42 thí sinh Hà Tĩnh tranh tài Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
42 nhà giáo của 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ tham gia trình giảng theo các chuyên ngành tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp năm 2021.
Chiều 13/4, Sở LĐ-TB&XH tổ chức khai mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh lần thứ VII, năm 2021.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh tới dự.
Đại biểu dự lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh lần thứ VII, năm 2021.
Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh lần thứ VII thu hút sự tham dự của 42 thí sinh là giảng viên, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại 6 trường cao đẳng và 12 trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh đã đạt giải tại hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp cơ sở.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc mong muốn, Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp sẽ trở thành ngày hội truyền thống của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nơi thầy và trò cùng chung một ý, một tấm lòng vì sự nghiệp phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh.
Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh diễn ra từ ngày 13 – 16/4, các thí sinh sẽ thực hiện trình giảng theo các chuyên ngành đã đăng ký với Ban tổ chức gồm: Kỹ thuật điện, điện tử; điện, điện công nghiệp; kỹ thuật cơ khí; công nghệ ô tô; dịch vụ, du lịch; thanh nhạc, dân ca ví, giặm.
Tại hội giảng, các giáo viên được lựa chọn thực hiện trình giảng một bài lý thuyết (45 phút) hoặc bài thực hành (60 phút) hoặc bài giảng tích hợp (60 phút). Nội dung bài giảng liên quan đến các nghề đào tạo, nằm trong chương trình môn học, mô đun mà nhà giáo được phân công giảng dạy.
Video đang HOT
Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; khuyến khích, động viên nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tạo điều kiện cho nhà giáo có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác giảng dạy; phát hiện phương pháp dạy học, thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả để phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các nhà trường.
Dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu trao chứng nhận Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức Hà Tĩnh đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghiệp cấp Quốc gia
Hội giảng cũng là dịp đánh giá năng lực giảng dạy thực tế của đội ngũ nhà giáo, trên cơ sở đó giúp các cấp quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên.
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH trao cờ lưu niệm cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh.
Kết thúc hội giảng, Ban tổ chức sẽ trao giải và lựa chọn những giáo viên đạt giải cao dự thi Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 dự kiến diễn ra tháng 9/2021 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Giờ trình giảng “Chế biến thịt lợn thăn chiên xù” của giáo viên Trần Danh Thành – Trường Cao đẳng công nghệ Hà Tĩnh.
Sinh viên trường nghề Hà Tĩnh "ra lò" thu nhập 10 triệu đồng/tháng
Tham gia đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế, sinh viên trường nghề ở Hà Tĩnh có 2 tấm bằng cao đẳng và ra trường có việc làm thu nhập trên dưới 10 triệu đồng/tháng.
Năm 2016, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh tuyển sinh đào tạo chương trình đào tạo thí điểm 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế được chuyển giao từ Học viện Chisholm (Úc).
Đây là khóa tốt nghiệp đầu tiên theo tiêu chuẩn nghề quốc tế tại Hà Tĩnh. Để học chương trình này, thí sinh cần tốt nghiệp THPT đạt loại khá trở lên hoặc sinh viên đang học tại các trường ĐH, CĐ, hoặc đã tốt nghiệp ĐH, CĐ và đạt chuẩn qua bài thi tiếng Anh, kiểm tra chỉ số IQ.
Sau 3 năm đào tạo, 100% sinh viên đủ điều kiện được tốt nghiệp, trong đó, hơn 60% sinh viên tốt nghiệp xếp loại khá. Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên ra trường được cấp 2 bằng: 1 bằng tốt nghiệp cao đẳng của Việt Nam do trường tổ chức đào tạo cấp; 1 bằng tốt nghiệp của Úc (tương đương với trình độ bậc 4). Đặc biệt, tất cả sinh viên ra trường đều đạt chứng chỉ tiếng Anh B1, nhiều sinh viện đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS.
Thầy giáo Lê Văn Tuyên, giáo viên môn Tự động hóa - Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh hướng dẫn sinh viên lớp điện công nghiệp theo chương trình chuyển giao từ CHLB Đức.
Qua khảo sát của các trường, 36 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành cơ điện tử (Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh) và điện tử công nghiệp (Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh) theo học chương trình này tại 2 trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Trong đó, có 3 em tiếp tục học nâng cao trình độ, 25 em làm việc trong các công ty liên doanh nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, còn lại 8 em tự khởi nghiệp hoặc làm việc cho các doanh nghiệp trong nước; thu nhập các em đều đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng.
"Chương trình của nước ngoài đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức quan trọng để ứng dụng vào công việc", anh Tôn Báu, tốt nghiệp chuyên ngành cơ điện tử - Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh chia sẻ.
Anh Tôn Báu là một trong 18 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành cơ điện tử - Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh năm 2019 theo chương trình đào tạo nghề cấp độ quốc tế chuyển giao từ Úc. Anh Báu cho biết, sau khi tốt nghiệp, anh vào TP Hồ Chí Minh xin việc làm và được tuyển dụng ngay vào Công ty TNHH Long Rich (Đài Loan) ở quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh chuyên sản xuất giày, dép với mức lương khởi điểm gần 10 triệu đồng/tháng, chưa tính làm thêm giờ và các khoản phụ cấp khác.
"Việc học chương trình của nước ngoài đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức quan trọng để ứng dụng vào công việc", anh Tôn Báu chia sẻ.
Cùng với giáo trình, các thiết bị thực hành cho lớp đào tạo nghề chất lượng cao theo chương trình chuyển giao từ CHLB Đức cũng được đầu tư đồng bộ
Anh Nguyễn Doãn Linh hiện đang làm việc tại Công ty Luxshare ICT Quang Châu 2 của Đài Loan đóng tại Bắc Giang cho biết: "Chương trình trang bị cho tôi những kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Nhờ những kỹ năng đó mà tôi đã có việc làm ngay sau khi ra trường với mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.
Thầy giáo Nguyễn Trọng Tấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh cho biết, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học tập trong môi trường hiện đại, với các trang thiết bị tiên tiến theo tiêu chuẩn của Australia. Giáo viên tham gia giảng dạy là những người đã được đào tạo tại Australia cùng giảng viên và chuyên gia Học viện Chisholm trực tiếp đứng lớp.
Em Trương Quang Phát hiện đang học lớp điện công nghiệp K24-A2 - Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh
"Không chỉ hình thành nên mô hình đào tạo mới về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay, chương trình này còn giúp xã hội nhìn nhận tích cực về vai trò của giáo dục nghề nghiệp, tới việc "định giá" lại sinh viên học nghề trong thị trường lao động", thầy Nguyễn Trọng Tấn chia sẻ.
Hiện Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh đang tiếp đào tạo 32 sinh viên lớp cao đẳng nghề điện công nghiệp (mỗi lớp 16 sinh viên) chất lượng cao cấp độ quốc tế theo chương trình chuyển giao từ CHLB Đức.
Em Trương Quang Phát, lớp điện công nghiệp K24-A2 - Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh chia sẻ: "Theo chương trình hợp tác đào tạo này, em mong muốn tìm được việc làm trước khi hoàn thành khóa học và có thể tiếp tục học ở nước ngoài".
Trao bằng tốt nghiệp của Học viện Chisolm (Úc) cho sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh
Tiến sỹ Cao Thành Lê - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh cho biết: "Qua liên kết, chúng tôi đã học hỏi, chắt lọc được những ưu điểm để xây dựng thành chương trình đào tạo của trường. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục liên kết với các trường, tổ chức quốc tế để thực hiện đào tạo nghề, đặc biệt là sẽ mở rộng đào tạo đại trà những ngành nghề trường đã liên kết thí điểm theo chuẩn quốc tế."
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Hà Tĩnh - bắt đầu từ đội ngũ giáo viên Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh xác định là một trong những giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Giờ thực hành nghề sửa chữa ô tô (công nghệ ô tô) của học sinh Trường Trung...