5 điểm đổi mới phương pháp dạy Sử

Theo dõi VGT trên

Theo nhận xét của một số giáo viên, việc dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện rất khó khăn do học sinh không thích. Tình trạng cô đọc, trò chép và kiểm tra bằng cách thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện khiến nhiều em “sợ” bộ môn Lịch sử.

Dạy “chay”, học “chay” gây nặng nề, nhàm chán

Tại hội thảo “Đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông để tạo nên những công dân toàn cầu”, do trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) vừa phối hợp tổ chức ngày 27/10, thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên dạy Lịch sử tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng, kết quả của kì thi năm 2017 cho thấy, thi trắc nghiệm môn Lịch sử chưa phải là một giải pháp tối ưu để đán.h giá hoàn toàn chính xác năng lực của thí sinh.

Do đó, ông Hiếu cho rằng, đổi mới dạy và học môn Lịch sử trong thời kì hội nhập quốc tế là công việc phức tạp. Giáo viên cần có năng lực tư duy, tài năng sư phạm mới đáp ứng được yêu cầu.

Chia sẻ với PV Dân trí, một giáo viên Lịch sử Trường THCS Tô Hoàng (Hà Nội) từng chia sẻ, hiện nhiều học sinh chán học Lịch sử do đặc điểm của bộ môn phải ghi nhớ nhiều sự kiện.

Do vậy, thay vì dạy theo cách truyền thống như trước đây, cô đã phải tìm tòi áp dụng các phương thức dạy học khác hiệu quả hơn. Thay vì đọc chép, cô và một số giáo viên áp dụng phần mềm dạy/học Lịch sử điện tử, dùng hình ảnh thay cho lời nói, giúp học sinh dễ ghi nhớ sự kiện.

5 điểm đổi mới phương pháp dạy Sử - Hình 1

Dùng hình ảnh để dạy Lịch sử qua phần mềm điện tử tại một số trường phổ thông ở Hà Nội khiến học sinh thích thú.

Thầy Nguyễn Thao Thanh, giáo viên Trường THCS Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng, hiện việc dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông hiện còn nặng nề. Tình trạng dạy chay và học chay, giáo viên nặng về hình thức, trong khi đó nội dung truyền đạt vẫn mang tính chất truyền thống đọc chép, gây khó khăn và nhàm chán cho học sinh trong cách tiếp cận và đồng thời phải ghi nhớ quá nhiều kiến thức.

Do vậy từ vài năm nay, thầy và một số giáo viên ở trường đã áp dụng dạy Lịch sử theo một phần mềm điện tử khiến học sinh thích thú hơn, tiết kiệm thời gian soạn bài và giáo án từ khoảng 2- 3 tiếng/bài, xuống còn khoảng 15- 20 phút/bài.

5 điểm đổi mới

Thầy Hiếu chia sẻ, muốn đổi mới, nâng cao chất lượng dạy Lịch sử theo hướng phát triển năng lực của học sinh, điều cốt lõi đầu tiên là phụ thuộc vào năng lực của mỗi thầy cô giáo dạy Sử.

Đồng thời, ông cũng đưa ra 5 điểm nhằm đổi mới phương pháp dạy học Sử.

Video đang HOT

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của môn Lịch sử cho chính giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh. Thực tế nhiều năm qua vẫn nhiều người coi môn Lịch sử là môn phụ, không ít giáo viên còn cảm thấy tự ti mà chưa thực sự thấy được tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Cần nghiên cứu đán.h giá khách quan để tìm hiểu nguyên nhân tại sao học trò không thích học, thi.

Thứ hai, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Lịch sử. Song song với đó là cần tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội tham gia tập huấn về kĩ năng dạy Lịch sử. Giáo viên cần chủ động khơi gợi sự sáng tạo của học sinh cùng gia các phương tiện trực quan, đồ dùng học tập phục vụ cho tiết học. Thầy cô có dạy giỏi thì học sinh mới hào hứng học môn đó chứ không chỉ riêng môn Lịch sử.

5 điểm đổi mới phương pháp dạy Sử - Hình 2

Vận dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử để giúp học sinh đỡ nhàm chán.

Thứ ba, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử. Bởi sách giáo khoa vẫn tồn tại những sai sót khó tránh, trong khi kiến thức lịch sử từ các nguồn khác trên internet được cập nhật hàng ngày. Vì vậy, để dạy Lịch sử theo chủ trương tích hợp các kiến thức liên môn, bản thân các giáo viên cũng cần tận dụng hiệu quả công nghệ thông tin để thu nạp, xử lý thông tin một cách có chọn lọc, kiểm chứng để làm cho bài giảng trở nên sâu sắc, sinh động hứng thú hơn.

Thứ tư, đáp ứng về cơ bản yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học và đời sống giáo viên. Ở nhiều trường học thuộc vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn. Cần từng bước đầu tư các phương tiện dạy học như Internet, máy chiếu, màn hình từ ngân sách nhà nước hay nguồn xã hội hóa giáo dục. Đời sống giáo viên phổ thông nói chung còn nhiều khó khăn, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý.

Thứ năm, cần đổi mới công tác kiểm tra, đán.h giá, thi cử. Thực tế việc thi cử của các kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học những năm gần đây đã có nhiều sự thay đổi về môn Lịch sử. Lịch sử trở thành một môn thi ‘luân phiên’ theo cách giải thích của Bộ GD&ĐT là bắt thăm để trở thành một môn thi tự chọn trong kì thi THPT quốc gia năm 2016; thành môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPT quốc gia năm 2017.

Hạnh Nguyên

Theo Dân trí

Nỗi buồn môn sử

Học lệch, chọn môn thi để xét tuyển tốt nghiệp, môn sử kém hấp dẫn... là những góc nhìn lý giải cho việc điểm thi môn sử rất thấp trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Nỗi buồn môn sử - Hình 1

Học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM) trong giờ học môn sử chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Tựu trung lại vẫn là cách dạy - học môn học này trong trường phổ thông.

Học lệch vì... thị trường lao động

Thầy Trần Trung Hiếu -giáo viên sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, chia sẻ: "Điểm thi dưới trung bình với môn sử quá nhiều là một kết quả đáng buồn nhưng tôi không bất ngờ. Đây là một kết quả phải nói là rất tệ, là vấn đề đáng suy nghĩ. Nguyên nhân chính nhất vẫn xuất phát từ xu hướng học thực dụng.

Học sinh hiện tại thường rất "nhạt" với các môn KHXH, nhưng cũng khó trách học trò vì xu hướng sau khi tốt nghiệp ĐH, các ngành khối KHTN dễ tìm được việc làm, có thu nhập cao hơn.

Từ tư duy đó, khả năng tính toán để chọn thi sử với mục đích gì, nhất là chỉ chọn môn sử để xét tốt nghiệp nên các em chủ quan học và làm bài thi, chỉ cần vượt qua điểm "tử" (1 điểm - PV) nên điểm quá thấp là điều không khó hiểu".

Thầy Lê Văn Phương - Trường THPT chuyên Lê Khiết, tỉnh Quảng Ngãi, cũng cho biết: "Trường tôi toàn khối gần 400 em nhưng chỉ hơn 20 em chọn môn sử để xét tuyển ĐH. Để đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp thì mã đề nào của môn sử cũng vậy, trong 10 câu đầu (mỗi câu 0,25 điểm) sử dụng kiến thức nhận biết bình thường là đã đủ điểm đậu tốt nghiệp.

Các câu về sau khó và để làm được không phải chỉ học thuộc, mà còn tư duy lập luận khái quát, hiểu cả một vấn đề lịch sử, mà kỹ năng này thường các em chuyên sâu chọn làm môn xét tuyển ĐH mới đầu tư học.

Vì thế, không chỉ ở TP.HCM mà bất kỳ tỉnh thành nào có công bố điểm sử, tôi cũng không bất ngờ việc nhiều điểm thấp".

"Nhìn điểm môn sử ở TP.HCM, tôi thấy không bất ngờ và nói lên thực tế môn sử luôn là "món nhạt" của học sinh. Ở Bình Định cũng vậy, những năm chúng tôi đi tuyển sinh rất ít em chọn môn sử để thi ĐH, con số này lại ngày càng giảm như ở khoa chúng tôi.

Chưa kể 2 năm trở lại đây Bộ GD-ĐT không còn cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nên cơ hội để các em muốn sau ra trường sẽ đi dạy môn sử nếu không trúng tuyển sư phạm sẽ không còn nữa.

Khi các em chọn môn sử như là điều kiện để có tấm bằng tốt nghiệp THPT tất sẽ có việc học lớt phớt", PGS.TS Trần Quốc Tuấn - trưởng khoa sử Trường đại học Quy Nhơn, ngao ngán.

Nhà trường cũng cần xem lại

Có ý kiến cho rằng với phương thức thi "2 trong 1", học sinh chỉ tập trung học các môn dùng xét tuyển vào ĐH, các môn khác thi miễn sao đừng điểm liệt là được. Năm học lớp 12, nếu dạy - học nghiêm túc, kiểm tra đán.h giá trung thực, học sinh trung bình hoàn toàn có thể đạt điểm 5.

Thái độ học tập của học sinh là kết quả của nhiều yếu tố, nhưng trong đó sự làm việc của thầy cô là yếu tố cốt lõi. Trước đổi mới, cùng với đổi mới (phương pháp dạy học) là phải rèn thái độ học tập. Để có kết quả đó, phải rèn thái độ làm việc của thầy cô, cách thức quản lý của ban giám hiệu, của tổ (nhóm) chuyên môn.

Quản lý nhà trường chạy theo thành tích (theo tỉ lệ học sinh được xét tuyển vào ĐH - với trường chất lượng, nhẹ nhàng đán.h giá học sinh - với trường chất lượng thấp), có "nhẹ" với các môn học sinh chỉ dùng để xét tốt nghiệp, thầy cô bộ môn biết học sinh học lệch nhưng... chấp nhận để "tạo điều kiện cho học sinh ôn thi ĐH", điểm thi quá thấp như một hệ quả mà tác giả - tại ả hay tại anh?

Vì thế, khi thí sinh có điểm thấp như môn sử, cần làm rõ trong số ấy gồm những học sinh thuộc nhóm nào? Học sinh yếu được nhà trường định hướng chọn bài thi tổ hợp KHXH (1); chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp (2); học lệch (3); học sinh các trường chất lượng thấp, các trung tâm GDTX (4).

Nhìn chung các nhóm này, các môn thi đều có kết quả thấp, không cứ gì môn lịch sử. Tuy nhiên ở các nhóm (1), (2), (3), do định hướng lệch chuẩn, dạy và học theo kiểu "mì ăn liền", nhồi nhét trước mỗi kỳ thi, học sinh mất hết hứng thú, thực trạng đó mà điểm thi cao thì mới lạ!

Đành rằng việc học là để vượt qua kỳ thi, luôn cần sự đầu tư các môn trọng tâm, nhưng điều đó không có nghĩa chỉ học để đi thi, rồi buông bỏ các môn "không trọng tâm".

Cách nghĩ và cách học ấy là do ai? Phải chăng do thầy cô dễ dàng chấp nhận? Quản lý của ban giám hiệu thiếu sâu sát, chạy theo nguyện vọng của học sinh để thu hút học sinh đầu vào?

Cách dạy - học chưa hấp dẫn

Tôi đã có ba năm thử nghiệm kể chuyện lịch sử trên trang Facebook cá nhân và nhận kết quả bất ngờ để rồi tôi kết luận: phương pháp dạy sử có vấn đề.

Cụ thể, giáo trình quá thiên lệch về lịch sử hiện đại. Các tiết lịch sử cũng nặng về số liệu thống kê nên mỗi tiết lịch sử như một cực hình thật sự. Học sinh cần cảm nhận được những tháng ngày quá khứ qua những câu chuyện dễ hiểu, chứ không phải nhồi nhét số liệu.

Tại sao không thử một phương pháp dạy mới hơn là để học sinh tự tư duy? Từ một gợi ý, có thể dẫn đến nhiều hướng tư duy khác nhau, kích thích hứng thú tìm hiểu, từ đó rút ra bài học cho bản thân, thay vì ép học sinh phải học thuộc lòng theo sách giáo khoa để rồi môn học này trở nên khô khan khi lẽ ra nó truyền tải niềm yêu thích.

Một người bạn của tôi có chia sẻ trên trang cá nhân: chúng ta chú trọng quá nhiều vào nhân vật lịch sử mà hoàn toàn bỏ qua bối cảnh văn hóa xã hội, như thể chúng ta không có hứng thú, không quan tâm.

Ví dụ nói về Nguyễn Huệ, chúng ta có thể thuộc lòng xuất thân của ông nhưng có mấy ai biết kinh tế thời Tây Sơn thế nào, dựa chủ yếu vào gì, sản phẩm nào được xuất khẩu chủ yếu, có những khác biệt tư duy thế nào với người triều đại trước và sau này...?

Cho nên tôi thấy buồn khi một đất nước có chiều dài lịch sử như VN, có tiềm năng trở thành một cường quốc văn hóa, nhưng chúng ta lại không chịu thay đổi cách dạy và học sử.

Theo tuoitre.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rầm rộ vụ nhân viên livestream nó.i xấ.u Xoài Non nhưng quên tắt mic, phải xin lỗi trước cả nghìn người
20:12:36 03/10/2024
Thông tin chính thức việc Phương Lan - Phan Đạt đã l.y hô.n sau loạt drama đấu tố 3 sao Vbiz
22:15:04 03/10/2024
Vụ giáo viên cử chỉ thân mật với na.m sin.h: Cô giáo bị đình chỉ, Sở GD&DT nói gì?
21:56:25 03/10/2024
Gia Bảo lên tiếng về tin đồn bị Minh Dự 'chơi xấu'
22:38:44 03/10/2024
Diddy gạ Ronaldo tham gia "tiệc trắng" lúc 21 tuổ.i, cái kết nay mới bị phơi bày
21:30:42 03/10/2024
Vụ cụ bà 82 tuổ.i kiện con gái ruột đòi lại nhà: Mệt mỏi kéo dài
22:02:15 03/10/2024
Một nữ NSƯT "lừa" đàn em đi hát, giờ đàn em trở thành NSND nổi tiếng, quyền lực
22:19:58 03/10/2024
Clip: Jennie "xịt keo" cứng ngắc khi bị nữ diễn viên đình đám bình phẩm 1 câu kém duyên, phân biệt chủng tộc ở Fashion Week?
22:10:32 03/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Độc đạo' hé lộ nhiều nhân vật mới, khán giả gửi kiến nghị lên VTV

Hậu trường phim

06:03:47 04/10/2024
Độc đạo - bộ phim đang thu hút sự quan tâm rất lớn vừa hé lộ sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật mới. Cùng với đó, rất nhiều khán giả đề nghị VTV chiếu Độc đạo cả tuần.

BB Trần và những màn biến hóa như tắc kè hoa tại Anh trai vượt ngàn chông gai

Tv show

06:03:21 04/10/2024
Trong Anh trai vượt ngàn chông gai, BB Trần khiến nhiều khán giả bất ngờ khi liên tục biến hóa hình ảnh như tắc kè hoa trên sân khấu.

Cách làm lẩu gà lá é thơm ngon, hấp dẫn để cả nhà nhâm nhi khi mùa thu mát mẻ đang về

Ẩm thực

05:59:42 04/10/2024
Đây là món ăn lý tưởng cho những buổi quây quần cùng gia đình, vừa thưởng thức vị ngon, vừa tận hưởng không khí ấm cúng, thân thương giữa những ngày trời sang thu đầy mát mẻ, dễ chịu.

Độc đáo suối Đá Đĩa làng Vân

Du lịch

05:56:54 04/10/2024
Cùng với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở tỉnh Gia Lai như núi lửa Chư Đang Ya, hồ Tơ Nưng, hàng thông trăm năm tuổ.i...; gần đây, suối Đá Đĩa làng Vân thuộc thị trấn Ia Ly

Xôn xao tiề.n đạo "Thánh ế" Văn Toàn cầu hôn cô gái xinh đẹp

Netizen

05:27:03 04/10/2024
Hình ảnh tiề.n đạo Nguyễn Văn Toàn của CLB Thép Xanh Nam Định qu.ỳ gố.i cầu hôn một cô gái xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội tối ngày 2/10.

Bùng nổ sắc xanh đầy sức sống cho mùa thu thêm thời thượng

Thời trang

05:26:41 04/10/2024
Khi biết cách phối hợp linh hoạt cùng phụ kiện và các gam màu khác, phái đẹp có thể tự tin tỏa sáng với những bộ trang phục sắc xanh thời thượng mà vẫn giữ được nét thanh lịch, tinh tế cho mùa thu này.

Cán bộ địa chính giúp sức cho em gái chiếm đoạt 32 tỷ đồng của anh ruột

Pháp luật

05:14:30 04/10/2024
Ngày 3/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Trần Thanh Hùng

Mặt mộc của Lâm Tâm Như ở tuổ.i U50

Sao châu á

23:43:40 03/10/2024
Qua bức hình được chia sẻ có thể thấy, dù để mặt mộc nhưng nhan sắc ở tuổ.i U50 của Lâm Tâm Như vẫn rất hoàn hảo, gần như không tì vết.

Giọng hát của siêu sao hết thời "chìm nghỉm" giữa 100 nghìn người?

Nhạc quốc tế

23:33:52 03/10/2024
Sân khấu của Katy Perry mãn nhãn với những cỗ xe khổng lồ, mô hình lớn và dàn vũ công hùng hậu tạo nên đại cảnh choáng ngợp.

NSND Hồng Vân đẹp mặn mà, BB Trần viên mãn bên bạn trai 11 năm

Sao việt

23:08:19 03/10/2024
NSND Hồng Vân đẹp mặn mà trong trang phục áo dài truyền thống. Diễn viên BB Trần hạnh phúc bên bạn trai yêu 11 năm.

Chàng IT ở TPHCM biến những gốc tre thô kệch thành tuyệt tác nghệ thuật

Sáng tạo

22:54:08 03/10/2024
Phổ biến khoảng 3 năm trở lại đây, tre bonsai không hào nhoáng, lộng lẫy như những loại bonsai phổ biến khác, nhưng lại thu hút người chơi không chỉ sự mộc mạc, giản dị mà ẩn chứa nét đẹp tinh tế, sâu lắng.