400 giáo sư, bác sĩ dự Hội thảo điều trị ung thư dạ dày
Sáng 17/4, tại TP. Bà Rịa, Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh phối hợp BV Bà Rịa tổ chức Hội thảo “Đồng thuận lần thứ ba trong điều trị ung thư dạ dày”.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Hội thảo có sự tham gia của gần 400 đại biểu là các giáo sư, bác sĩ đến từ BV Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, Đại học Y dược Huế, Đại học Y dược Cần Thơ và BV, đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại Hội thảo, bác sĩ Nguyễn Văn Hương, Giám đốc BV Bà Rịa cho biết, Hội thảo đồng thuận được tổ chức không chỉ mang ý nghĩa trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mà còn là dịp để các bác sĩ thống nhất về mặt quan điểm điều trị ung thư dạ dày theo phương pháp tối ưu nhất.
Video đang HOT
Báo cáo viên chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình điều trị ung thư dạ dày tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học về điều trị ung thư dạ dày như: Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày; nạo hạch trong ung thư dạ dày giai đoạn T4a hiện nay; kết quả lâu dài của “Cắt dưới niêm mạc qua nội soi (ESD)”; chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật cắt dạ dày điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm… Điểm nhấn của Hội thảo là việc mổ thị phạm 1 trường hợp cắt dạ dày ở BV Bà Rịa.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận đồng thuận trong điều trị ung thư dạ dày ở Việt Nam về nội dung: ERAS trong phẫu thuật cắt dạ dày; điều trị ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa.
Có phải bị nấm móng?
Tôi có phải bị mắc bệnh nấm móng hay không: một số móng chân của tôi dày lên bất thường nhưng không thấy đau. Tôi có cần đi khám hay có thể điều trị tại nhà?
Nguyễn Văn Thương (Bắc Giang)
Ảnh minh họa
Nấm móng là một tình trạng khá thường gặp, xuất hiện đầu tiên với đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh.
Khi nhiễm nấm phát triển hơn, móng bị đổi màu, dày lên và mủn ở mép. Nấm móng có thể xuất hiện ở móng tay hoặc móng chân.
Nếu một hoặc nhiều móng của bạn có triệu chứng sau: dày lên; đổi màu từ trắng sang vàng nâu; móng trở nên giòn, hoặc mủn, dễ gãy; biến dạng; mùi hôi... thì có khả năng là bạn bị nấm móng. Tốt nhất bạn nên đi bác sĩ khám.
Nếu không điều trị, bệnh không thể tự khỏi mà tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Mặc khác, nấm có thể lan từ móng này sang móng kia và lây nhiễm cho người xung quanh. Ngoài ra, nếu bạn bị đái tháo đường thì cần đi khám sớm.
Bởi nếu nghiêm trọng, nấm móng có thể gây đau đớn và tổn thương vĩnh viễn cho móng, cũng như dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác lan ra ngoài bàn chân nếu người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm (do thuốc, bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh khác).
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn các bước tự chăm sóc, phòng ngừa nấm móng cho bạn. Bởi vì ngay cả khi điều trị thành công, nấm móng thường dễ tái phát.
[Graphic] Cần biết: Hướng dẫn về chẩn đoán và xử trí phản vệ Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ. Bác sĩ, nhân viên y tế phải nắm vững kiến thức và thực hành được cấp cứu phản vệ theo phác đồ. Dưới đây là hướng dẫn về chẩn đoán và xử trí phản vệ theo thông tư số 51/2017/TT-BYT: Phản vệ là một phản...