5 bài học bất cứ ai làm cha mẹ cũng nên biết
Trước và sau khi con chào đời, cha mẹ nào cũng tham gia một loạt các lớp tiền sản, kỹ năng làm cha mẹ… để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng đã nắm được 5 bài học dưới đây.
1. Kiềm chế cơn tức giận với Lego
Trò chơi xếp hình luôn hấp dẫn và là món đồ chơi yêu thích của mọi đứa trẻ, nhưng với cha mẹ chúng thì không! (Ảnh minh họa)
Trò chơi Lego có thể khiến bọn trẻ con phát điên lên vì thích thú và sung sướng khi nhận được nó, và nó có thể khiến các bậc phụ huynh phát điên lên khi phải tìm kiếm trong hàng trăm, hàng nghìn miếng ghép nhỏ xíu một chi tiết bị thiếu để cậu con trai hay cô con gái hoàn thành tác phẩm của mình. Cũng có lúc, bạn lại phải kiềm chế cơn tức giận của mình để xin lỗi các con và sửa chữa lỗi lầm của mình nếu chẳng may bạn làm đổ vỡ công trình của chúng và chúng thì lăn ra khóc lóc ăn vạ nếu bạn loay hoay tìm cách lắp ráp các miếng ghép lại với nhau mà mãi không xong. Món đồ chơi này đúng là một công cụ tuyệt vời để bất cứ ai làm cha mẹ học cái kiểm soát cơn tức giận của mình.
2. Học hỏi những phụ huynh khác
Hầu hết các bậc cha mẹ ai cũng gặp rắc rối với vị trí vô cùng mới mẻ này của mình. Việc lên chức cha mẹ có thể gây sốc với bạn, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên. Vì thế, hãy luôn lắng nghe và học hỏi từ những chia sẻ của các phụ huynh khác, câu chuyện của họ có thể không giúp ích được cho bạn lúc này nhưng rất có thể sẽ lại phát huy tác dụng một cách bất ngờ vào lúc nào đó, hoặc ít ra, nó cũng khiến bạn cảm thấy được đồng cảm hay được truyền cảm hứng hơn với vai trò làm cha mẹ của mình.
3. Tìm hiểu ngôn ngữ tuổi teen
Đến tuổi teen, lũ trẻ sẽ thường giao tiếp bằng một ngôn ngữ của riêng chúng Để có thể hiểu được thế giới của con, tại sao bạn không tham gia lớp học về ngôn ngữ mà giới trẻ hay dùng nhỉ? Nếu bạn biết được các ký hiệu, chữ viết dùng trong Facebook, Twitter hay các mạng xã hội khác… bạn sẽ có thể giao tiếp, kiểm soát và hiểu hơn về đứa con đang trong “độ tuổi ẩm ương” của mình.
4. Học sửa chữa đồ chơi
Video đang HOT
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích đồ chơi. Nhưng chỉ sau 5 phút chơi đùa, chúng nhanh chóng phá vỡ món đồ chơi ấy. Đồ chơi bị hỏng thường được ném vào hộp đồ chơi hoặc đẩy xuống gầm giường. Vai trò của cha mẹ sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều nếu bạn học cách tự sửa chữa những đồ chơi bị hỏng hóc cho con, việc làm vừa giúp bạn tiết kiệm, vừa có thể dạy con rất nhiều trong quá trình “cứu sống” các món đồ chơi của con.
5. Học cách mỉm cười
Đây là một bài học mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên đạt điểm 10, bởi vì, nụ cười mang đến rất nhiều điều tuyệt vời cho chính bạn và cả các con của bạn nữa. Đừng luôn nghiêm trọng hóa mọi thứ mà hãy học cách hài hước, vui nhộn và tích cực ngay cả trong những tình thế tréo ngoe nhất, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn những điều tuyệt vời trong cuộc hành trình làm cha mẹ của mình.
Theo Mask Online
11 tips giúp bé thông minh từ khi lọt lòng
Việc giao tiếp, cho trẻ nghe nhạc, bú mẹ đều rất có lợi cho sự phát triển trí thông minh của bé.
Sinh con ra ai cũng mong muốn con mình được thông minh, tài giỏi nhưng không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho trí thông minh hơn người. Tuy nhiên dưới đây là 11 cách đơn giản giúp trẻ trở nên thông minh hơn mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng.
1.Giao tiếp bằng ánh mắt.
Giao tiếp bằng mắt là một trong những cách đơn giản giúp trẻ sơ sinh thích kích não bộ, ghi nhớ những hình ảnh quan trọng. Nếu hàng ngày bạn luôn nhìn vào đôi mắt của bé, bé sẽ nhận ra khuôn mặt của bạn và ghi nhớ vào não bộ của mình.
2. Bắt chước những cử động đơn giản.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay ở 2 ngày tuổi, trẻ sơ sinh đã có thể bắt chước những cử động đơn giản trên khuôn mặt, ví dụ như cười, mếu, nhăn mặt...Vì vậy các mẹ hãy thay đổi, biến tấu những cử động trên khuôn mặt một cách linh hoạt để trẻ có thể bắt chước và đó cũng chính là cách kích thích sự phát triển của bé.
3. Tập cho bé phân biệt những điểm khác biệt
Hãy cho bé nhìn 2 bức tranh hay tấm ảnh cùng một lúc. Hai bức tranh này không nên giống nhau hoàn toàn mà nên có 1 sự khác biệt nhỏ, ví dụ bạn có thể cho bé xem 2 bức tranh, 1 bức có cây còn bức kia thì không để trẻ dễ dàng nhận ra điểm khác biệt. Đây chính là nền tảng quan trọng giúp cho trẻ sau này trong quá trình nhận diện bảng chữ cái và tập đọc.
4. Kích thích khả năng suy đoán và sử dụng ngôn từ
Đó cũng là một trong những cách kích thích não phát triển, làm cho khả năng suy đoán của trẻ trở nên nhạy bén hơn. Trong các cuộc trò chuyện với bé hàng ngày, bố mẹ có thể đố các bé trả lời các từ hay câu còn thiếu.
Trong các cuộc trò chuyện với bé hàng ngày, bố mẹ có thể đố các bé trả lời các từ hay câu còn thiếu đều rất có lợi cho sự phát triển trí thông minh của bé. (ảnh minh hoạ)
5. Cho trẻ nghe nhạc.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nghe nhạc trẻ thường có thói quen học nhịp điệu, âm vần của bài hát. Và thói quen này lại có mối liên hệ chặt chẽ đến việc học toán. Vì vậy mà nhiều bậc phụ huynh thường cho con nghe nhạc khi còn nhỏ với mong muốn sau này con cái sẽ trở nên thông minh, nhanh nhẹn hơn.
6. Kể cho trẻ điều bạn sắp làm
Bạn nên đưa ra các hướng dẫn, gợi ý cho trẻ để trẻ có thể nhận biết được các sự vật hiện, hiện tượng. Ví dụ trước khi bạn tắt đèn, bạn có thể nói với con mình " Bây giờ mẹ sẽ tắt đèn", như vậy, từ lần sau bé sẽ biết cứ tắt đèn thì không gian xung quanh sẽ trở nên tối hơn.
7. Cho trẻ bú sữa mẹ
Bú sữa mẹ không chỉ tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trẻ em được bú sữa mẹ sẽ có chỉ số IQ cao hơn những trẻ không được uống sữa mẹ. Vì vậy, các mẹ hãy cố gắng cho con bú được bú sữa đầy đủ để trẻ vừa có khỏe mạnh và thông minh hơn.
8. Tập cho bé thói quen đối mặt với các thử thách
Đặt ra thử thách để trẻ đối mặt cũng là một trong những cách giúp trẻ tìm tòi, khám phá những điều thú vị xung quanh. Và cách mà bé thể hiện để vượt qua các thử thách mà bố mẹ đặt ra cũng chính là phương pháp giúp trẻ trở nên nhạy bén, thông minh hơn. Ví dụ các mẹ có thể đặt 1 gói giấy ăn ở trên ghế salon và cho bé bò tới và leo lên trên ghế để lấy gói giấy ăn. Hãy để cho con tự mình làm việc đó.
9. Dạy trẻ tập đếm
Các bậc phụ huynh có thể dạy con mình tập đếm số, đếm bàn tay, bàn chân hay đếm các bước đi trong nhà.
10. Thay đổi vị trí đồ vật
Đây là cách làm đơn giản nhưng lại rất hiệu quả với các bé vì cách làm này sẽ giúp cho khả năng ghi nhớ của bé được cải thiện. Ví dụ, bạn có thể xếp ô tô của bé để lên giá sách thay vì cất trong rổ đồ chơi như mọi khi.
11. Đọc truyện cho bé
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ngay ở trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi đã có thể học cách nhận biết trình tự của các từ trong một câu chuyện khi câu chuyện đó được đọc lại 2 - 3 lần liên tiếp. Đây cũng chính là cách giúp bé học ngôn ngữ.
Theo Khám Phá
Bí quyết dạy con tư duy tình cảm ngay từ trong bụng mẹ Các bí quyết dưới đây sẽ giúp con phát triển tư duy tình cảm ngay từ trong bụng mẹ. Có lẽ chúng ta ai ai cũng biết câu nói "dạy con từ thuở còn thơ" nhưng ngày nay, với những nghiên cứu mới cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại thì việc dạy con không còn bắt đầu từ "thuở...