Ban tổ chức.
Tại vòng chung kết, 5 đội đã lần lượt bốc thăm thứ tự thi đấu và trình bày video ý tưởng sản phẩm của đội mình. Ban giám khảo sẽ nhận xét và đưa ra các câu hỏi để các thành viên trong đội thi trả lời phản biện.
Điểm vòng thi chung kết sẽ gồm điểm do Ban giám khảo chấm và điểm bình chọn video của các đội thi trên trang Fanpage Facebook AIoT Hackathon 2019.
Kết quả cuộc thi, đội TNT với đề tài “nghiên cứu và thiết kế robot đa chức năng cho nhà máy điện mặt trời” đã xuất sắc giành được cúp vô địch và giải thưởng 20 triệu đồng.
Đội Omni Park đạt giải nhì, đội Ambition và đội Builder đạt giải ba và giải khuyến khích thuộc về đội SmartFarmingBC với 3 thành viên là học sinh trung học phổ thông.
Phó Giáo sư Nguyễn Hữu Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) cho biết, cuộc thi là cơ hội cho sinh viên các ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, hệ thống nhúng… tiếp cận những công nghệ tiên tiến.
Thông qua những nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, sinh viên sẽ đưa những kiến thức được học trên ghế nhà trường thành sản phẩm ứng dụng thực tiễn.
“Đây cũng là cơ hội để tạo sự liên kết, trao đổi giữa nhà trường và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có những đóng góp vào chương trình đào tạo của nhà trường”, Tiến sĩ Hiếu cho hay.
AN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Đà Nẵng: Xây dựng mô hình giáo dục đạo đức học sinh sinh viên
Sáng 13-9, tại TP Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức hội thảo "Xây dựng mô hình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội và mô hình câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng trong giáo dục đạo đức học sinh sinh viên".
Những năm gần đây, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thực học tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, thường xuyên; nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống đổi mới nhưng chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của xã hội, các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng chưa được coi trọng.
Ông Bùi Văn Linh, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo trong hội thảo
Theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, các cơ sở giáo dục, đào tạo cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh sinh viên. Đây là một trong những yêu cầu bức thiết trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam, vừa là mục tiêu phấn đấu, động lực để phát triển, đổi mới thành công giáo dục, đào tạo và phát triển bền vững đất nước.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục cần đề cao vai trò, xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên; triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Đồng thời, các cơ sở cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên thông qua đổi mới các hoạt động giáo dục, đào tạo, nhất là các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm, rèn luyện kỹ năng.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính: thực trạng của công tác phối hợp hiện nay và đề xuất hoàn thiện mô hình phối hợp trong thời gian tới; cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả tổ chức hoạt động của mô hình phối hợp; các giải pháp để nhân rộng các mô hình điển hình.
XUÂN QUỲNH
Theo SGGP
Cả nước chỉ có 123 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, tính đến ngày 31/8, cả nước có 123 cơ sở giáo dục đại học và 5 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Sinh viên trong ngày nhập học. Ảnh: Minh Thúy Theo đó, tính đến ngày 31/8,...