5 điều sinh viên năm cuối sẽ nhận được thông qua kỳ thực tập
Có thể nói thực tập là khoảng thời gian để các bạn sinh viên năm cuối tập dượt, thử sức và học hỏi kinh nghiệm thực tế trước khi bắt đầu công việc chính thức.
Thế nhưng thực trạng hiện nay, không ít người có tâm lý coi nhẹ kỳ thực tập, chỉ coi đây là một thủ tục mang tính giấy tờ để có được tấm bằng tốt nghiệp.
Đây quả là một sự lãng phí lớn, bởi ngoài kia có rất nhiều vị trí thực tập rất tốt, nơi sinh viên được đào tạo bài bản. Nếu tận dụng tốt, kỳ thực tập có thể đem lại cho bạn rất nhiều thứ. Vậy chúng ta có thể mong đợi những gì khi đi thực tập? Hãy cùng điểm qua những lợi ích mà sinh viên năm cuối có thể nhận được trong kỳ thực tập của mình nhé!
Cơ hội trải nghiệm công việc thực tế
Bạn có biết, những tập đoàn đa quốc gia lớn đều dành rất nhiều nguồn lực vào việc tổ chức các chương trình cho thực tập sinh? Nhiều doanh nghiệp lớn coi thực tập sinh là một nguồn tuyển dụng chất lượng và có quy trình đào tạo đa dạng nhằm tìm kiếm tài năng cho công ty. Bạn hoàn toàn có thể tham gia vào những chương trình này để có cơ hội trải nghiệm công việc thực tế, tìm hiểu quy trình hoạt động và hòa mình vào văn hóa doanh nghiệp. Dù là ứng tuyển IT, nhân sự hay kế toán thì một vị trí thực tập chất lượng nhất định phải là nơi đem lại cho sinh viên năm cuối những kinh nghiệm thực tế, hơn là một “dòng chữ cho có” xuất hiện trên CV.
Một nguồn thu nhập khích lệ
Quan niệm cho rằng đi thực tập là “đi chơi”, làm việc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” và do đó, không cần được trả bất kỳ khoản nào nay đã lỗi thời. Ngày nay, dù đa phần không trả lương, nhưng có rất nhiều vị trí thực tập vẫn sẽ hỗ trợ cho sinh viên năm cuối những khoản thu nhập như trợ cấp ăn uống, đi lại, thưởng doanh số… Dù không quá nhiều, nhưng những khoản này cũng giúp bạn trang trải chi phí khi đi thực tập và trên hết nó đem lại sự khích lệ về mặt tinh thần để bạn có thêm động lực phấn đấu. Nếu là một thực tập sinh, bạn có quyền mong đợi được nhận những khoản này từ kỳ thực tập của mình.
Video đang HOT
Những mối quan hệ “sếp và đồng nghiệp” đầu tiên
Sau một kỳ thực tập, rất nhiều bạn trẻ đã rời công ty và “một đi không trở lại” mà không giữ liên lạc với bất kỳ ai. Điều này quả rất đáng tiếc, vì thời gian thực tập trong khoảng 1 – 2 tháng là đủ để bạn xây dựng được một mối quan hệ tốt với người quản lý hoặc các anh chị khác trong công ty. Hãy coi đây là những “network” đầu tiên trong sự nghiệp của bạn và duy trì nó. Rất có thể sau này, bạn sẽ gặp lại họ và cùng đem lại một sự hợp tác tốt đẹp nào đó. Đừng bỏ lỡ điều này trong kỳ thực tập của mình nhé.
Tư duy về quản lý công việc
Các nhà quản lý nhận định, sinh viên có thừa sự chăm chỉ và kiến thức, nhưng yếu tố cần cải thiện đó chính là tư duy làm việc. Khi đi thực tập, các bạn sinh viên năm cuối hãy dành thời gian quan sát và rèn luyện tư duy quản lý công việc cho sắc bén. Chỉ tinh ý một chút, bạn sẽ nhận thấy trong cùng một tập thể, có người giải quyết được rất nhiều việc, có người thì không. Sự khác biệt nằm ở tư duy và kỹ năng sắp xếp của mỗi người. Đó là nghệ thuật trong việc tối ưu hóa thời gian và đem lại kết quả tốt nhất có thể. Bạn nhất định nên học hỏi điều này trong kỳ thực tập của mình nhé.
Rèn luyện kỹ năng mềm
Và cuối cùng, một trong những “trái ngọt” lớn nhất có thể thu hoạch về sau “mùa thực tập”, đó chính là kỹ năng mềm. Khi đi thực tập, bạn đã trở thành một phần của tập thể, và đó là cơ hội tốt nhất để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phản biện, kỹ năng đặt câu hỏi và tranh luận, thuyết phục khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm… Nếu bạn chú tâm rèn luyện mỗi ngày, chắc chắn bạn sẽ thấy mình trưởng thành vượt bậc về mọi mặt chỉ sau một kỳ thực tập ngắn ngủi. Đây quả là một điều rất đáng mong đợi phải không nào?
Việc lựa chọn nơi để thực tập và dành bao nhiêu nỗ lực cho kỳ thực tập hoàn toàn là quyết định của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên năm cuối. Nhưng làm thế nào để không bỏ phí quãng thời gian gần như là duy nhất trong đời – khi là một thực tập sinh – để đem lại kết quả tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Hãy nhớ rằng, mỗi giây trôi qua đều đáng quý, và nếu bạn đã sẵn sàng bỏ ra một đến nhiều tháng để đi thực tập, hãy nỗ lực hết mình để có một kỳ thực tập thật hiệu quả và ý nghĩa.
Chủ tịch mặt trận xã 54 tuổi vẫn "lều chõng" đi thi tốt nghiệp
Dù đã 54 tuổi và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền cấp xã nhưng ông vẫn miệt mài ngày đêm đèn sách để quyết lấy bằng tốt nghiệp phổ thông.
Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 tại Gia Lai ghi nhận nhiều thí sinh diện tự do hiện đang là cán bộ, lãnh đạo các xã, huyện ở vùng sâu vùng xa tham dự.
Những thí sinh đặc biệt này vẫn "lều chõng" xuống phố dự thi như hàng ngàn thí sinh khác nhưng tâm trạng thì thấp thỏm, đầy lo âu hơn.
Bởi có nhiều người đã qua 3-4 mùa thi nhưng vẫn chưa lấy được tấm bằng tốt nghiệp phổ thông do công việc hành chính bận rộn, không có nhiều điều kiện để ôn tập bài vở.
Ở tuổi 54, ông Rơ Châm Hyat vẫn "lều chõng" đi thi tốt nghiệp. Ảnh: MT
Ở tuổi 54 và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính quyền xã Ia Ka (huyện Chư Păh, Gia Lai), ông Rơ Châm Hyat vẫn miệt mài ngày đêm đèn sách, chờ đợi đến ngày thi tốt nghiệp.
"Ngày trước, cuộc sống còn khó khăn nên đa phần cán bộ xã hồi đó đều chỉ học hệ bổ túc 9 3 nên không ai có bằng tốt nghiệp phổ thông.
Khi được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch hai xã Ia Ka và Ia Nhin, tôi lại bận rộn với công việc nên không có thời gian dành cho việc học.
Từ ngày thôi các chức vụ trọng yếu, quay về làm Chủ tịch mặt trận tổ quốc xã thì năm 2017, tôi mới có thời gian để bắt đầu đi học hệ trung học phổ thông", ông Rơ Châm Hyat vui vẻ tâm sự.
Cũng theo ông Hyat, do có tuổi rồi nên việc học, tiếp thu kiến thức không còn được như đám trẻ. Để chuẩn bị cho ngày thi, suốt nhiều tháng nay, ông phải dậy sớm từ 3-4h sáng để ôn bài. Những bài nào chưa hiểu, ông lại nhờ cô con gái (sinh năm 1998) chỉ bày thêm.
Có một điều trùng hợp là con gái của ông Hyat cũng dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Gia Lai
"Nhiều người bảo tôi đã già rồi, còn học làm gì nữa. Nhưng tôi nghĩ, việc học là bổ ích và cần thiết cho mọi lứa tuổi.
Khi đi học thì mình sẽ có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho công việc. Và nhất là làm gương cho đồng bào, người dân và con cháu trong gia đình", ông Hyat nói.
Với suy nghĩ đó, ông Hyat đã cất công đến từng nhà, vận động hơn 10 cán bộ, công chức trong xã đi học lớp bổ túc văn hóa nhằm chuẩn hóa bằng cấp.
Tại điểm thi Trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi (huyện Chư Păh), kết thúc ngày thi đầu tiên, ông Rơ Châm Hyat vui vẻ khoe đã hoàn thiện bài thi khá tốt.
"Đối với các thí sinh lớn tuổi như tôi thì đề thi năm nào cũng khó cả. Nhưng năm nay, nhờ được ôn luyện khá kỹ nên tôi cũng tự tin làm được hơn 1/2 bài thi. Hy vọng sẽ đủ điểm để tốt nghiệp", ông Hyat đùa vui.
Cũng đang giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Ia Kreng (huyện Chư Păh), ông Rơ Châm H'Din (48 tuổi) cũng rời khỏi phòng thi cùng ông Hyat.
Không được tự tin như ông Hyat, ông H'Din tâm tư, lo lắng vì đề Ngữ văn hồi sáng quá dài, còn đề Toán thì khó hơn so với các kiến thức ông đã ôn luyện.
"Đây là năm đầu tiên tôi tham dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên rất hồi hộp, lo lắng. Công việc ở xã khá nhiều, lại đúng đợt dịch bệnh covid-19 nên tôi không có nhiều thời gian để ôn tập bài vở. Hy vọng những môn thi sau sẽ làm bài thật tốt", ông H'Din chia sẻ.
Học kỳ doanh nghiệp: Cơ hội nào cho khối ngành xã hội Mô hình học kỳ doanh nghiệp (DN) đã và đang mang lại hiệu quả nhất định trong công tác đào tạo thời gian qua. Tuy nhiên, do tính đặc thù của mô hình, sinh viên khối ngành xã hội gặp không ít rào cản. Sinh viên UEF thực tập tại Jolo English với các vị trí trợ giảng Anh ngữ, digital marketing, telesales....