5 điều phụ huynh trẻ lớp 1 cần biết trong năm học 2020-2021
Năm học 2020- 2021 là năm học đầu tiên giáo dục tiểu học thực hiện CTGDPT mới bắt đầu từ lớp 1.
Những thay đổi lớn về CT, SGK là điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần hiểu rõ để có sự phối hợp cùng nhà trường có biện pháp giáo dục hợp lý, hiệu quả.
Ảnh: Đức Trí
Thứ nhất, mục tiêu Chương trình
CTGDPT cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp… nhờ đó giúp HS có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
CT giáo dục tiểu học giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Thứ hai, lộ trình triển khai thực hiện
Năm học 2020-2021 triển khai đối với lớp 1; Năm học 2021-2022 triển khai lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022 -2023 triển khai lớp 3 và lớp 7 và lớp 10; Năm học 2023-2024 triển khai lớp 4 lớp 8 và lớp 11l Năm học 2024-2025 triển khai lóp 5 lớp 9 và lớp 12.
Năm học 2020-2021 triển khai ở lớp 1 là lớp học đầu tiên, nền móng cấp tiểu học là khóa học đầu tiên áp dụng CT, SGK mới, trong đó HS được học theo định hướng phát triển cả phẩm chất và năng lực, nhằm hình thành phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ em, học không chỉ thiên về kiến thức mà còn phát triển hài hòa cả nhân cách, trí tuệ, tâm hồn, thể chất, trong đó việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của trẻ được chú trọng ngay từ lớp 1.
Thứ ba, các môn học lớp 1
Video đang HOT
Lớp 1 CTGDPT 2018 gồm 7 môn học và Hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; Nghệ thuật (Gồm môn Âm nhạc và Mĩ Thuật); Giáo dục thể chất; Hoạt động trải nghiệm.
So với CT tiểu học năm 2000, CTGDPT 2018 đối với cấp tiểu học thì tên các môn học lớp 1 không có gì thay đổi lớn. Nội dung Hoạt động trải nghiệm đối với lớp 1 có 105 tiết học, trong đó 35 tiết chung cho các hoạt động tập thể chào cờ đầu tuần, 35 tiết chung cho nội dung sinh hoạt lớp cuối tuần và 35 tiết còn lại dành tìm hiểu giáo dục địa phương.
Ở lớp 1 CTGDPT 2018 giáo dục thể chất được coi trọng nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, thể lực, trí tuệ. CTGDPT 2018, các môn học đều đóng vai trò như nhau, mỗi môn học có tác dụng riêng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, do vậy cha mẹ cần quan tâm con tới việc học đều tất cả các môn học, trẻ có năng khiếu môn học nào thì tạo điều kiện cho trẻ phát huy thế mạnh về môn học đó.
Giai đoạn trẻ mới vào lớp 1 đối với môn Tiếng Việt, điều mà cha mẹ các em quan tâm là cách đánh vần, hướng dẫn đọc viết của các con, nội dung này các cha mẹ cần phối hợp GVCN để được giúp đỡ và hướng dẫn.
Thứ tư, kế hoạch giáo dục
Chương trình lớp 1 được thiết kế dạy học 2 buổi/ngày, sáng học 4 tiết, chiều học không quá 3 tiết, các bậc PHHS cần nắm vững thời gian để sắp xếp công việc gia đình hợp lý, thuận tiện đưa đón.
Trẻ học cả ngày, các kiến thức hoàn thành tại lớp, do vậy các bậc cha mẹ không phải lo lắng chuyện học thêm, ngoài thời gian học tại trường, thời gian ở nhà dành cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý nhằm phát triển trí tuệ, thể lực, sức khỏe.
Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho HS;
Dạy học 2 buổi/ngày cũng hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thực hiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lí và giáo dục HS của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học…
Thứ năm, đổi mới đánh giá HS tiểu học
Đổi mới Chương trình đồng thời đổi mới đánh giá HS, mỗi HS chỉ kiểm tra điểm số môn Tiếng Việt và Toán giai đoạn học kỳ 1 và cuối năm học, thời gian còn lại suốt 9 tháng HS học tại trường, GV chỉ đánh giá, nhận xét thường xuyên bằng lời kết hợp ghi vào vở khi cần thiết.
Lớp 1 là nền móng của cấp tiểu học. Khi bước vào lớp 1 thì hoạt động học tập là chủ đạo, do vậy các em phải làm quen từng bước nền nếp học tập, quy định của GV như: Tư thế ngồi học, tư thế viết, cách cầm bút… Điều này cần sự quan tâm phối hợp của cha mẹ với GVCN.
Trong quá trình HS học tại trường, GV không chấm điểm tất cả các môn mà dành thời gian nhận xét, đánh giá và giúp đỡ kịp thời. Trong đó sự kết nối giữa PHHS với GVCN là rất quan trọng.
Giai đoạn trẻ mới vào học lớp 1 nhất là học kỳ 1, GV ít khi ghi nhận xét vào vở vì các em chưa biết đọc biết viết, giai đoạn này GV chủ yếu dành thời gian nhận xét bằng lời và quan tâm giúp đỡ các em trực tiếp tại lớp.
Đổi mới cánh đánh giá và không chấm điểm thường xuyên ở lớp, do vậy PHHS không thể hỏi “Hôm nay con được mấy điểm”. Điều cần quan tâm là cách học tập của con, các điều kiện phục vụ học tập, động viên kịp thời các tiến bộ của trẻ dù nhỏ nhất, những băn khoăn của con cần giải thích của cha mẹ và thầy cô.
Để trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào học lớp 1 CTGDPT 2018 thành công, gia đình và nhà thầy cô cần giúp trẻ cảm nhận đi học là hạnh phúc, tự hào về ngôi trường mình học, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Năm học 2020-2021: Khen thưởng phải tạo được động lực, tạo niềm tin cho phụ huynh, xã hội
"Năm học 2020-2021, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là phải thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 1" - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ yêu cầu.
8 nhóm vấn đề cần làm để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục tiểu học
Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục Tiểu học, đánh giá về việc thực hiện các nhiệm vụ năm học của giáo dục tiểu học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặc biệt nhấn mạnh đến 2 hoạt động nổi bật, đó là công tác pháp chế và triển khai đổi mới chương trình sách giáo khoa GDPT.
"Có thể nói, năm học 2019 - 2020 là một năm nổi bật về công tác pháp chế, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đặc biệt là chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT mới. Đây là lần đầu tiên, chưa có tiền lệ, chúng ta ban hành được Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. 4 thông tư, 6 hướng dẫn chuyên môn trực tiếp của giáo dục tiểu học đã được ban hành...", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá.
Về việc thực hiện chương trình SGK hiện hành và đổi mới phương pháp dạy học kiểm tra đánh giá, chuẩn bị cho CT GDPT mới, theo Bộ trưởng, đã đạt nhiều kết quả tích cực. Các khâu từ bồi dưỡng giáo viên; biên soạn, thẩm định, phê duyệt, phát hành SGK cơ bản đã được làm tốt. "Năm học 2020-2021, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là phải thực hiện tốt CT GDPT mới đối với lớp 1", Bộ trưởng đặt ra yêu cầu.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng giáo dục tiểu học, Bộ trưởng đưa 8 nhóm vấn đề cần làm tốt trong thời gian tới, bao gồm: hành lang pháp lý; thực hiện chương trình SGK, đổi mới giáo dục và kiểm tra đánh giá; công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên; chuẩn bị cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học; quản trị nhà trường; trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ và Sở/Phòng GDĐT.
Xác định giáo viên là lực lượng quan trọng quyết định thành công triển khai chương trình mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý các nhà trường, các địa phương cần làm tốt công tác bố trí, sắp xếp giáo viên đảm bảo số lượng, cơ cấu và chất lượng.
Theo đó, căn cứ lộ trình đổi mới và rà soát thực tế đội ngũ, các Sở GDĐT cần xây dựng đề án phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ổn định trong 5 năm để báo cáo, tham mưu UBND tỉnh/thành phố thực hiện. Việc có một đề án dài hơn sẽ giúp địa phương tính toán và giải quyết được căn cơ, khoa học việc thiếu thừa giáo viên, khắc phục tình trạng "ăn đong" như trước đây.
Công tác bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện CT GDPT, cũng như hoạt động bồi dưỡng, nâng chuẩn trình độ đào tạo cho giáo viên tiểu học theo đúng lộ trình và yêu cầu thực hiện Luật Giáo dục năm 2019 phải được chú trọng thực hiện, đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến.
Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục Tiểu học (ảnh: Moet)
Thực hiện bằng được việc khen thưởng học sinh đảm bảo đúng, trúng, thiết thực
Lưu ý đến giáo dục toàn diện về đạo đức, lối sống, trí tuệ và thể chất cho học sinh, Bộ trưởng cho rằng, tiểu học là bậc nền tảng, việc giáo dục ở bậc học này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ tương lai của học trò. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị mỗi giáo viên tiểu học phải là tấm gương về đạo đức, trí tuệ để học sinh noi theo.
Về kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học, Bộ trưởng cho biết, tới đây Bộ GDĐT sẽ ban hành Thông tư mới để phù hợp thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của CT GDPT 2018. Vì vậy, các Sở/phòng GDĐT, các nhà trường tiểu học cần quan tâm đổi mới việc đánh giá, khen thưởng, trong đó tập trung chỉ đạo và thực hiện bằng được việc khen thưởng học sinh đảm bảo đúng, trúng, thiết thực, tránh tình trạng khen tràn lan, khen chưa thực chất dẫn đến hiệu ứng ngược.
"Khen thưởng phải tạo được động lực cho học sinh và giáo viên, tạo niềm tin cho phụ huynh, xã hội. Khi làm tốt việc khen thưởng tạo động lực lớn cho giáo viên, học sinh thì hiệu quả và chất lượng giáo dục cũng từ đó được nâng lên", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trước thực tế khó khăn về cơ sở vật chất, trường lớp ở một số địa phương do số lượng học sinh đông, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: "Tinh thần là dù thế nào cũng phải đảm bảo chỗ học cho học sinh tiểu học, học sinh lớp 1. Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên, không vì thiếu trường lớp mà không tiếp nhận trẻ đúng độ tuổi vào lớp 1".
Bộ trưởng cũng đề xuất địa phương xây dựng đề án dài hơi, ít nhất 5 năm, phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục. Từ đó, đầu tư xây dựng trường lớp, dồn ghép, sáp nhập đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tế dạy học.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phải đảm bảo chỗ học cho học sinh lớp 1 Nhắc đến câu chuyện hàng nghìn trẻ em có nguy cơ không được vào lớp 1 ở TP.HCM gần đây, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhấn mạnh dù thế nào cũng phải đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh. Ông Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị về nhiệm vụ năm học với giáo dục tiểu học -...