5 điều cần biết về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, không những cướp đi quyền làm mẹ mà còn đe dọa tính mạng của chị em.
Là căn bệnh rất nguy hiểm, tuy nhiên, theo khảo sát thì có khá nhiều chị em hiểu chứa đúng về căn bệnh này. Nó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng tăng lên.
Ung thư cổ tử cung là bệnh di truyền
Theo kết quả từ một cuộc khảo sát của các chuyên gia y tế Châu Á ở một số nước thì có tới 39 % phụ nữ cho rằng ung thư cổ tử cung là bệnh di truyền.
Đây là một cách hiểu hoàn toàn sai vì nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung phần lớn là do vi-rút HPV gây nên. Đây là loại vi-rút lây nhiễm qua đường tình dục là chủ yếu và gây u nhú ở người.
Theo kết quả từ một cuộc khảo sát của các chuyên gia y tế Châu Á ở một số nước thì có tới 39 % phụ nữ cho rằng ung thư cổ tử cung là bệnh di truyền (Ảnh minh họa: Internet)
Sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân tốt sẽ không bị ung thư cổ tử cung?
Một số khác lại cho rằng ung thư cổ tử cung là do quan hệ bừa bãi, vệ sinh cá nhân kém khiến họ bị nhiễm HPV.
Thực tế, không chỉ quan hệ bừa bãi hay mất vệ sinh vùng kín mới khiến bạn bị HPV mà nó còn có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh HPV sẽ lây nhiễm sang bạn một cách dễ dàng.
HPV gây viêm nhiễm đường sinh dục ở nữ giới là rất phổ biến. Do đó, nó có thể gây bệnh ở bất kỳ phụ nữ nào. Chỉ là những phụ nữ có đời sống tình dục bừa bãi và vệ sinh cá nhân kém sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn mà thôi.
Đã nhiễm HPV thì chắc chắn bị ung thư cổ tử cung và HPV nào cũng gây ung thư?
HPV có nhiều chủng, các chủng có thể gây ung thư cổ tử cung cao như HPV chủng 16, 18, 31, 45… có mặt trong hơn 80% các ca ung thư cổ tử cung.
Một số chủng khác ‘lành tính’ hơn sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cho phụ nữ. Khi người bệnh nhiễm vi-rút, sức đề kháng tốt có thể sẽ ‘đánh bật’ được chúng ra ngoài.
Video đang HOT
Số khác sự xuất hiện của HPV lâu năm hình thành nên ung thư cổ tử cung. Nhiều trường hợp do nguyên nhân viêm nhiễm nào đó lâu ngày không được điều trị cũng có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung về sau.
Không chỉ quan hệ bừa bãi hay mất vệ sinh vùng kín mới khiến bạn bị HPV mà nó còn có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau (Ảnh minh họa: Internet)
Chỉ khám phụ khoa định kỳ và tầm soát là đủ?
Khám phụ khoa định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác là điều cần thiết. Nó giúp bạn sớm phát hiện những hiện tượng khác thường hay ung thư cổ tử cung sớm.
Tuy nhiên, bạn không nên hiểu rằng khám phụ khoa định kỳ là có thể ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác.
Nếu muốn phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất bạn cần được tiêm vắc-xin ngừa HPV.
Chủng ngừa ung thư cổ tử cung sớm là không cần thiết?
Nhiều người nghĩ rằng con gái chưa quan hệ tình dục, đang còn nhỏ thì không nên tiêm ngừa HPV.
Tuy nhiên, việc tiêm chủng ngừa HPV ở độ tuổi vị thành niên là là lứa tuổi tốt nhất để giúp cơ thể nhận diện, phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?
- Tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây nhiễm của HPV.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống lành mạnh đủ chất giúp cơ thể có sức đề kháng tốt nhất.
- Khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
- Tiêm phòng vắc-xin HPV.
Theo Soha
Cách gì để tầm soát ung thư cổ tử cung?
Ở các nước đang phát triển căn bệnh này ngày một gia tăng, và đây được xem là 'khu vực thảm họa' về ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa ác tính phổ biến nhất. Chính vì vậy, việc khám tầm soát ung thư đang ngày càng được mở rộng với nhiều gói vật lý khác nhau.
Rất nhiều người đã thắc mắc: Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không? Phải tiến hành tầm soát như thế nào? Những vấn đề cần lưu ý trong việc sàng lọc? Không phải ai cũng có thể hiểu được những vấn đề phức tạp này, thậm chí một số bác sĩ cũng bị cuốn vào những hiểu lầm trong tầm soát ung thư cổ tử cung.
Giáo sư Raise - chuyên gia về ung thư cổ tử cung, thuộc bệnh viện Bắc Kinh liên minh với Medical College sẽ trả lời lần lượt những thắc mắc dưới đây.
Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không?
Những người trong độ tuổi từ 21 trở lên, có tới 79% đã quan hệ tình dục trước hôn nhân. Giới trẻ đang có xu hướng kết hôn sớm, phá thai, có nhiều đối tác tình dục... Đối với phụ nữ đây chính là nguy cơ cao gây nên ung thư cổ tử cung. Theo kết quả điều tra cho thấy, những phụ nữ nhiều đối tác tình dục có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn những người chỉ có 1 đối tác tình dục 2-3 lần. Chính vì vậy, việc tầm soát thường xuyên có thể giúp kiểm tra và diệt trừ mối nguy hiểm này.
Những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
Có rất nhiều phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm: Pap smear, VIA, VILI, và HPV. Trong đó phương pháp xét nghiệm HPV được xem là bước nghiên cứu đột phá và có hiệu quả cao nhất hiện nay. Bác sĩ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung, như họ làm với kiểm tra Pap, và phân tích chúng trong phòng thí nghiệm. Sự phân tích này sẽ nhắm đến các gen, hoặc ADN, có HPV trong tế bào cơ thể. Nó có thể phát hiện ra các loại HPV gây hại cao.
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ độ tuổi từ 21-50. Tần suất tầm soát 3-5 năm một lần là thích hợp. Những người ở độ tuổi 65 trở lên có thể ngưng tầm soát.
Phải làm gì để tầm soát ung thư cổ tử cung?
Nữ giới nên tầm soát ung thư cổ tử thường xuyên, đặc biệt ở ở độ tuổi sinh sản (Ảnh minh họa: internet)
Những phụ nữ ở độ tuổi 21-29 phải khám ung thư cổ tử cung 3 năm một lần mà không cần làm xét nghiệm HPV. Có thể một số người sẽ thắc mắc 'như vậy có chủ quan với các thủ phạm gây ung thư cổ tử cung không?' Thực tế, ở độ tuổi này mặc dù tình trạng nhiễm HPV rất phổ biến nhưng hầu hết là nhiễm thoáng qua bở hệ thống miễn dịch của cơ thể dành thời gian để loại bỏ hoàn toàn vi-rút, không có mối nguy gây nên ung thư.
Tuy nhiên, ở độ tuổi 30 người ta khuyến cáo phụ nữ phải tiến hành khám và xét nghiệm HPV mỗi năm một lần để có thể phát hiện chính xác các đầu mối gây tổn thương cổ tử cung. Dù vậy, ở một số nơi không đủ điều kiện có thể xét nghiệm HPV, sau đó 3 năm một lần kiểm tra cổ tử cung là phù hợp.
Nếu đã tiến hành phẫu thuật có cần tầm soát không?
Ở những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cổ tử cung trước khi phẫu thuật không có vấn đề gì thì không cần phải tiến hành tầm soát. Nhưng nếu trước đó cổ tử cung đã gặp vấn đề thì mặc dù đã phẫu thuật cắt bỏ vẫn phải tầm soát sau đó để tiếp tục sàng lọc. Đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật mà vẫn bảo tồn cổ tử cung thì sau đó vẫn nên tiếp tục sàng lọc.
Một số thói quen lành mạnh sẽ giúp phái đẹp phòng tránh ung thư cổ tử cung (Ảnh minh họa: Internet)
Những lời khuyên để tránh xa ung thư cổ tử cung
1. Không hút thuốc lá, uống rượu.
2. Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày để giữ gìn sức khỏe tình dục.
3. Rửa tay sạch trước khi ăn. Việc giữ gìn vệ sinh tay giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.
4. Sử dụng những đồ lót bằng bông lỏng, thoáng khí có thể ngăn ngừa nấm mốc.
5. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế. Sự xuất hiện của ung thư không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Vì vậy, việc tiến hành kiểm tra thường xuyên có thể giúp phát hiện ra những tổn thương tiền ung thư và ung thư không có triệu chứng, sau đó có thể tiến hành điều trị tích cực.
6. Tích cực tập thể dục mỗi ngày ngày ít nhất 1 giờ.
7. Tuân thủ nguyên tắc làm tròn trong chế độ ăn uống: Giảm thiểu lượng chất béo, cholesterol, muối và rượu, tăng cường protein thực vật, canxi, thực phẩm giàu chất xơ và nước.
Theo Giang Nguyễn/Afamily.vn/Ttvn
Những phụ nữ dễ bị ung thư cổ tử cung nhất Mặc dù chưa có kết luận đầy đủ nhưng theo đánh giá chung, nhóm phụ nữ sau có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn. Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh ác tính được hình thành ở thành tử cung của người phụ nữ. Đây là một bệnh phổ biến chỉ xếp sau ung thư vú trong...