5 điều lưu ý về TV LED
TV LED có nhiều dạng khác nhau nhưng về bản chất cũng tương tự như TV LCD truyền thống với đèn nền huỳnh quang lạnh CCFL.
TV LED là thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người mỗi khi tới các siêu thị điện máy. Nhưng nếu nghĩ rằng TV LED cũng giống như màn hình LED khổng lồ tại các sân vận động, hay các bảng quảng cáo lớn nơi công cộng thì hoàn toàn sai lầm. Những màn hình LED khổng lồ mà bạn thấy được tạo ra từ hàng nghìn bóng đèn LED với những màu khác nhau và giúp tái tạo, hiển thị ra hình ảnh cho người xem.
TV LCD luôn cần đến đèn nền để có thể hiển thị.
TV LED thực chất cũng là một dạng TV LCD (màn hình tinh thể lỏng) nhưng hệ thống đèn nền giúp tạo ra ánh sáng để hiển thị hình ảnh là các bóng đèn LED. Để hiển thị, màn hình LCD luôn cần đến đèn nền. Từ những nằm 1970, màn hình LCD đã được thương mại hóa và xuất hiện trong những mẫu đồng hồ kỹ thuật số. Sở dĩ có tên gọi là màn hình tinh thể lỏng bởi các lớp vật liệu lỏng được kẹp giữa mặt kim loại mỏng giống như một chiếc bánh Sandwich.
Thưở ban đầu người ta sử dụng màn hình LCD đen trắng trong nhiều năm, sau đó chuyển sang loại màn hình LCD màu và cấu trúc của loại màn hình này vẫn hoàn toàn tương tự. Để có thể hiển thị hình ảnh cho người xem, tất cả đều cần đến nguồn sáng rọi vào các lớp của màn hình LCD. Sự khác nhau giữa từng loại đèn nền tạo ra các công nghệ màn hình LCD khác nhau.
Sự khác nhau giữa các loại màn hình LCD với đèn nền CCFL và LED.
Đèn huỳnh quang lạnh (CCFL) và LED là hai loại đèn nền phổ biến nhất trên TV LCD. Loại màn hình LCD quen thuộc và truyền thống sử dụng các bóng đèn huỳnh quang được xếp theo lần lượt theo chiều ngang của màn hình. Theo thời gian thì loại TV màn hình LCD này cũng được cải tiến khi có các bóng đèn mỏng hơn, bổ sung thêm các lớp phân cực giúp cho việc hiển thị hình ảnh tốt hơn.
Trong khi đó loại đèn nền LED, khá phổ biến hiện nay, bắt đầu được sử dụng trên TV từ năm 2004 khi Sony trình làng dòng TV Wega. Ý tưởng của dòng sản phẩm này thì tương tự như trên TV LED hiện nay nhưng vẫn có một số khác biệt nhỏ khi sử dụng các loại đèn LED lớn dạng cầu.
Đối với đèn nền LED lại có tới hai dạng khác nhau là LED nền trực tiếp (backlit) và LED viền (Edgelit). Ưu điểm lớn nhất ở đèn nền LED Backlit là cải thiện mức độ tương phản, có tính năng tối mờ từng vùng riêng biệt trên màn hình nhờ vậy cho hình ảnh có màu đen thật và sâu hơn.
Còn với LED viền thì ưu điểm chính là giúp cho TV trở nên mỏng hơn hẳn khi các bóng đèn LED không cần phải đặt ngay phía sau lớp panel màn hình tinh thể lỏng. Một số loại màn hình LED viền cao cấp cũng hỗ trợ khả năng tối mờ từng vùng riêng biệt trên màn hình nhưng so với LED nền Backlit, hiệu quả thấp hơn nhiều.
Video đang HOT
Các dải đèn LED được đặt ở viền trên và dưới của màn hình.
Đối với đèn LED cũng có hai loại khác nhau bao gồm LED trắng và LED màu RGB. LED trắng thì tương tự như đèn nền CCFL khi có nguồn sáng gốc màu xanh nhưng phủ lên bóng đèn một lớp lưu huỳnh giúp tạo ra ánh sáng trắng. Kết quả là TV sẽ thể hiện màu xanh lá cây tốt hơn so với các màu đỏ và xanh da trời.
Ở kía cạnh khác với đèn nền LED màu RGB thì lợi thế là cho khả năng hiển thị gam màu rộng hơn khi sử dụng tới ba bóng đèn LED đỏ, xanh da trời và xa lá cây. Các lập luận cho rằng loại đèn LED này giúp cho việc hiển thị hình tốt hởn với màu sắc trung thực, chính xác hơn. Nhưng thực tế cấu trúc phức tạp hơn khiến cho LED màu kém thông dụng hơn và model cuối cùng còn sử dụng LED RGB là mẫu TV Sharp LC-65XS1M ra đời từ năm 2009.
Sharp LC-65XS1M.
Khác với LED nền Backlit, loại LED thông dụng hơn, LED viền, được cấu tạo với hai linh kiện chính bao gồm một dải đèn LED chạy dọc các cạnh viền màn hình trên và dưới đi kèm một lớp plastic mỏng có kích thước tương đương với màn hình làm nhiệm vụ dẫn sáng. Nhờ sự kết hợp trên thì ánh sáng mới được phân phối đồng đều tới từng vùng trên màn hình và hiển thị ra hình ảnh. Nhưng về bản chất, LED viền lại thiếu một hệ thống kiểm soát đèn nền và điều này khiến cho chất lượng hình ảnh hiển thị khó có thể tốt bằng LED nền Backlit.
Ở thời điểm vài năm trước, TV LED là điều mà nhiều người mơ ước sẽ được sở hữu bởi giá thành của dòng sản phẩm này còn khá đắt đỏ và hiếm các model. Nhưng ở thời điểm hiện tại, ngay cả các nhà sản xuất cũng đang dịch chuyển dần sang LED thay vì LCD truyền thống. Ở thời điểm hiện tại, người dùng sẽ khó có thể kiếm cho mình một mẫu TV LCD có kích thước trên 40 inch nhưng với LED thì hoàn toàn khác, từ loại nhỏ 24, 26, 32 inch cho tới loại phổ biến 40, 46 inch hay cỡ lớn như 60, 65 inch đều có đủ.
Bên cạnh đó mức giá của TV LED cũng đang được thu dần về phía LCD khi sự chênh lệch giữa các model cùng kích thước chỉ còn vài trăm hay một triệu đồng, thay vì mức 4,5 triệu đồng như những năm trước (các model 32 và 40 inch).
Theo VNE
Top 10 TV 3D tốt nhất 2012
9/10 model trong danh sách thuộc về các model sử dụng công nghệ màn hình LED, Panasonic VT50 là đại diện duy nhất sử dụng công nghệ Plasma.
3D hiện tại là một phần không thể thiếu trên những mẫu TV 3D cao cấp. Các nhà sản xuất ngày càng cải tiến để cho chất lượng trình diễn trên TV 3D trở nên tốt và hoàn thiện hơn. Bên cạnh công nghệ 3D chủ động xuất hiện sớm, hiện tại công nghệ 3D thụ động cũng đang ngày càng phổ biến và được lòng người dùng.
Dưới đây là 10 mẫu TV 3D tốt nhất trong năm nay, bao gồm cả chất lượng hình ảnh và thiết kế, theo đánh giá của Cnet Asia (các model được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên):
LG LM9600
LG LM9600.
Chất lượng hình ảnh 3D xuất sắc, màu sắc trung thực với khả năng thể hiện màu đen sâu, âm thanh ấn tượng cùng nền tảng Smart TV tinh tế và thiết kế thanh mảnh là ưu điểm của LG LM9600. Tuy nhiên sản phẩm vẫn còn hạn chế khi có góc nhìn 3D hẹp, độ sáng chưa thực sự tốt cũng như có giá bán quá đắt và chưa tích hợp công nghệ điều khiển bằng giọng nói cho các sản phẩm ở các thị trường bên ngoài Mỹ.
LG LM9600 là model sử dụng công nghệ 3D thụ động đang có mặt ở Việt Nam với giá bán gần 70 triệu đồng cho model 55 inch.
LG LM8600
LG LM8600.
Thể hiện nội 3D tốt, chuyển động mượt mà cùng độ bão hòa màu tự nhiên với màu đen sâu là ưu điểm của LM8600. Bên cạnh đó model này cũng được đánh giá cao về thiết kế và các tính năng thông minh. Việc sử dụng công nghệ 3D thụ động phần nào khiến cho góc nhìn của LM8600 bị hẹp hơn các model chủ động. Ngoài ra sản phẩm cũng có âm thanh không thực sự mạnh mẽ như đàn anh LM8600.
Dù nhận được đánh giá cao nhưng LM8600 là model không được phát hành ở Việt Nam giống như LM9600.
LG EM9600
LG EM9600.
EM9600 là HDTV 55 inch đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ màn hình OLED. LG trang bị cho sản phẩm của mình công nghệ White OLED với việc bổ sung thêm màu trắng cho hệ thống lọc màu gồm 3 màu cơ bản RGB. Điều này theo như giới thiệu là cho phép tái tạo màu sắc với độ bão hòa trung thực hơn so với màn hình OLED RGB truyền thống.
EM9600 dự kiến sẽ có mặt tại Việt Nam vào cuối năm nay.
Panasonic DT50
Panasonic DT50.
Điểm chưa thuyết phục ở mẫu TV LED của Panasonic là khả năng thể hiện màu đen chưa sâu, màu sắc thể hiện chưa chính xác trong khi nền tảng Smart TV còn nhiều hạn chế về ứng dụng. Tuy vậy sản phẩm này lại được đánh giá cao khi cho chất lượng 3D hiển thị ổn định, không bị chồng hình và có hiệu ứng thể hiện rất mượt mà. DT50 cũng được đánh giá cao về hệ thống âm thanh tích hợp cùng với thiết kế mỏng.
Panasonic WT50
Panasonic WT50.
Trong đó WT50 đại diện cho dòng sản phẩm LCD mới của Panasonic WT series với thiết kế trẻ trung và hiện đại. Mặt trước của model được phủ một lớp kính bảo vệ đi kèm với kiểu dáng siêu mỏng trong khi chân đế được thiết kế với kiểu dáng chữ V giống thay cho kiểu chữ nhật truyền thống. Trong khi đó chất lượng hình ảnh của WT50 tỏ ra không thua kém DT50 khi sở hữu công nghệ màn hình và những thông số kỹ thuật tương đương.
Theo vietbao
Ảnh, video thực tế ultrabook Xnote Z350 Sản phẩm này sử dụng màn hình LED 13,3 inch, dùng chip Core i5 hoặc i7 và ổ SSD SATA 3. Xnote Z350 sử dụng vi xử lý Ivy Bridge mới nhất của Intel. LG vừa phát hành thông cáo báo chí cho mẫu ultrabook Xnote Z350 mới nhất. Sản phẩm này được coi là bản nâng cấp của Z330 với thiết kế...