5 ‘đại gia’ công nghệ mất gần 270 tỷ USD trong ‘ngày đen tối’ của chứng khoán Mỹ
Ngoại lệ duy nhất là Zoom, tăng 0,5%.
Microsoft hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi bị “bốc hơi” hơn 80 tỷ USD. Ảnh: Pnterest
Trước những tin đồn về làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, phiên giao dịch chiều ngày 11/6 đóng cửa trong sắc đỏ và năm công ty công nghệ lớn nhất đã phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề.
Video đang HOT
Tổng cộng, hơn 269 tỷ USD giá trị vốn hóa đã “bốc hơi”, trong đó, Microsoft mất tới hơn 80 tỷ USD, giá cổ phiếu giảm hơn 5%. Cổ phiếu của Facebook cũng giảm hơn 5%, trong khi Apple giảm 4,8%. Alphabet – công ty mẹ của Google – giảm 4,29% và Amazon may mắn hơn cả khi chỉ giảm 3,8%.
Zoom có lẽ là ngoại lệ duy nhất khi tăng khoảng 0,5%. Cổ phiếu của công ty chuyên lĩnh vực họp video trực tuyến đã có cú đột phá đáng kể, tăng tới 226% kể từ đầu năm, do đại dịch Covid-19 buộc hàng trăm triệu người trên toàn thế giới phải làm việc từ xa.
Trong khi đó, IBM giảm tới 9,1% và Cisco giảm 7,91% – không cổ phiếu công nghệ nào thoát nạn.
Sự gia tăng đáng kể các ca lây nhiễm Covid-19 mới được cho là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này. Chỉ số Dow Jones giảm 6,9%, S&P 500 giảm 5,9%. Đây chính là ngày tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Mỹ kể từ 16/3 với mức giảm 11% giữa đại dịch.
Mối lo ngại về làn sóng virus thứ hai không phải không có cơ sở, khi các tiểu bang đang tiếp tục mở cửa trở lại.
Theo dữ liệu từ Đại học John Hopkins, số ca nhiễm virus Corona ở Mỹ đã vượt qua con số 2 triệu.
'Công thần' đưa Google trở thành gã khổng lồ công nghệ chính thức rời công ty sau 19 năm cống hiến
Trong vài năm trở lại đây, Eric Schmidt giữ vai trò như một nhà cố vấn công nghệ tại Alphabet, công ty mẹ của Google.
Eric Schmidt, người góp công lớn trong việc đưa Google từ một startup tại Thung lũng Silicon Valley trở thành một ông lớn công nghệ toàn cầu, không còn là cố vấn cho Google và công ty mẹ Alphabet, theo nguồn tin độc quyền của CNET. Cụ thể, Eric Schmidt, người từng là CEO Google, đã rời vị trí cố vấn kĩ thuật cho công ty từ hồi tháng 2. Như vậy, Eric Schmidt đã rời Apple sau 19 năm cống hiến. Ông từng được nhận vào Google trong vai trò một "cố vấn trưởng thành" cho những người sáng lập trẻ tuổi của công ty là Larry Page và Sergey Brin.
Eric Schmidt rời Google ba năm sau khi ông nhường lại ghế chủ tịch và không còn tham gia hoạt động điều hành vận hành công ty.
Sự ra đi của Eric Schmidt đánh dấu sự thay đổi lớn tiếp theo trong đội ngũ nhân sự cấp cao của Google trong thời gian ngắn trở lại đây. Cuối năm ngoái, Page và Brin, hai người đồng sáng lập Google vào năm 1998, cũng nhường lại quyền lãnh đạo cho Sundar Pichai. Dacid Drummond, người đứng đầu mảng pháp lí của Google trong suốt 14 năm qua, cũng đã nghỉ hưu vào hồi tháng 1. Khi đội ngũ lãnh đạo cũ lần lượt rời đi, giới công nghệ hoài nghi về khả năng Google cũng như Alphabet vẫn duy trì được thứ văn hoá tự do nổi tiếng cho hơn 120.000 nhân sự trên toàn cầu của mình.
Trong trường hợp bạn chưa biết, Eric Schmidt năm nay đã 65 tuổi. Ông gia nhập Google sau khi là CEO của công ty phần mềm Novell. Eric Schmidt được giới thiệu cho Page và Brin thông qua hai nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng thời điểm đó là John Doerr của Kleiner Perkins và Mike Moritz của Sequoia Capital. Dưới thời Eric Schmidt, Google phát triển mạnh mẽ ra bên ngoài mảng kinh doanh cốt lõi là công nghệ tìm kiếm, trong đó bao gồm mảng di động và video trực tuyến. Eric Schmidt đưa công ty lên sàn chứng khoán vào năm 2004.
Eric Schmidt và Larry Page (giữa) khi Google thực hiện IPO vào năm 2004. (Ảnh: Getty)
Eric Schmidt sau đó ngồi ghế CEO công ty thêm một thập niên trước khi chuyển sang vị trí chủ tịch. Năm 2015, Google thực hiện tái cấu trúc và thành lập công ty mẹ Alphabet. Eric Schmidt cũng ngồi ghế chủ tịch công ty này song đến năm 2017, ông chuyển sang một vị trí mới là cố vấn kĩ thuật, một vị trí mà Google chưa từng mô tả cụ thể.
Đại gia công nghệ Trung Quốc vung mưa tiền sau dịch Covid-19 Nhiều đại gia công nghệ tại Trung Quốc sẵn sàng đổ những khoản tiền lớn đầu tư vào các mảng kinh doanh quan trọng sau đại dịch Covid-19. Sau khi kiềm chế được dịch Covid-19, Trung Quốc đã cho phép mở cửa trở lại các ngành sản xuất, dịch vụ. Nhiều đại gia công nghệ tại Trung Quốc cũng bắt đầu hoạt động...