Trong lúc các bệnh viện quá tải , một bác sĩ tại thành phố Manaus , Brazil , đã quyết định tự điều trị cho mẹ của mình ngay tại nhà.
Hình: Getty Images
Theo truyền thông địa phương, bác sĩ Marcos Fonseca Barbosa cố gắng đưa mẹ của anh vào khoa điều trị tích cực tại một bệnh viện công ở thành phố Manaus . Tuy nhiên, bệnh viện này đã rơi vào tình trạng quá tải khi số ca mắc COVID-19 tăng vọt.
Theo anh Barbosa, mẹ anh bị sốt, khó thở và cần được đặt nội khí quản. Dù thế, các nhân viên y tế cho biết hai mẹ con bác sĩ Barbosa vẫn phải chờ đợi hơn 4 giờ vì bệnh viện quá tải . Lo lắng rằng người mẹ 56 tuổi của mình có thể qua đời trong khi chờ đợi tại bệnh viện, bác sĩ Barbosa đã quyết định đưa bà trở về nhà. Sau đó, anh đã liên hệ với tất cả bạn bè và những bệnh nhân anh từng điều trị tại nhà để được trợ giúp.
Nhờ đó, bác sĩ này có được một bình oxy và thiết bị thở không xâm lấn, tương tự như những thiết bị hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân thể nặng tại các bệnh viện. Anh đã giúp mẹ duy trì sự sống bằng mặt nạ oxy cũng như ống thông mũi và hầu họng. Trong 4 ngày liên tiếp, anh đã ở bên mẹ suốt 24 giờ mỗi ngày. Những nỗ lực này đã được đền đáp khi bác sĩ này có thể cứu sống mẹ mình.
Trong bối cảnh là ổ dịch COVID-19 lớn thứ ba thế giới với hơn 8,2 triệu ca mắc bệnh, Brazil đang ghi nhận tình trạng nhiều bệnh viện công rơi vào tình trạng quá tải do số bệnh nhân nhập viện tăng cao. Nhiều người mắc COVID-19 có thể qua đời nếu không được chạy chữa kịp thời.
Sản phụ dị ứng thuốc tê, bác sĩ vẫn tiêm gây liệt nửa người?
Sản phụ khai từng dị ứng thuốc tê 2 lần và khám tiền phẫu nên được quyết định cho gây mê nhưng khi vào mổ, bác sĩ lại tự ý đổi thành gây tê.
Sau khi sinh bị liệt nửa người, chị T. gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống và chăm sóc con. Ảnh: HL
Ngày 20-1, chị NTTT (29 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) đã có những chia sẻ về việc bị liệt nửa người sau khi gây tê mổ lấy thai tại BV Phụ sản Mê Kông (TP.HCM) nhưng BV có dấu hiệu lơ là, bỏ rơi người bệnh.
Cụ thể, vào ngày 2-11-2020, chị T. nhập viện có yêu cầu mổ lấy thai do thai lớn, tiểu đường thai kỳ, tiền sử dị ứng thuốc tê, xương chậu hẹp.
Chị T. được khám tiền phẫu và trình bày có tiền sử 2 lần bị dị ứng thuốc tê khi mổ chân và răng nên đã yêu cầu gây mê.
Tình trạng liệt nửa người trái của chị T. được BV Nhân dân Gia Định 115 chẩn đoán. Ảnh: BNCC
Sau khi ê kíp tiến hành hội chẩn tiền phẫu, chị được ê kip thống nhất thông báo sẽ gây mê để mổ lấy thai. Tuy nhiên, khi vào mổ, bác sĩ gây mê đã tự đổi phương án gây mê thành gây tê.
Sau tiêm tê vào tủy sống, chị co giật, nôn ói, chóng mặt và không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, chị rất hoảng loạn vì bị liệt hoàn toàn nửa người bên trái, không cử động được.
Sau khi bị liệt, chị được đưa qua BV Nhân dân Gia Định 2 ngày và đưa về lại BV Phụ sản Mê Kông để chăm sóc hậu phẫu.
Trước khi xuất viện, chị được BV cam kết mời bác sĩ tập vật lý trị liệu cho chị nhưng lịch tập thường bị ngắt quãng do bác sĩ không đến.
Đến ngày 29-12, chị xin tóm tắt bệnh án của bệnh viện và các xét nghiệm cận lâm sàng về bệnh tình của chị để lưu giữ nhưng đến ngày 19-1 vẫn chưa có kết quả.
Trao đổi về vụ việc, BS Lê Minh Nguyệt, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Phụ sản Mê Kông thừa nhận đây là sự cố y khoa nặng nề. Bác sĩ Lê Quốc H., Trưởng khoa Gây mê hồi sức của BV quyết định việc gây tê cho bệnh nhân trong khi khám tiền mê chỉ định gây mê là sai.
BS Lê Minh Nguyệt chia sẻ về vụ việc sản phụ liệt nửa người sau khi sinh tại BV Phụ Sản Mê Kông. Ảnh: HL
Sau khi sự việc xảy ra, BV đã báo cáo cho Sở Y tế đồng thời họp hội đồng chuyên môn của BV rút kinh nghiệm về quy trình và cố gắng hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh. BS H. cũng đã nhận trách nhiệm và tự xin thôi việc.
BS Nguyệt nói thêm sau khi sự việc xảy ra, BV đã làm các xét nghiệm và tìm nguyên nhân gây liệt nửa người cho bệnh nhân nhưng chưa tìm được nguyên nhân thực thể, chưa có bằng chứng tác dụng phụ của thuốc gây tê gây yếu nửa người.
Chia sẻ cụ thể về vụ việc, BS Nguyệt cho biết vào ngày 2-11, sản phụ nhập viện với thai 39 tuần rưỡi, có vết mổ lấy thai cũ, có chỉ định mổ lấy thai.
Sản phụ được cho khám tiền mê, ghi nhận tiền căn từng có dị ứng thuốc tê. Tuy nhiên, khi vào phòng mổ, BS H. là trưởng khoa gây mê hồi sức nhận định sản phụ từng có một lần bị liệt nửa người thoáng qua khi thai ở tuần thứ 30 nên phân vân giữa gây tê và gây mê, cái nào sẽ tốt hơn.
Do đó, BS H. đã test dị ứng thuốc tê cho bệnh nhân trước và không thấy phản ứng nên chọn gây tê cho sản phụ. "BS muốn chọn biện pháp tốt cho người bệnh nhưng không đúng quy trình khám tiền mê trước đây, phán đoán không đúng...", BS Nguyệt chia sẻ.
Sau khi mổ, người bệnh bị ói, các bác sĩ nghĩ đến việc có phản ứng thuốc nên hội chẩn với BV Nhân dân Gia Định để chuyển người bệnh qua điều trị vào ngày 3 và ngày 4-11. Sau khi tình hình ổn định, BV cũng đón bệnh nhân về theo dõi hậu phẫu cho tới khi xuất viện vào ngày 28-12.
Trong thời gian nằm viện, BV cũng nhiều lần mời bác sĩ của BV khác như Tâm thần, BV Nhân dân 115, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình qua hội chẩn, hỗ trợ tâm lý người bệnh.
Chị T. đang được hỗ trợ tập vật lý trị liệu. Ảnh: BNCC
Sau đó, BV có buổi trao đổi với gia đình sẽ hỗ trợ tập vật lý trị liệu và hỗ trợ chi phí cho bệnh nhân và được đồng ý. BS Nguyệt cho biết gần đây, bệnh nhân xin giấy tờ bệnh án và phàn nàn BV chậm trả giấy tờ.
Về việc này BS Nguyệt thừa nhận BV có chậm trễ và trình bày thời gian này các nhận viên BV khá bận rộn phục vụ đợt kiểm tra chất lượng BV của Sở Y tế nên đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân không được chu đáo.
Ngoài ra, trong quá trình tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân tại nhà, bác sĩ tập cho bệnh nhân có 2, 3 ngày bận đi thi cao học nên tập có ngắt quãng khiến bệnh nhân không hài lòng.
BS Nguyệt chia sẻ BV sẽ rút kinh nghiệm trong việc trao đổi, phối hợp hỗ trợ cho bệnh nhân và BV sẽ tiếp tục hỗ trợ bệnh nhân tập vật lý trị liệu và chăm sóc bệnh nhân chu đáo hơn trong thời gian tới.
Táo bón dài ngày có nên dùng thuốc nhuận tràng kích thích? Tôi bị táo bón, có ra quầy mua thuốc nhuận tràng bisacodyl về dùng thì thấy đỡ. Vậy xin hỏi, nếu tôi dùng thuốc liên tục thì có ảnh hưởng gì không vì tôi rất hay bị táo? Mong nhận được giải đáp. Trần Mạnh Hùng (Bắc Giang) Bisacodyl là thuốc nhuận tràng kích thích dùng để điều trị ngắn ngày tình trạng...
Tin mới nhất
40% phụ nữ chuyển giới ở các thành phố lớn tại Mỹ nhiễm HIV
11:53:11 17/04/2021
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ nhận định nhiều phụ nữ chuyển giới e dè với liệu pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV vì thiếu tin tưởng, sợ ảnh hưởng hormone.
Gần 40% người mắc bệnh máu khó đông chưa được điều trị
11:50:45 17/04/2021
Theo thống kê, trên thế giới cứ 1.000 người lại có 1 người mắc các rối loạn chảy máu. Tại Việt Nam, theo ước tính có trên 6.200 người bị bệnh hemophilia (máu khó đông), trong đó có trên 60% người bệnh được chẩn đoán và điều trị.
Dự phòng viêm bàng quang cấp tái phát
11:48:17 17/04/2021
Bệnh viêm bàng quang cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở người luống tuổi nhiều hơn.
Tỷ lệ người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Mỹ cao kỷ lục
11:45:11 17/04/2021
Nhóm có nguy cơ mắc cao nhất là đồng tính nam, thanh niên trong độ tuổi 15-24 và dân tộc thiểu số, da màu.
Tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khỏe tâm thần
11:43:48 17/04/2021
Tác hại của thuốc lá điện tử đến cơ thể đã được báo cáo có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như răng miệng, phổi, tim mạch, tình trạng da, liệt, co giật...
Việt quất đông lạnh có tốt không, bảo quản như thế nào?
11:26:08 17/04/2021
Quả việt quất được coi là siêu trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu và chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo ngại về việt quất đông lạnh và cách bảo quản loại quả này.
Thuốc lá làm nóng: Giống và khác gì với thuốc lá điếu?
10:34:48 17/04/2021
Giải pháp mà GS. Robert Beaglehole đề cập, chính là các sản phẩm không khói, bao gồm thuốc lá làm nóng và cách tiếp cận mới này đang được nhiều nước đón nhận dựa trên sở cứ khoa học được đồng thuận bởi nhiều cơ quan y tế trên toàn cầu.
Nhiều người uống thuốc diệt chuột tự tử do mâu thuẫn gia đình
10:31:41 17/04/2021
Từ đầu tháng 4 đến nay, Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho hai trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột, nguy cơ tử vong lên tới 99% nếu cơ thể dung nạp một lượng lớn thuốc diệt chuột.
8 thực phẩm cực kỳ có hại cho não bộ
10:26:38 17/04/2021
Một số loại thực phẩm rất có hại cho não bộ, làm suy giảm trí nhớ và bào mòn sự minh mẫn của bạn.
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc chữa trị thành công cho bệnh nhân nhi mắc bệnh hiếm gặp
10:13:45 17/04/2021
Ngày 16-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã chữa trị thành công triệt để cho bệnh nhân nhi, 9 tuổi, mắc hội chứng bệnh tim mạch hiếm gặp.
Ba mẹ con lây bệnh thuỷ đậu cho nhau, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh cần biết
10:11:26 17/04/2021
Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
Điều trị ngưng thở khi ngủ, giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer
10:08:47 17/04/2021
Những người lớn tuổi mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ( OSAS ) được điều trị, ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.
Phẫu thuật ghép khuyết sọ bằng tấm titanium được tạo hình 3D
10:06:21 17/04/2021
Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới vừa thực hiện thành công phẫu thuật ghép khuyết sọ bằng tấm titanium được tạo hình 3D cho bệnh nhân nữ L.T.M, 57 tuổi (xã Thanh Trạch, hu...
Cẩn trọng khi trẻ nhỏ bị côn trùng, rắn cắn
10:02:13 17/04/2021
Theo thông tin Bệnh Viện Sản-Nhi Cà Mau, đơn vị vừa qua tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.N.C 6 tuổi nhập viện trong tình trạng sưng nề lan đến vùng cánh tay, ngón tay giữa đau nhiều hơn.
Sắp sinh, cơ thể người mẹ chịu những khổ cực này chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh
09:59:53 17/04/2021
Từ khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ cho tới khi sắp sinh, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi rất mệt mỏi. Nhưng điều an ủi đó là chứng báo hiệu con yêu đang khỏe mạnh.
Hà Nội: 23 học sinh ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn ở trường
21:42:59 16/04/2021
Sau bữa ăn trưa và bữa phụ buổi chiều ngày 15/4, nhiều học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài,… trong đó một số em phải nhập viện.
Bí mật "đánh thắng" căn bệnh truyền nhiễm kéo dài hơn 1.400 năm, bệnh nhân bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ
21:40:07 16/04/2021
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm đã khiến thế giới điêu đứng kéo dài hơn 1400 năm. Vì căn bệnh có thể lây nên bệnh nhân bị xa lánh, kỳ thị. Con người đã đánh bại nó như thế nào?
Chớ dại uống 4 loại nước này khi ngủ dậy vào buổi sáng
21:35:15 16/04/2021
Nước uống là nguồn cung cấp cần thiết cho mỗi cơ thể, tuy nhiên vào mỗi buổi sáng nhiều người thường lựa chọn sai loại nước uống dẫn tới những tác hại không ngờ.
Cơ thể ngay lập tức nhận được 6 điều tuyệt diệu này sau khi bạn ăn dưa hấu
21:33:58 16/04/2021
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, dưa hấu cung cấp một lượng vi chất dinh dưỡng đáng kể. Thế nhưng, ăn quá nhiều dưa hấu có thể khiến cơ thể gặp họa.
Ngồi học 16 tiếng 1 ngày, nữ sinh 13 tuổi bị thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ cảnh báo căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa
21:24:59 16/04/2021
Cô gái Xiaomeng (13 tuổi, Trung Quốc) phải nhập viện vì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do ngồi học 16 tiếng 1 ngày.
Thực hiện thử thách ăn 50 quả trứng để lấy 800 nghìn đồng, người đàn ông ăn đến quả 42 thì tử vong
21:22:24 16/04/2021
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính là do người đàn ông này đã tiêu thụ quá nhiều lòng đỏ trứng, dẫn tới việc suy giảm chức năng tim do bội thực cholesterol.
Người bị sốt nên ăn trái cây gì? 9 loại trái cây tốt nhất cho người bị sốt
21:17:33 16/04/2021
Khi bị sốt virus, bệnh nhân sẽ mệt mỏi từ đó gây ra chán ăn. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp phục hồi cơ thể một cách tốt nhất. Vậy bị sốt nên ăn trái cây gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe?
Trẻ phát ban sau sốt: những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết
21:12:46 16/04/2021
Vấn đề trẻ phát ban sau sốt là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên cần phân biệt chính xác.
Thời tiết dở dở ương ương tháng 4 dễ gây buồn ngủ, bạn đã biết 11 cách giúp cơ thể tỉnh táo này chưa?
21:07:55 16/04/2021
Thời tiết tháng tư, sáng sớm mưa phùn, trưa hửng nắng và chiều tối lại gió lạnh. Vì thời tiết dở dở ương ương nên rất dễ gây buồn ngủ. Vậy bạn có biết những cách giúp cơ thể tỉnh táo dưới đây!
Bảo quản thực phẩm là gì? Tại sao phải bảo quản lương thực thực phẩm?
21:03:29 16/04/2021
Tại sao phải bảo quản lương thực thực phẩm? Khi ở trong những môi trường không thích hợp thực phẩm sẽ nhanh bị hư hỏng hoặc bị nhiễm phải các sinh vật gây bệnh dẫn đến hư hỏng...
Gia tăng trẻ mắc tay chân miệng biến chứng nặng độ 2B trở lên
20:59:26 16/04/2021
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng với xu hướng gia tăng các ca bệnh có biến chứng nặng giống như đợt dịch tay chân miệng vào năm 2011.
Đối tượng dễ mắc thuyên tắc phổi
20:53:04 16/04/2021
Thuyên tắc phổi là một biến chứng nguy hiểm của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, bệnh thường dễ nhầm với các bệnh khác, lâm sàng thường bị bỏ qua, vì vậy nó còn có tên người cải trang vĩ đại.