40 nhà giáo dự xét Giải thưởng ‘Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo’
Trong 2 ngày 24-25/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn Giáo dục Hà Nội tổ chức vòng chung khảo Giải thưởng ‘ Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo’ lần thứ 6, năm học 2021- 2022.
40 nhà giáo dự xét Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” 2022. Ảnh: TL.
Hội đồng xét giải thưởng chung khảo sẽ xét duyệt 40 nhà giáo tiêu biểu được xét duyệt từ 150 nhà giáo tiêu biểu ở các cấp học mầm non, tiểu học, THCS và THPT đã được đề nghị từ cơ sở.
Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” là hoạt động tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; Khích lệ các nhà giáo Hà Nội tự học tập, rèn luyện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở, tạo ra những hiệu quả mới, những chuyển biến mới ở mỗi đơn vị nhà trường.
Việc tổ chức xét duyệt được thực hiện theo hình thức trực tiếp (tại điểm cầu của Sở GDĐT Hà Nội) kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu là các Phòng GDĐT, nhà trường để tạo sự lan tỏa, thu hút số lượng lớn các nhà giáo cùng nhau chia sẻ những sáng kiến, giải pháp đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy, chăm sóc, giáo dục học sinh.
Trước đó từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2022, các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT Hà Nội, các Phòng GDĐT quận, huyện, thị xã đã triển khai tổ chức xét duyệt Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 6 năm 2022 và đã lựa chọn các nhà giáo tâm huyết, sáng tạo tiêu biểu đề nghị xét duyệt và trao giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” cấp ngành.
Video đang HOT
Qua các vòng khen thưởng cấp trường, cấp quận, huyện, 150 nhà giáo tiêu biểu ở các cấp học mầm non, tiểu học, THCS và THPT đã được đề nghị xét duyệt và trao giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” cấp ngành. Nhiều ý tưởng, giải pháp đổi mới trong quản lý, chỉ đạo dạy học, đổi mới phương pháp, xây dựng trường học hạnh phúc, bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác giáo viên chủ nhiệm, ứng dụng công nghệ thông tin, làm đồ dùng dạy học… đã được các nhà giáo khai thác, triển khai hiệu quả.
Tại cấp ngành, Hội đồng đã tổ chức chấm vòng sơ loại để chọn 40 nhà giáo (10 nhà giáo cấp học mầm non, 10 nhà giáo cấp học tiểu học, 10 nhà giáo cấp học THCS, 10 nhà giáo cấp học THPT và GDTX) xét duyệt vòng Chung khảo.
Ở vòng chung khảo, các nhà giáo tiêu biểu trực tiếp báo cáo trước hội đồng xét duyệt Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” về những ý tưởng, các giải pháp đổi mới, sáng tạo và trả lời một số câu hỏi của hội đồng. Dự kiến, lễ tổng kết và trao Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 6 diễn ra vào tháng 11/2022.
Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” cũng nhằm quan tâm, động viên nhà giáo ở những cơ sở giáo dục còn khó khăn có những sáng tạo độc đáo, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, giúp đỡ những học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu phát triển tài năng…; góp phần xây dựng đơn vị và ngành giáo dục Thủ đô ngày càng vững mạnh.
Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quy chế giải thưởng Nhà giáo của năm
Ngày 21.10.2022, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân đã ký Quyết định số 3645/QĐ-ĐHQGHN ban hành quy chế Giải thưởng Nhà giáo ĐH Quốc gia Hà Nội của năm và các giải thưởng về đổi mới giảng dạy.
Giảng đường ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho biết, việc ĐHQGHN ban hành quy chế này nhằm ghi nhận, tôn vinh các nhà giáo có thành tích xuất sắc trong hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học, có đóng góp, sáng kiến và nỗ lực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc thực hiện vai trò tiên phong và nòng cột của ĐHQGHN trong đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo đó, thúc đẩy giao lưu gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động dạy học giữa các nhà giáo, góp phần củng cố và phát triển tinh thần OneVNU trong toàn ĐHQGHN.
Đồng thời, đẩy mạnh sự tham gia của các đơn vị trong việc đánh giá, ghi nhận, và hỗ trợ các nhà giáo có sáng kiến và thực hành tốt trong hoạt động dạy học, góp phần hình thành và phát triển hệ sinh thái về đổi mới sáng tạo trong giáo dục tại ĐHQGHN; tăng cường sự kết nối với các đối tác doanh nghiệp và tổ chức giáo dục ngoài ĐHQGHN nhằm thúc đẩy sự phát triển giáo dục.
Giải thưởng sẽ được triển khai bình xét và trao giải thưởng vào ngày 12.10 hàng năm, số lượng mỗi năm là 10 suất dành cho giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên cơ hữu xuất sắc nhất.
Quy chế này áp dụng đối với giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên tham gia công tác giảng dạy tại các trường phổ thông, các đơn vị đào tạo và nghiên cứu thành viên, trực thuộc ĐHQGHN, không áp dụng đối với cán bộ thuộc khối hành chính và Ban Giám hiệu hoặc tương đương ở các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQGHN.
Trong quy chế ban hành nêu rõ mục đích, đối tượng được giải thưởng, cơ cấu giải thưởng.
Các nhà giáo tham gia Giải thưởng cần đáp ứng các điều kiện sau: Hoàn thành nhiệm vụ năm học ở mức tốt theo quy định tương ứng với chức danh nghề nghiệp; có thành tích trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động cộng đồng có ảnh hưởng tích cực đến uy tín, vị thế của đơn vị, ĐHQGHN nói riêng và đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và con người Việt Nam nói chung.
Đối với các giải thưởng của nhà tài trợ: đáp ứng các yêu cầu của nhà tài trợ (về thâm niên giảng dạy, về lĩnh vực chuyên môn, về đóng góp xã hội ... ).
Việc ĐHQGHN ban hành quy chế này để hiện thực hóa chương trình và tăng thêm số lượng nhà tài trợ cũng như đối tượng học sinh, sinh viên, giảng viên trong mỗi năm.
Trước đó, ngày 3.8.2022, Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định số 2587-QĐ/ĐHQGHN về việc tặng học bổng khoa học cơ bản.
Năm học 2022 - 2023, ĐHQGHN bắt đầu triển khai thí điểm các suất học bổng cho sinh viên các ngành khoa học cơ bản thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn với gói học bổng gồm: miễn học phí, miễn phí chỗ ở nội trú, ưu tiên tham gia nghiên cứu khoa học và chương trình ươm tạo nhà khoa học, ưu tiên khi xét các học bổng khác và hỗ trợ sinh hoạt phí 20 triệu đồng/năm học.
Hiện nay, ĐHQGHN có nhiều chính sách học bổng khác nhau gồm ngân sách nhà nước cấp và học bổng được tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của nhà nước, học bổng từ ngân sách chỉ dành cho sinh viên đang học và có thành tích cao. Trong khi đó, các ngành khoa học cơ bản tuyển sinh khó khăn, hiện đang ít sinh viên theo học. Chính vì vậy, ĐHQGHN tiên phong thí điểm triển khai cấp gói học bổng dành cho học sinh đang có mong muốn đăng ký nguyện vọng nhập học vào các ngành khoa học cơ bản của ĐHQGHN theo học ngay từ năm thứ nhất.
Như vậy, chương trình học bổng cho các ngành khoa học cơ bản của ĐHQGHN sẽ tạo cơ chế mở giúp các học sinh có thành tích xuất sắc được theo học các ngành học yêu thích đi kèm với các chính sách học bổng hấp dẫn, khích lệ học tập, tạo động lực để trở thành sinh viên giỏi, đồng thời tạo nguồn nhân lực cho các bậc học cao hơn, cũng như nguồn nhân lực khoa học trong tương lai.
Trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ áp dụng thêm nhiều chính sách học bổng, hỗ trợ khác, như hỗ trợ các trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú, học bổng cho học sinh giỏi là người dân tộc ít người có thành tích tốt trong học tập, học bổng dành cho các học sinh ở khu vực miền Nam nhằm tạo nguồn nhân lực tri thức từ các vùng miền của tổ quốc.
Nội dung chính của Chương trình học bổng cho các ngành khoa học cơ bản từ năm học 2022 - 2023 nhằm thu hút học sinh giỏi, xuất sắc vào chương trình ươm tạo nhà khoa học của ĐHQGHN.
Có nên hạ chuẩn xét công nhận chức danh GS, PGS? Tiêu chuẩn xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư yêu cầu phải có bài báo quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu này chưa phù hợp và thực tế. Có ý kiến cho rằng nên hạ chuẩn xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: Tiền Phong. Theo thống kê từ Hội Đồng Giáo sư Nhà...