5 “bí mật” của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm
Giá như biết những điều này sớm hơn, chắc chắn tôi đã không phải loay hoay với việc tìm mua một chiếc tủ lạnh ưng ý.
Tôi thực sự cảm thấy tiếc nuối với lựa chọn mua tủ lạnh hiện tại của nhà mình. Ở thời điểm đó, tôi đã không tìm hiểu một cách cặn kẽ về các tính năng sử dụng mà tập trung duy nhất vào giá thành – càng rẻ càng tốt. Vậy nên, sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh nhà tôi nhanh chóng xuống cấp.
Nếu được chọn lại, ít nhất tôi sẽ chọn tủ lạnh có 3 trong 5 tính năng dưới đây.
1. Chức năng cấp đông nhanh
Hay còn gọi là tủ lạnh đạt tiêu chuẩn 4 sao đông lạnh. Có thể bạn ít nghe đến nhưng đây lại là một thông số cực kỳ quan trọng quyết định khả năng làm lạnh của tủ:
- 1 sao: Nhiệt độ thấp nhất đạt -6C.
- 2 sao: Nhiệt độ thấp nhất đạt -18C.
- 3 sao: Nhiệt độ thấp nhất đạt -24C.
- 4 sao: Nhiệt độ thấp nhất đạt -24C kèm theo chức năng cấp đông nhanh.
Nhà tôi chỉ dùng tủ lạnh 3 sao nên không có chức năng cấp đông nhanh. Và đây chính là điều khiến tôi tiếc nuối nhất!
Tại sao cấp đông nhanh quan trọng? Câu trả lời là thực phẩm khi bị đông ở mức nhiệt -1C đến -5C sẽ hình thành các tinh thể băng bên trong. Những tinh thể này làm vỡ màng tế bào, khiến thực phẩm mất đi độ tươi ngon và ảnh hưởng đến hương vị.
Với chức năng cấp đông nhanh, thực phẩm sẽ được làm lạnh nhanh chóng, hạ xuống dưới -5C trước khi kịp hình thành tinh thể băng, từ đó giữ nguyên hương vị ban đầu.
Đặc biệt, với những món ăn đã nấu chín như bánh bao, há cảo hay thịt kho, chức năng này là “chân ái”. Tủ nhà tôi không có chức năng này nên đồ ăn đông lạnh sau khi rã đông không bao giờ ngon như lúc mới nấu.
Video đang HOT
2. Ngăn đông mềm (ngăn biến nhiệt)
Tủ lạnh nhà tôi dung tích khoảng 300L, không hẳn là nhỏ nhưng chỉ có ngăn mát và ngăn đông, hoàn toàn không có ngăn đông mềm (biến nhiệt).
Để phân biệt rõ ràng, bạn có thể hiểu:
- Ngăn mát: Nhiệt độ từ 1C ~ 8C.
- Ngăn đông: Nhiệt độ từ -4C ~ -24C.
- Ngăn đông mềm: Nhiệt độ ở mức giữa, khoảng 0C, có thể điều chỉnh linh hoạt. Thực phẩm để trong ngăn đông mềm không bị đông cứng hay tan chảy mà ở trạng thái “đông nhẹ”.
So với ngăn mát, thực phẩm trong ngăn đông mềm được bảo quản lâu hơn. Còn so với ngăn đông, thực phẩm trong ngăn đông mềm không cần rã đông khi sử dụng.
Tôi thường có thói quen mua thịt buổi sáng để chế biến vào buổi tối. Nếu để trong ngăn đông, thịt sẽ biến thành “cục băng” khó rã đông. Còn nếu để ở ngăn mát, bề mặt thịt sau một ngày dễ bị đen, trông không còn tươi. Nhưng nếu có ngăn đông mềm, mọi thứ sẽ vừa đủ hoàn hảo, đúng với nhu cầu sử dụng.
3. Ngăn đông mềm đa năng (biến nhiệt rộng)
Thông thường, ngăn đông mềm chỉ cho phép điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng từ 5C đến -5C. Nhưng nếu tủ lạnh có chức năng biến nhiệt rộng, mọi thứ sẽ còn tiện lợi hơn: Nhiệt độ có thể điều chỉnh linh hoạt từ 8C đến -18C. Ngăn đông mềm lúc này có thể đóng vai trò là ngăn mát, ngăn đông mềm hoặc thậm chí là ngăn đông khi cần thiết.
Với chức năng này, ngăn đông mềm không chỉ giữ thực phẩm ở trạng thái “đông nhẹ” mà còn có thể linh hoạt chuyển đổi thành ngăn mát hoặc ngăn đông trong những trường hợp không gian bảo quản bị quá tải.
Ví dụ, dịp cuối năm như bây giờ, nhà tôi dự trữ thực phẩm nhiều hơn bình thường, đặc biệt là các loại thịt. Vì thịt cần phải để trong ngăn đông, mà ngăn đông nhà tôi lại có hạn nên luôn bị thiếu chỗ. Nếu có ngăn biến nhiệt rộng, tôi có thể điều chỉnh ngăn đông mềm sang chế độ ngăn đông, vẫn chứa hết được đồ ăn mà không bị chật tủ.
4. Chức năng làm lạnh sâu
Thông thường, kể cả tủ lạnh có ngăn đông đạt chuẩn 4 sao, nhiệt độ thấp nhất cũng chỉ ở mức -24C. Nhưng với chức năng làm lạnh sâu, nhiệt độ có thể hạ xuống đến -40C, mang lại sự khác biệt đáng kể.
-24C và -40C khác nhau như thế nào? Cả hai đều làm thực phẩm đông cứng, nhưng thực phẩm đông ở -40C sẽ có chất lượng bảo quản tốt hơn hẳn:
- Thịt đông ở -24C: Sau một tháng, thịt bắt đầu xuất hiện mùi tanh và mất đi độ tươi.
- Thịt đông ở -40C: Dù để đến 6 tháng, thịt vẫn giữ được hương vị tươi ngon như lúc đầu.
Tủ lạnh có chức năng làm lạnh sâu cũng có tính ứng dụng cao hơn. Mùa hè, khi tự làm đá tại nhà, bạn có bao giờ để ý rằng đá mình làm thường tan nhanh hơn đá của quán nước không? Điều này là do đá tự làm thường chỉ ở khoảng -24C, trong khi đá ở quán sử dụng làm lạnh sâu, đạt đến -40C. Đá lạnh sâu sẽ cứng và bền hơn, lâu tan hơn khi cho vào nước.
Với chức năng làm lạnh sâu, bạn không chỉ bảo quản thực phẩm lâu dài mà còn tận hưởng những viên đá “siêu bền” ngay tại nhà.
5. Chức năng khử khuẩn ở ngăn đông
Điểm sáng duy nhất trên tủ lạnh nhà tôi hiện tại là chức năng khử khuẩn ngăn mát. Không chỉ giúp không gian sạch sẽ hơn, chức năng này còn mang lại hai lợi ích lớn là kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm và ngăn mùi hôi khó chịu.
Công nghệ khử khuẩn trong tủ lạnh hiện nay có nhiều loại, như ion bạc, ozone (hiếm hơn), quang xúc tác hoặc tia UV. Dù áp dụng phương pháp nào, hiệu quả khử khuẩn đều đáng tin cậy.
Tiếc là tủ nhà tôi chỉ có chức năng khử khuẩn ở ngăn mát, còn ngăn đông thì không. Điều này có nghĩa là thực phẩm trong ngăn đông chỉ dựa vào nhiệt độ thấp để bảo quản nên thời gian bảo quản ngắn hơn và không ngăn được mùi khó chịu.
Mùa hè vừa rồi, tôi có thử để một quả sầu riêng trong ngăn đông. Kết quả? Mùi sầu riêng “ngự trị” suốt hơn một tháng trời, thật sự khiến tôi đau đầu. Nếu có thêm chức năng khử khuẩn ngăn đông, tôi tin rằng sẽ tiện hơn nhiều.
Bảo quản giò chả bằng ngăn mát tủ lạnh chưa đủ: Thêm 1 bước này, để bao lâu ngon như mới, không mốc hỏng
Dưới đây là những mẹo bảo quản giò hiệu quả.
Bảo quản trong tủ lạnh
Để bảo quản giò lụa, bạn nên sử dụng túi zip hoặc màng bọc thực phẩm để bọc kín giò lại. Nếu chưa sử dụng ngay, hãy giữ nguyên bao bì và đặt vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 5 - 8 độ C.
Với phương pháp này, giò lụa đã cắt có thể sử dụng trong vòng 1 - 3 ngày, còn giò lụa nguyên bao bì có thể giữ được trong ngăn mát khoảng 6 ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản từ nhà sản xuất in trên bao bì.
Nếu cần sử dụng ngay, bạn có thể rã đông giò lụa nhanh chóng bằng cách bọc trong túi nilon và ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ. Lưu ý không để nước ngấm vào giò để giữ nguyên hương vị và chất lượng.
Mẹo bảo quản giò hiệu quả
Gia hạn thời gian bảo quản
Để bảo quản giò chả lâu hơn, bạn có thể luộc lại. Riêng với giò tai và giò xào, bạn cần cho giò vào nồi với một ít nước, đun sôi lại, để nguội rồi ép chặt vào khuôn. Sau khi giò cứng chắc, bạn có thể tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh.
Theo nguyên tắc, giò chả sẽ giữ được 4-6 ngày khi để trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu mua quá nhiều, bạn có thể bảo quản giò trong ngăn đá khoảng 10 ngày. Khi cần sử dụng, lấy giò từ ngăn đông ra và để ở nhiệt độ phòng khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước 8 giờ.
Để ngăn ngừa vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống làm hỏng giò lụa, hãy đặt giò lụa trong ngăn riêng và tránh xa các thực phẩm tươi sống có mùi mạnh. Không nên để giò lụa gần cửa tủ lạnh vì nhiệt độ ở đây không ổn định, dễ làm giò hỏng.
Bảo quản khi không có tủ lạnh
Trong trường hợp không có tủ lạnh và thời tiết mát mẻ, bạn có thể để giò lụa ở nơi khô ráo, thoáng mát, và không bọc quá kín. Nếu trời nóng, bạn nên dùng thùng nước đá, bọc kỹ giò lụa và cho vào thùng đá để bảo quản.
Ngoài ra, bạn có thể đặt giò lụa vào nồi hoặc thau inox, đậy kín và đặt trong chậu nước lạnh. Độ mát của nước sẽ giúp duy trì hương vị và bảo quản giò trong khoảng 2 - 3 ngày nếu giò chưa bị cắt dở.
Tuy nhiên, bảo quản giò lụa mà không có tủ lạnh thì thời gian bảo quản sẽ không lâu. Giò lụa sau khi hấp chín, rửa sạch lớp vỏ bên ngoài và ép hết nước trong vỏ lá ra rồi treo nơi khô thoáng có thể dùng trong 3 - 5 ngày. Nếu giò đã cắt ra, tốt nhất nên sử dụng trong ngày.
Lưu ý
Các gia đình chỉ nên mua giò lụa với số lượng vừa đủ ăn để tránh lãng phí và ôi thiu. Không nên tiếc của khi giò đã có dấu hiệu lạ như có mùi, nhớt, hoặc nấm mốc. Ăn giò chả bị ôi, thiu hoặc mốc có thể gây hại cho sức khỏe, do đó hãy loại bỏ ngay nếu có dấu hiệu này.
Nấu cơm mùa hè nhớ thêm vài hạt gia vị này: Cơm dẻo thơm, để cả ngày không bị thiu Cơm nấu vào mùa hè nắng nóng thường dễ bị thiu, chảy nước, vậy chúng ta nên khắc phục bằng cách nào? Ngày hè, khi có cơm thừa mà chúng ta quên bảo quản tủ lạnh là dễ bị thiu, chảy nước ngay. Vậy làm cách nào để cơm lâu thiu, không lãng phí? Bí quyết đơn giản chính là bạn thêm vào...