5 bí kíp chụp ảnh đồ ăn đẹp, ngon, sang chảnh để không bị chê là “nhớp nhúa” như ảnh của vị đầu bếp đang gây drama sóng gió
Mặc dù đồ ăn chỉ nằm yên một chỗ, nhưng không phải ai cũng có năng khiếu chụp đẹp long lanh như sách dạy nấu ăn cao cấp! Muốn chụp đồ ăn đẹp cũng phải bỏ túi vài bí kíp.
Mới đây, cộng đồng mạng được phen ầm ĩ xoay quanh scandal đồ ăn giữa 2 đầu bếp nổi tiếng là Võ Quốc và Christine Hà. Cả 2 đều là những “phù thủy ẩm thực” tài năng, nổi tiếng, sở hữu nhiều fan hâm mộ, song lần này tên của nhị vị đầu bếp lại được xướng lên đằng sau câu chuyện không mấy hay ho khi Võ Quốc chê bai đồ ăn ở nhà hàng của Christine Hà một cách gay gắt.
Tạm gác những tình tiết gay cấn chưa có hồi kết của “cuộc chiến xoong nồi” giữa Võ Quốc – Christine Hà, dân tình lại quan tâm đến một vấn đề khác đóng vai trò quan trọng trong scandal này, đó là việc các món ăn mà đầu bếp họ Võ chê bai được chụp lại trông quá thảm họa (!) Điều này đã khiến người xem đều bị ảnh hưởng theo lời nhận xét “nhớp nhúa” của vị đầu bếp khó tính.
Qua những bức ảnh như dưới đây, ai cũng vô tình dùng cảm nhận thị giác để đánh giá chất lượng các món ăn đắt đỏ tại nhà hàng của Christine Hà, dù chưa từng thấy tận mắt cũng đều nghĩ đồ ăn không đẹp, không ngon và có phần trình bày khá… bôi bác.
Đây cũng là tình cảnh đáng buồn mà nhiều chị em đam mê “sống ảo” hay gặp phải, khi đồ ăn không hề tệ về cả thẩm mỹ lẫn hương vị nhưng chụp xong lên hình lại… quá xấu. Cùng một đĩa mì spaghetti đơn giản, tại sao food blogger chụp thì đẹp, mà mình bắt chước chụp y xì vẫn xấu?
Ví dụ cụ thể ở đây là những món ăn mà Chef Võ Quốc chụp lại, trông thật thảm họa so với những bức hình được chụp bởi các vị khách khác.
Tô phở trộn bên phải được chụp 1 nửa thôi nhưng trông vẫn sắc nét, hấp dẫn hơn hẳn tô phở bên phải.
Thay đổi một chút góc chụp thôi, có ai nhận ra 2 bức ảnh ngon mắt bên trên lại cùng một món cơm với bức ảnh bên dưới?
Lý do cho sự khác biệt này là gì? Các nàng thử tham khảo vài bí kíp đáng yêu dưới đây xem sao, kể cả không có máy ảnh chuyên nghiệp hay trình độ photoshop “gà mờ”, chỉ cần biết vài chiêu hữu dụng thì món bình dân cũng biến thành sang chảnh, có khi lại được khen giống food blogger!
1. Góc chụp phải phù hợp với món ăn
Muốn có ảnh đồ ăn đẹp, yếu tố đầu tiên là phải chọn góc chụp ổn, làm nổi bật món ăn. Cùng một đĩa mỳ, nhưng chụp từ bên trái, bên phải, hoặc từ trên xuống đều cho kết quả khác nhau. Nếu muốn có ảnh đẹp, hãy chịu khó kiên nhẫn một chút để tìm được góc ưng ý, bố cục hợp lý và có chủ thể rõ ràng, khiến người xem nhìn vào cảm thấy bị thu hút.
Đừng chụp cốc cafe nhưng lấy nét vào cái bàn, cũng đừng chụp đĩa salad nhưng bị mất góc với vật dụng nào đó to đùng xấu xí cạnh bên khiến nội dung ảnh bị phân tán, ảnh cũng sẽ xấu đi rất nhiều.
(FB Ngọc Anh)
Video đang HOT
@sueannekang, FB Ngọc Anh
@ttranguyenn
2. Ánh sáng
Bạn không muốn khoe với mọi người một bức ảnh tối om chứ? Hoặc một bức ảnh nắng chiếu quá đà khiến món ăn trông đau cả mắt? Đôi khi nửa tối nửa sáng cũng là nghệ thuật, và ánh sáng sẽ giúp màu sắc món ăn trở nên bắt mắt hơn. Một món ăn bình dân cũng có thể được nâng level “đẳng cấp” nếu được đặt ở chỗ có ánh sáng phù hợp, ngược lại món ăn sang chảnh đến mấy cũng thành tầm thường nếu người chụp không biết căn chỉnh ánh sáng.
Ánh sáng là chất xúc tác tuyệt vời để tạo cảm hứng cho món ăn khi được ngắm nhìn. Không ai đòi hỏi bạn phải có đôi mắt và kỹ thuật lấy ánh sáng chụp như một photographer chuyên nghiệp, nhưng bạn là người đầu tiên tự ngắm ảnh mình chụp mà, chẳng ai ưng một tấm hình xấu òm nhìn đã muốn đổ thức ăn đi, phải không?
(FB Ngọc Anh)
@sueannekang
@ttranguyenn
3. Nghệ thuật sắp xếp
Với nhiều người thì yếu tố này có vẻ cầu kỳ, tốn thời gian và chẳng cần thiết. Nếu quá đói thì chụp đại một bức lưu làm kỉ niệm vẫn nhanh hơn là ngồi căn chỉnh từng món ăn. Tuy nhiên, thành công của hầu hết các food blogger chính là nhờ việc sắp xếp đồ ăn một cách khéo léo, dù chỉ xê dịch vài milimet cũng tạo nên sự khác biệt trong bức ảnh của họ.
@jolino
@sueannekang, FB Ngọc Anh
@ttranguyenn
4. Các ứng dụng chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh
Đây chính là mấu chốt quan trọng nhất, bước cuối cùng để “ra lò” một tấm hình đồ ăn siêu phẩm. Với camera của điện thoại thông thường, kể cả iPhone đời mới nhất vẫn có thể chụp ảnh lên màu không như ý muốn, không giống với màu sắc rực rỡ bên ngoài của đồ ăn.
Chọn 1 bức chụp đĩa salad đủ màu, chạm và lướt vài lần để chọn một hiệu ứng màu phù hợp, thêm một chút tương phản… đảm bảo người khác sẽ phát thèm với thứ ngon lành bạn khoe trên MXH. “Sống ảo” một chút với đồ ăn chẳng có gì là sai cả, đó cũng là một niềm hạnh phúc mà!
(FB Ngọc Anh)
@jolino, FB Ngọc Anh
@sueannekang
5. Người chụp có tâm!
Không nhòe, không tối om, không bị lóa, không bị dính đầu người, cái khăn, hoặc bất kỳ vật cản nào trong khung hình… Đó chỉ là một vài tiêu chuẩn dành cho “người chụp có tâm”!
Hãy là một người thật tâm huyết với thức ăn trước mặt mình, đam mê vẻ đẹp của chúng, tìm mọi cách để tôn vinh sự hấp dẫn “nhìn phát muốn chén ngay”, kích thích sự thèm muốn của những người ngắm ảnh.
@sueannekang
@ttranguyenn
@ttranguyenn
Chúc chị em thành công với sự nghiệp chụp đồ ăn của mình, như thành tích selfie trên Facebook vậy!
Theo nhipsongviet
Xem clip giới thiệu các loại rong phổ biến ở Nhật của Quỳnh Trần JP, dân tình lại được mở mang tầm mắt với rong biển màu đỏ cực lạ
Trong clip mới lên sóng, Quỳnh Trần JP đã giới thiệu đến người xem các loại rong biển ở Nhật Bản, trong đó có một loại màu đỏ khá lạ mắt có tên Aka-Tsaka.
Cho đến thời điểm hiện tại, Quỳnh Trần JP vẫn đang là cái tên hot trong giới Youtuber Việt. Không chỉ hấp dẫn bởi những khoảnh khắc ăn ngon, qua kênh của mẹ bé Sa, người xem còn biết được kha khá những món ăn lạ lẫm thậm chí là chưa từng nghe tên ở đất nước Nhật Bản xa xôi. Cụ thể như mới đây, Youtuber này lại giới thiệu đến người xem những loại rong phổ biến ở xứ Phù Tang, trong đó có một loại rong biển màu đỏ trông khá lạ mắt.
Đầu tiên là rong nho - loại rong được đánh giá là hot trend trong vài năm gần đây mà bất cứ food blogger, vlogger nào cũng review.
Rong nho trước khi ăn cần được làm sạch với nước lạnh. Rong nho có độ giòn và tươi, ăn rất dễ gây nghiện.
Tiếp theo là bốn loại rong biển khác bao gồm: rong thạch hay còn gọi là thạch agar , rong biển xanh dạng lá, rong sợi và rong biển đỏ (Aka-Tsaka).
Trong đó, rong biển đỏ trông khá lạ mắt. Ngoài màu đỏ, loại rong biển này còn có cả màu trắng gọi là Shiro-Tsaka. Chúng được ăn lạnh và thường được sử dụng trong các món salad hay phổ biến nhất là ăn kèm sashimi.
Hình dáng của rong biển đỏ trông vô cùng đặc biệt.
Rong đỏ cũng sẽ được trụng qua với nước sôi rồi mới ăn.
Mẹ bé Sa cho hay chị thích tất cả các loại rong biển bởi mỗi loại lại có hương vị khác nhau.
Rong biển và sashimi luôn là sự kết hợp hoàn hảo. Bữa nay, chị Quỳnh nhà ta ăn chúng cùng sashimi cá hồi, sứa và mực phát sáng.
Theo Quỳnh Trần JP thì có rất nhiều loại rong biển ở Nhật Bản, có cả loại màu đen và nâu. Chị cũng chia sẻ rằng mình sẽ cố gắng review hết các loại cho mọi người cùng biết.
Theo Trí Thức Trẻ
Người Hà Nội "méo mặt" vì 2 bát phở trộn giá 300 nghìn ngày Tết, dân mạng la lên: Phở có hành trồng ở Bắc Cực, rau sống trồng ở miệng núi lửa! Quả là làm giàu không khó phải không các mẹ, hẳn 150k/ bát phở trộn cơ mà, đắt gấp 5 lần ngày thường mà nguyên liệu thì chẳng có thêm gì đặc biệt. Vẫn biết là lễ Tết thì không thể trông mong giá cả ăn uống như ngày thường, bởi bao năm nay cứ lễ Tết là mọi thứ đều tăng. Tuy...