5 cách nấu nước mát giải nhiệt cực tốt, cực thơm ngon cho mùa nắng nóng
Nước mát là loại thức uống vô cùng dễ làm lại có khả năng thanh lọc cơ thể, mát gan, thải độc.
Không những vậy, loại nước này còn cực kì phù hợp để thưởng thức trong những ngày nắng nóng, oi bức. Hôm nay, hãy cùng vào bếp thực hiện 5 món nước mát thanh nhiệt xóa tan sự oi ả của mùa hè nhé!
1. Sâm bí đao
Nguyên liệu làm Sâm bí đao
Bí đao 1.5 kg
Lá dứa 1 bó
Đường phèn 100 gr
Thục địa 5 gr
Trái la hán 1 quả
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Sâm bí đao
1
Sơ chế nguyên liệu
Bí đao bạn rửa sạch, bạn có thể giữ nguyên hoặc gọt bỏ vỏ rồi cắt khúc. Lá dứa rửa sạch, cột lại thành bó. La hán quả bạn rửa sạch, tách ra làm 6 – 8 miếng nhỏ.
2
Nấu nguyên liệu
Cho 3 lít nước vào nồi, tiếp tục cho bí đao, la hán quả và thục địa vào, nấu đến khi sôi.
3
Cho bí vào
Khi bí đã sôi thì bạn cho lá dứa và 100 gr đường phèn vào. Đậy nắp, để lửa riu riu cho đến khi bí chín nhừ.
4
Thành phẩm
Khi bí đã chín thì tắt bếp, bạn vớt bỏ hết xác trong nồi. Lọc lại lần nữa bằng rây, rồi cho vào bình và để lạnh, dùng trong khoảng 2 ngày.
Sâm bí đao thanh mát giải nhiệt cực ngon hấp dẫn đấy nhé!
2. Nha đam đường phèn
Nguyên liệu làm Nha đam đường phèn
Nha đam 500 gr
Đường phèn 200 gr
Lá dứa 1 bó
Dầu chuối 1 muỗng cà phê
Muối 1 muỗng cà phê
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Nha đam đường phèn
1
Sơ chế nha đam
Bạn đem nha đam gọt bỏ hết phần vỏ xanh và lấy phần thịt trắng của nha đam. Rửa qua với nước muối pha loãng cho bớt nhớt.
2
Nấu nước nha đam
Bắc lên bếp 1 nồi nước, nấu sôi thêm 200gr đường phèn vào khuấy nhẹ giúp đường nhanh tan, cho bó lá dứa vào nấu chung.
Khi lá dứa chuyển màu sậm hơn, vớt ra và thêm vào 1 muỗng cà phê dầu chuối. Cho hết phần nha đam đã sơ chế trước đó vào trộn đều và tắt bếp.
Video đang HOT
3
Thành phẩm
Nha đam nấu chung với lá dứa mang hương vị thơm mát, thanh ngọt từ đường phèn. Bạn có thể thêm đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh trước khi thưởng thức, giúp ly nha đam trở nên ngon hơn rất nhiều nhé!
Khi nấu xong, bạn có thể cho vào chai nhỏ và bỏ vào tủ lạnh để dùng dần.
3. Lê nha đam táo đỏ
Nguyên liệu làm Lê nha đam táo đỏ
Lê lớn 1 trái
Nha đam 150 gr
Táo đỏ 100 gr (táo tàu)
Đường phèn 200 gr
Nước lọc 500 ml
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Lê nha đam táo đỏ
1
Sơ chế nguyên liệu
Nha đam bạn gọt sạch vỏ rồi cắt hạt lưu. Dùng 1 tô nước có thêm một ít muối, cho hết nha đam vào rửa cho thật sạch, ngâm trong 10 phút và rửa lại với nước sạch vài lần giúp sạch nhớt hiệu quả.
Lê không cần gọt vỏ, bạn chỉ cần rửa sạch và cắt nhỏ là được.
2
Nấu nước lê nha đam táo đỏ
Bắc nồi lên bếp rồi cho 500ml nước cùng táo đỏ và lê vào nấu cùng với lửa lớn.
Khi nước sôi trở lại cho hết nha đam vào, thêm đường phèn tuỳ khẩu vị và dùng vá khuấy nhẹ nhàng cho đường tan đều và tắt bếp.
3
Thành phẩm
Lấy nước cho ra ly và thưởng thức hương vị thanh mát, ngon ngọt từ lê, giòn giòn từ nha đam và hương vị đặc trưng táo đỏ ngay nào. Thêm một ít đá vào nữa thì rất là tuyệt vời đấy!
4. Nước sâm
Nguyên liệu làm Nước sâm
Mía lau 300 gr
Ngò rí 500 gr
Râu bắp 50 gr
Cây thuốc dòi 30 gr
Mã đề 20 gr
Cây lẻ bạn 2 lá
Rễ tranh 5 nhánh
Lá dứa 3 lá
Đường phèn 250 gr
Cách chế biến Nước sâm
1
Sơ chế các nguyên liệu
Đầu tiên, bạn mang các nguyên liệu gồm ngò rí, rễ tranh, râu bắp, cây thuốc dòi, cây lẻ bạn, mã đề, lá dứa rửa sạch với nước rồi để ráo. Tiếp theo, bạn cắt các loại lá cây thành từng đoạn có độ dài khoảng 2 – 3 lóng tay.
Với mía lau bạn cũng rửa sạch, chia thành 6 khúc rồi đập dập hoặc chẻ mỏng.
2
Nấu nước sâm
Bạn đặt nồi lên bếp, xếp vài lát mía dưới đáy nồi. Sau đó cho tất cả các loại cây lá mát vào nồi.
Tiếp theo, bạn cho khoảng 3 lít nước vào rồi đun sôi với lửa vừa trong 20 phút. Trong lúc nấu bạn dùng vá ép chặt các nguyên liệu để lấy được hết phần tinh chất bên trong.
Sau khi đun được 20 phút bạn rây lọc bỏ phần xác của các nguyên liệu rồi cho thêm 250gr đường phèn vào. Chỉ cần khuấy đều rồi để nguội là chúng ta đã hoàn thành rồi.
3
Thành phẩm
Nước sâm có màu nâu nhạt đặc trưng, thoang thoảng mùi hương của lá dứa, râu bắp. Khi uống bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt thanh, thơm mát từ tinh chất các loại lá hòa cùng đường phèn vô cùng hấp dẫn.
Vào những ngày nắng nóng, chỉ cần thưởng thức một ly nước sâm là sẽ đánh bay ngay bao mệt mỏi, khó chịu. Điện máy XANH đảm bảo đây là thức uống đáng để thử đấy!
5. Nước mộc nhĩ đen táo đỏ
Nguyên liệu làm Nước mộc nhĩ đen táo đỏ
Mộc nhĩ đen 20 gr (nấm mèo) Táo đỏ 50 gr
Long nhãn 50 gr (nhãn nhục)
Kỷ tử 15 gr
Đường thốt nốt 250 gr
Nước lọc 2.5 lít
Cách chọn mua mộc nhĩ đen (nấm mèo) ngon
Để mua mộc nhĩ đen ngon, bạn nên ưu tiên chọn cánh nấm có tai to, dày và phần gốc ít nấm con.Màu sắc của mộc nhĩ đen ngon là màu hổ phách sậm, mặt nấm phía trên hơi bóng và mặt nấm ở phía dưới có màu cà phê sữa.Hạn chế chọn nấm mèo nhìn trông quá đen, vì loại này có thể bị nhũn nát khi ngâm nước và ít giòn hơn.
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, nồi, tô, chén, dao,…
Cách chế biến Nước mộc nhĩ đen táo đỏ
1
Sơ chế và ngâm nguyên liệu
Mộc nhĩ mua về ngâm nước 30 phút cho nở mềm, sau đó cắt bỏ cuống rồi rửa sạch để ráo.
Táo đỏ ngâm nước cho mềm 15 phút. rồi vớt ra cắt khoanh tròn, bỏ hạt. Kỷ tử bạn rửa với nước sạch rồi vớt lên.
2
Xay mộc nhĩ
Mộc nhĩ sau khi rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, cho thêm vào 500ml nước lọc và xay cho thật nhuyễn.
Bạn xay mộc nhĩ xong rồi đổ vào nồi to, cho thêm 2 lít nước lọc vào nồi và khuấy cho tan phần nấm vừa xay.
3
Nấu nước mộc nhĩ táo đỏ
Cho táo đỏ vào và đun nước mộc nhĩ trên lửa lớn. Khi thấy nước bắt đầu sôi thì cho kỷ tử, long nhãn, đường thốt nốt vào và đun tiếp trong 20 phút với lửa vừa
Sau 20 phút thì bạn cho vào 200 – 250gr đường thốt nốt tùy theo khẩu vị của gia đình cho độ ngọt vừa phải, khuấy đều rồi tắt bếp.
4
Thành phẩm
Nước mộc nhĩ táo đỏ uống nóng cũng được. Nhưng ngon nhất là bỏ vào ngăn mát tủ lạnh cho mát uống rất ngon. Nước mộc nhĩ uống tốt cho sức khỏe, tốt cho tim mạch, giàu sắt và canxi, thải độc phổi…
Nước mộc nhĩ thanh mát, kết hợp với các nguyên liệu dễ tìm nhưng bổ dưỡng, vị ngọt thanh từ đường thốt nốt chắc chắn sẽ là một món giải khát khoái khẩu trong những ngày nóng bức.
Cách làm sườn dê hầm thuốc bắc ngải cứu bổ dưỡng, thơm ngon cực hấp dẫn
Sườn dê được biến tấu thành rất nhiều món canh thơm ngon, bổ dưỡng. Một trong số đó phải kể đến món sườn dê hầm thuốc bắc ngải cứu - một bài thuốc quý, cực kỳ hấp dẫn được nhiều người tin dùng. Cùng vào bếp làm ngay món sườn dê hầm độc đáo này nhé!
Nguyên liệu làm Sườn dê hầm thuốc bắc ngải cứu
Sườn dê 1 kg
Thuốc bắc 1 gói
Táo đỏ 20 gr
Long nhãn 15 gr
Thục địa 15 gr
Quế/ hồi/ thảo quả 10 gr
Nước 2 lít
Rượu trắng 100 ml
Rau ngải cứu 1 bó
Gừng 1 củ
Bột gừng 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (Bột nêm/đường/muối)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua sườn dê tươi ngon
Khi chọn sườn dê, bạn nên chọn những khúc có màu đỏ hồng, nhỏ và dẹt, lớp da mỏng màu nâu nhạt.Đối với sườn tươi ngon, khi nhấn nhẹ sẽ thấy có sự đàn hồi, thịt mềm mịn, có mùi nồng đặc trưng của thịt dê.Chọn sườn dê để nấu canh thì bạn nên chọn phần vừa có nạc vừa có mỡ để tạo độ thơm và béo hơn.Không nên mua những khúc sườn có mùi hôi lạ, phần thịt bị tím tái và sờ vào cảm thấy hơi nhớt vì đây có thể là sườn để lâu, không còn tươi ngon.
Cách chọn mua long nhãn chất lượng
Những hạt long nhãn có màu vàng nhạt, sáng đều màu, tròn trịa, đều múi, khi sờ vào thấy ráo tay, không dính vào nhau là long nhãn chất lượng.Không nên chọn những hạt long nhãn sẫm màu, màu đỏ sẫm, bị cháy, bị đỏ ở đầu múi vì rất hại cho sức khỏe.Nếu sờ vào cảm thấy rất mềm, ẩm bám dính vào nhau, không thành hình thì không nên mua vì đó có thể là long nhãn kém chất lượng.Để mua được long nhãn chất lượng, bạn nên chọn mua ở những địa chỉ có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giúp tránh mua nhầm loại kém chất lượng.
Cách chế biến Sườn dê hầm thuốc bắc ngải cứu
1
Sơ chế sườn dê
Đầu tiên, bạn chặt sườn dê thành miếng to khoảng 5cm rồi cho vào thau cùng với 2 muỗng canh bột gừng, 100ml rượu trắng, bóp đều và ướp khoảng 15 phút. Sau đó, bạn rửa sạch sườn dê lại dưới vòi nước cho sạch.
Tiếp đến, bạn đun 1 nồi nước sôi cùng với gừng tươi đập dập rồi cho sườn dê vào trụng 5 phút cho hết mùi hôi. Sau khi trụng xong thì vớt sườn ra rửa sạch với nước, rồi để ráo.
2
Sơ chế nguyên liệu khác
Thuốc bắc, táo đỏ, long nhãn, thục địa, quế, hồi, thảo quả sau khi mua về, bạn đem đi rửa sạch sơ với nước. Còn rau ngải cứu thì nhặt lấy đọt, lá non rồi rửa sạch, để ráo
Kế đến, bạn gọt sạch vỏ 5gr gừng rồi thái sợi.
3
Hầm sườn dê thuốc bắc
Đầu tiên, bạn bắc nồi lên bếp, đợi nồi nóng thì cho hết thuốc bắc, quế hồi, thục địa, long nhãn vào rang đều. Đến khi các nguyên liệu trên thơm thì đổ 2 lít nước và thịt dê đã sơ chế vào vào đun sôi khoảng 20 phút. Nếu bạn thấy nước dùng có bọt nổi lên thì vớt bỏ bọt.
Tiếp đến, bạn cho 2 muỗng canh bột nêm, 2 muỗng canh đường và 1 muỗng canh muối vào nồi sườn dê đang hầm.
Sau khi hầm với lửa vừa được khoảng 60 phút, thịt sườn đã mềm, nước sắc lại còn khoảng 1/2 thì hạ lửa nhỏ nấu khoảng 10 - 15 phút rồi tắt bếp.
4
Hoàn thành
Sườn dê sau khi hầm mềm thì nêm nếm lại vừa khẩu vị từng gia đình rồi cho rau ngải cứu vào trụng sơ.
Cuối cùng, bạn múc sườn dê hầm thuốc bắc cùng ngải cứu ra tô, cho vài sợi gừng lên trên rồi thưởng thức ngay khi còn nóng. Có thể ăn kèm bún tươi hoặc cơm để món ăn thêm hấp dẫn hơn nhé!
5
Thành phẩm
Phần thịt sườn dê mềm ngon kết hợp với mùi thơm của thuốc bắc, vị bùi bùi của táo đỏ cùng vị ngọt thanh của long nhãn chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn thích mê.
Sườn dê hầm thuốc bắc không những mang lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất bổ dưỡng cho cơ thể. Chúc cho mọi người thành công với món sườn dê hầm thuốc bắc nhé!
3 loại nước ép này chính là kẻ thù của nếp nhăn, uống hàng ngày thì trẻ đẹp từ trong ra ngoài! Chị em muốn trẻ đẹp thì đừng bỏ qua nước ép lựu nha. 3 loại nước ép lựu mà chúng tôi gợi ý cho chị em trong bài viết này vừa ngon vừa rẻ, vừa dễ làm và có cực nhiều lợi ích tới sức khỏe. Mỗi ngày chọn 1 loại, uống thay bữa sáng hoặc bữa tối là yên tâm sở hữu...