5 bước cần chú ý khi cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học

Theo dõi VGT trên

(GDVN) – Căn cứ vào dự báo nguồn nhân lực trung hạn và dài hạn để xác định cơ cấu hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng về quy mô, ngành nghề đào tạo,…

LTS: Nếu như ở bài viết trước, Tiến sỹ Dương Xuân Thành, thành viên Ban Nghiên cứu và Phát triển Chính sách, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nêu ra “5 mục đích cần chú ý khi cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học” thì trong bài viết này, ông chỉ ra 5 bước cần chú ý và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành công việc quan trọng cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.

Cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học cần được xem là ưu tiên trong chiến lược đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam mà hai bậc học quan trọng nhất là Tiểu học và Đại học.

Trong khi giáo dục tiểu học tập trung vào việc hình thành nhân cách công dân tương lai gồm các tiêu chí như sức khỏe, đạo đức, làm việc tập thể… thì giáo dục đại học nhằm mục đích cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng khả năng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của cải vật chất, tăng cường hàm lượng chất xám trong sản phẩm công nghệ tiến tới xóa bỏ cơ chế làm thuê, gia công sản phẩm cho nước ngoài…

Bài viết này tập trung ý kiến vào cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học.

Cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học không nên hiểu đơn giản là việc chia, tách, sáp nhập, giải thể các cơ sở giáo dục đại học yếu kém. Đây là mắt xích quan trọng bắt buộc phải tiến hành trong tiến trình “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo tinh thần nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng ban hành ngày 4/11/2013.

5 bước cần chú ý khi cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học - Hình 1

Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc gia do Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cùng Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người kiến nghị (Ảnh: tuoitre.vn)

Mặc dù tồn tại khá nhiều Luật và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Giáo dục song có thể nói cho đến nay Bộ GD&ĐT chưa có công cụ pháp lý đủ mạnh để thực thi đổi mới – trong đó có việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học – ngoài Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 64).

Theo các quy định tại điều 11, 13 Quyết định 64, trong các trường hợp cần sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học, điều kiện bắt buộc là chính các cơ sở này phải tự nguyện đề đạt nguyện vọng qua việc gửi tờ trình về Bộ GD&ĐT.

Tờ trình đó phải có ý kiến của cơ quan chủ quản (nếu là trường trường công lập) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường (đối với trường tư thục), trừ trường hợp các cơ sở giáo dục đại học vi phạm các điểm a, b, c khoản 1 điều 13.

Nói công cụ pháp lý chưa đủ mạnh bởi Bộ GD&ĐT chỉ đóng vai trò trung gian, là nơi tiếp nhận hồ sơ báo cáo Thủ tướng quyết định.

Rõ ràng dù muốn “cơ cấu” thế nào đi chăng nữa thì Bộ GD&ĐT vẫn phải phụ thuộc vào hai phía: nguyện vọng của cơ sở giáo dục đại học và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Có lẽ chính vì thế nên Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng đã phải trả lời báo chí: “Bộ GD&ĐT không thể can thiệp vào việc cho các trường ngoài công lập giải thể, sáp nhập vào các trường khác”. [1]

Được biết Luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, theo đó “Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân đối với: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước hoặc vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước”.

Video đang HOT

Cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học không chỉ là “vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước”, mà còn ảnh hưởng đến hàng chục triệu phụ huynh, sinh viên, cán bộ, giáo viên và các tầng lớp xã hội khác nên cần được minh bạch để nhân dân giám sát.

Để có thể cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học, một số bước nên được chú ý là:

1. Tổng điều tra nguồn lực giáo dục đại học theo các nội dung:

a. Cơ sở vật chất.

Về cơ sở vật chất, cần có số liệu chính xác không chỉ về quỹ đất, diện tích sàn xây dựng mà còn về phòng thí nghiệm, thư viện, các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất, hạ tầng Công nghệ thông tin, nguồn vốn huy động (với trường tư thục)…

b. Nguồn lực con người

Riêng nguồn lực con người, để tránh tình trạng báo cáo không trung thực, danh sách cán bộ, giảng viên cần quy định “mã nhận diện” (giống như quy định mã trường trong tuyển sinh Đại học – Cao đẳng).

Mỗi giảng viên chỉ có một mã duy nhất và không trùng lặp, “mã nhận diện” sẽ được coi là “trường khóa” trong các cơ sở dữ liệu.

Làm được việc này khi cần có thể sử dụng các công cụ Công nghệ thông tin để biết một giảng viên “cơ hữu” tại bao nhiêu trường.

Nguồn lực con người không chỉ bó hẹp trong phạm vi giảng viên đang làm việc mà còn cả các giảng viên đã nghỉ hưu làm việc dưới hình thức thỉnh giảng.

c. Mạng lưới phân bố các cơ sở giáo dục đại học (theo dân cư, địa phương, cơ quan chủ quản)

Đối với các trường tư thục, cần có thêm dữ liệu về các nhà đầu tư (trình độ, nguồn vốn…).

Số liệu điều tra cần thống nhất lưu trữ trong một Cơ sở dữ liệu (Data base) và được công khai để các nhà nghiên cứu, phản biện có thể dễ dàng truy cập.

2. Thành lập cơ quan chỉ đạo chung

Chính phủ nên thành lập ủy ban liên ngành chỉ đạo việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học, có thể gồm các bộ chủ quản (trường công lập), các địa phương quản lý (trường tư thục), đại diện Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam và một số tổ chức xã hội chuyên ngành khác.

Nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban là phối hợp hoạt động của các đơn vị quản lý các cơ sở giáo dục đại học, thống nhất quan điểm cơ cấu, tránh tình trạng đơn vị nào cũng muốn giành ưu tiên cho mình.

Việc quan trọng không kém là rà soát lại Luật, các văn bản dưới luật liên quan đến Giáo dục, cần thiết thì kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất của luật pháp trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Không nên để tình trạng một luật ban hành khi chỉ được hơn 50% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành như Luật Giáo dục nghề nghiệp.

3. Điều kiện tiên quyết

Việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học chỉ nên tiến hành sau khi Chính phủ có dự báo “Chiến lược phát triển khoa học – kỹ thuật, kinh tế – xã hội” trung hạn (ví dụ đến 2030) và dài hạn (đến 2050 hoặc xa hơn).

Chỉ khi có dự báo chiến lược này thì mới xác định được nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao mà đất nước cần, từ đó hoạch định cơ cấu hệ thống giáo dục phù hợp.

4. Điều kiện cần

Căn cứ vào dự báo nguồn nhân lực trung hạn và dài hạn để xác định cơ cấu hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng về quy mô (số lượng sinh viên), ngành nghề đào tạo, ưu tiên định hướng phân luồng ứng dụng – thực hành (đại học) và đào tạo nghề trình độ cao (cao đẳng – đại học).

5. Điều kiện đủ

Trước khi tiến hành cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT (hoặc Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục) nên ban hành quy chế làm việc của các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục và quy định bắt buộc các trường phải có “Chứng chỉ kiểm định”, thời gian giữa các lần kiểm định có thể là 05 năm.

Chứng chỉ kiểm định được dùng để phân loại cơ sở giáo dục đại học, từ đó xác định những cơ sở thuộc diện phải chia, tách, sáp nhập, giải thể.

Cần có cơ chế cho phép các Trung tâm kiểm định chất lượng có thể chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm định mà không phải chờ cơ sở mới.

6. Một số đề xuất trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học

a. Ưu tiên khối trường đào tạo các ngành phục vụ mục đích sản xuất của cải vật chất (cơ khí, xây dựng, giao thông, nông nghiệp…), các trường khối sức khỏe (y, dược, thiết bị y tế…), giảm bớt các trường, ngành đào tạo hiện đã dư thừa cử nhân (sư phạm, kinh tế, kế toán,…).

Giảm dần tiến tới xóa bỏ hình thức đào tạo tại chức, kể cả trường khối lý luận chính trị (hiện đang áp dụng hình thức này). Quản lý nghiêm túc chất lượng học viên các hình thức đào tạo liên thông, từ xa, đào tạo mở,…

b. Bộ GD&ĐT nên là cơ quan chủ quản duy nhất khối trường sư phạm, kể cả các trường sư phạm kỹ thuật, các trường sư phạm do địa phương quản lý.

c. Về liên kết đào tạo

Theo một quan chức Bộ GD&ĐT, để cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học, Bộ đã yêu cầu các trường có uy tín, thương hiệu, chất lượng tốt phải có trách nhiệm liên kết hỗ trợ đào tạo các trường thành viên.

Vị quan chức này cho biết: “Đại học Sư phạm Hà Nội đã thừa nhận trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam là một cơ sở của mình nên đã có nhiều hoạt động hỗ trợ về giảng viên, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp để làm cơ sở cho việc cấp văn bằng, tuyển sinh”.

Về điều này, cần chú ý đến khả năng có thể sẽ bị lạm dụng, thừa nhận trường cao đẳng là thành viên của trường đại học có thể bị biến tướng, vi phạm quyết định 32/2015/TT-BGDĐT bởi khi đó trường đại học lại vẫn đào tạo trình độ cao đẳng.

Đây có thể là biện pháp cho thuê thương hiệu nhằm mục đích “dịch chuyển sinh viên” khi số lượng sinh viên của đại học vượt quá quy mô 15.000 người.

d. Cổ phần hóa các trường công lập không thuộc khối nghiên cứu (hàn lâm), biện pháp này có thể tiến hành ngay. Nhà nước chỉ nên tập trung nguồn lực vào các trường định hướng nghiên cứu (các đại học quốc gia, trọng điểm), các trường khối sư phạm và khối sức khỏe.

e. Việc chia, tách, giải thể các trường.

Đối với các trường đào tạo nguồn nhân lực định hướng thực hành – ứng dụng, nên có chính sách khuyến khích di dời về các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa nhằm thu hút thí sinh người địa phương, giảm thiểu sự tập trung vào các thành phố lớn.

Không chờ đợi việc các trường, đặc biệt là trường tư thục tự đề xuất nguyện vọng chia, tách, giải thể. Bộ nên chủ động kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục có tình trạng mâu thuẫn giữa các cổ đông về chất lượng đào tạo, quy mô sinh viên, tư cách đội ngũ lãnh đạo… đề xuất Thủ tướng hướng giải quyết.

Được biết cho đến nay có trường Đại học tư thục bốn năm liền không đại hội cổ đông, những người nắm cổ phần chi phối đã cấm không cho số cổ đông còn lại vào trường nhưng chính quyền cấp tỉnh và Bộ vẫn không có biện pháp giải quyết mặc dù đơn thư tố cáo đã gửi đến những cấp rất cao.

f. Mô hình đào tạo kiểu “Kim tự tháp”

Kiên quyết thực hiện mô hình đào tạo kiểu Kim tự tháp, theo đó bất kể học sinh nào tốt nghiệp kỳ thi quốc gia bậc THPT hoặc tương đương đều có thể theo học đại học. Quản lý quá trình đào tạo sao cho những người yếu kém phải bị loại bỏ, tỷ lệ tốt nghiệp ra trường có thể khống chế ở mức 50-70%.

7. Lộ trình thực hiện

Bộ GD&ĐT nên dự kiến lộ trình thực hiện, hạn cuối cùng để cơ cấu xong hệ thống có thể là năm 2020. Từ nay đến đó tạm dừng không thành lập, nâng cấp các trường mới.

Các ý kiến nêu trên chỉ là suy nghĩ cá nhân và còn nhiều điều chưa đề cập đến, hy vọng đây những gợi ý để cơ quan chức năng tham khảo.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Đoạn văn 85 chữ miêu tả ông nội của học sinh tiểu học khiến cả cõi mạng cười bò, "nạn nhân" đọc xong ho nguyên 1 bản giao hưởngĐoạn văn 85 chữ miêu tả ông nội của học sinh tiểu học khiến cả cõi mạng cười bò, "nạn nhân" đọc xong ho nguyên 1 bản giao hưởng
19:19:17 08/02/2025
'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?
18:04:31 08/02/2025
Tài xế xe ôm bị thương nặng sau tai nạn giao thông liên hoàn tại Cầu Giấy, Hà NộiTài xế xe ôm bị thương nặng sau tai nạn giao thông liên hoàn tại Cầu Giấy, Hà Nội
22:18:02 08/02/2025
Đạo diễn 'vượt mặt' cả Trấn Thành và Thu Trang là ai?Đạo diễn 'vượt mặt' cả Trấn Thành và Thu Trang là ai?
23:08:46 08/02/2025
Lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái: Giới hạn hơn 100 khách, 1 chi tiết lạ chưa từng cóLễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái: Giới hạn hơn 100 khách, 1 chi tiết lạ chưa từng có
23:14:25 08/02/2025
Tết đầu làm dâu, mẹ chồng giục tôi về ngoại từ rất sớm, chưa kịp mừng thì chiếc laptop để quên đã vạch trần bí mật của nhà chồngTết đầu làm dâu, mẹ chồng giục tôi về ngoại từ rất sớm, chưa kịp mừng thì chiếc laptop để quên đã vạch trần bí mật của nhà chồng
20:40:59 08/02/2025
Gia đình sẽ chôn cất Từ Hy Viên theo hình thức thụ tángGia đình sẽ chôn cất Từ Hy Viên theo hình thức thụ táng
23:02:41 08/02/2025
Thiều Bảo Trâm đăng đàn ẩn ý, 1 chi tiết dự sắp bùng drama giữa lúc tình cũ nghi hẹn hò Hoa hậu?Thiều Bảo Trâm đăng đàn ẩn ý, 1 chi tiết dự sắp bùng drama giữa lúc tình cũ nghi hẹn hò Hoa hậu?
23:50:02 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành hứa hẹn chấn động về phim Tết 2026, để HIEUTHUHAI yêu 1 cái tên khiến ai cũng sốc

Trấn Thành hứa hẹn chấn động về phim Tết 2026, để HIEUTHUHAI yêu 1 cái tên khiến ai cũng sốc

Hậu trường phim

23:39:31 08/02/2025
Cụ thể trong một buổi cinetour mới đây, Trấn Thành đã bất ngờ chia sẻ về dự định làm phim Tết 2026. Anh khẳng định chỉ cần Bộ Tứ Báo Thủ thắng Mai thì phim Tết sang năm sẽ mời HIEUTHUHAI.
Buổi livestream All-star thử giọng bất ổn nhất Vbiz: Sơn Tùng lạc cả giọng, HIEUTHUHAI đang rap thì líu lưỡi

Buổi livestream All-star thử giọng bất ổn nhất Vbiz: Sơn Tùng lạc cả giọng, HIEUTHUHAI đang rap thì líu lưỡi

Nhạc việt

23:19:37 08/02/2025
Mới đây, Khánh bất ngờ nhận được yêu cầu tham gia của hàng loạt ngôi sao hàng đầu Vbiz, biến buổi livestream này thành bữa tiệc thử giọng All-star hoành tráng bậc nhất Việt Nam.
Nữ chính từng ba lần bị bạn trai lừa tiền, từ chối hẹn hò giám đốc U.40

Nữ chính từng ba lần bị bạn trai lừa tiền, từ chối hẹn hò giám đốc U.40

Tv show

23:05:28 08/02/2025
Cô chủ nhà hàng xinh đẹp từng đổ vỡ hôn nhân, đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc mới. Dù nam giám đốc chân thành ngỏ lời, mong được nên duyên nhưng cô vẫn từ chối hẹn hò.
Những lần mặc gợi cảm gây tranh luận của con gái Quyền Linh

Những lần mặc gợi cảm gây tranh luận của con gái Quyền Linh

Phong cách sao

22:58:44 08/02/2025
Gây ấn tượng với hình ảnh ngọt ngào, nữ tính song Lọ Lem - con gái lớn của MC Quyền Linh thỉnh thoảng vẫn làm mới mình với những thiết kế gợi cảm, tôn đường cong.
Tiến Linh được đổi lại huy chương 'nhà vô địch' ASEAN Cup sau nhầm lẫn

Tiến Linh được đổi lại huy chương 'nhà vô địch' ASEAN Cup sau nhầm lẫn

Sao thể thao

22:58:04 08/02/2025
Sau khi bị trao nhầm huy chương á quân , tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đã được ban tổ chức giải gửi lại huy chương của đội vô địch.
Kaity Nguyễn: "Không yêu là mình đang mất đi một món ngon rồi"

Kaity Nguyễn: "Không yêu là mình đang mất đi một món ngon rồi"

Sao việt

22:54:59 08/02/2025
Trên kênh tiktok D Sao vừa đăng tải đoạn clip chia sẻ của Kaity Nguyễn về chuyện tình cảm riêng tư. Nữ diễn viên thừa nhận đang yêu.
Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn

Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn

Thế giới

22:16:08 08/02/2025
Mặc dù mục đích chính của các cuộc tấn công này chưa rõ ràng, là để kiểm soát lãnh thổ hay củng cố các vị trí phòng thủ, nhưng nhà phân tích Angelica Evans của ISW cho rằng tiến triển này của Ukraine rất đáng chú ý.
Taylor Swift cho bạn thân Blake Lively "ra rìa" giữa scandal ồn ào thế giới?

Taylor Swift cho bạn thân Blake Lively "ra rìa" giữa scandal ồn ào thế giới?

Sao âu mỹ

21:41:11 08/02/2025
Trước đó, đôi bạn thân dính lấy nhau như hình với bóng ở nhiều sự kiện. Taylor Swift còn là mẹ đỡ đầu cho các con của Blake Lively.
Cặp vợ chồng nhận nuôi một chú mèo, 8 năm sau, phim chụp X-quang tiết lộ sự thật sốc

Cặp vợ chồng nhận nuôi một chú mèo, 8 năm sau, phim chụp X-quang tiết lộ sự thật sốc

Netizen

21:13:24 08/02/2025
Một cặp vợ chồng ở Denver (Colorado, Mỹ) đã vô cùng đau lòng khi phát hiện ra quá khứ của chú mèo cưng Hari sau 8 năm chung sống. Tưởng rằng những biểu hiện của Hari chỉ là dấu hiệu của tuổi già, họ đã sững sờ trước kết quả chụp X-quang...
Theo phong thủy: Đêm giao thừa đủ 5 trái trong nhà, gia chủ không bao giờ sợ nghèo khó

Theo phong thủy: Đêm giao thừa đủ 5 trái trong nhà, gia chủ không bao giờ sợ nghèo khó

Trắc nghiệm

21:12:07 08/02/2025
Bày trái cây cũng không thể chọn bừa mà phải chọn quả may mắn mới cầu bình an, tài lộc được.Vào đêm giao thừa, người ta thường thực hiện nhiều phong tục truyền thống như ăn cơm tất niên
Vợ chồng tôi bị đuổi khỏi nhà ngoại vì đứa cháu ngây ngô khoe một chuyện nhỏ xíu từ hôm mùng 1 Tết

Vợ chồng tôi bị đuổi khỏi nhà ngoại vì đứa cháu ngây ngô khoe một chuyện nhỏ xíu từ hôm mùng 1 Tết

Góc tâm tình

20:50:22 08/02/2025
Bữa cơm vui vẻ đã biến thành màn hạch tội khiến vợ chồng tôi không dám ở lại nhà ngoại nữa. Có chị em nào hết Tết rồi vẫn phải chạy sô cỗ bàn như tôi không.