4 yếu tố thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học hiệu quả hơn
Trao đổi tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chỉ ra 4 yếu tố thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học hiệu quả hơn.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022
Ông Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận, bước đầu tự chủ đại học đã đạt kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học thực hiện thí điểm tự chủ trong thời gian qua.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, việc thay đổi thói quen, đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm cố hữu thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là trong giai đoạn khởi đầu.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, chủ trương về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học đã từng bước được thể chế hóa và sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Quyết tâm đẩy mạnh tự chủ đại học trong cả hệ thống còn nằm ở sự thống nhất trong nhận thức và hành động.
Video đang HOT
Nhấn mạnh 4 yếu tố thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học hiệu quả hơn; ông Nguyễn Đắc Vinh trao đổi: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm tiếp cận cũng như cách hiểu nội hàm khái niệm tự chủ đại học.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ và cơ chế giám sát chặt chẽ.
Thứ ba, phân biệt, làm rõ mối quan hệ giữa các thiết chế trong nhà trường, có sự phân công, phối hợp, phân vai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản trị, quản lý và điều hành hoạt động nhà trường một cách hợp lý hơn.
Thứ tư, đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học, đồng thời nghiên cứu, đẩy mạnh xã hội hóa thông qua các hình thức hợp tác đối tác công tư trong giáo dục đại học.
Tự chủ đại học đã đạt kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở giáo dục đại học
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, hệ thống giáo dục đại học công lập đã và sẽ giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù nhiều trường đảm đương kinh phí chi thường xuyên; tuy nhiên nếu các trường đảm bảo chi phí chi thường xuyên cho cơ sở vật chất, một số trang thiết bị thì được, nhưng nếu đầu tư cho hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế mà không có sự đầu tư của nhà nước thì gặp khó khăn.
Ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, ngoài việc bố trí ngân sách chi thường xuyên cho các trường, cần có các chương trình, đề án đầu tư có mục tiêu để phát triển giáo dục đại học. Nên chăng, chúng ta cần nghiên cứu thay đổi phương án phân bổ kinh phí đầu tư của Nhà nước theo yêu cầu chất lượng đầu ra.
“Hiện nay, nguồn tài trợ hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài của chúng ta chưa được nhiều, có thể do điều kiện nhưng cũng có thể do cơ chế hành lang pháp lý chưa rõ ràng nên các trường chưa dám làm” – ông Nguyễn Đắc Vinh nêu vấn đề, đồng thời khẳng định:
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cam kết, trong phạm vi trách nhiệm của mình, sẽ đồng hành với Bộ GD&ĐT thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền giáo dục Việt Nam theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình hội nhập và phát triển của đất nước thời kỳ cách mạng công nghệ số.
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhận chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 28/7, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhận chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục theo Thông tư 12/2017, Thông tư 04/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là lần tái kiểm định chất lượng giáo dục lần 2 của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành theo Thông tư 12/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kể từ lần kiểm định thứ nhất vào năm 2017, nay Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một trong số ít trường đại học 2 lần đạt kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhận chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục
Để thực hiện việc tái kiểm định, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã hoàn thành 100% cải tiến theo khuyến nghị của các chuyên gia trong đợt đánh giá lần một, và công tác tự đánh giá đã được triển khai từ tháng 1/2021 với 6 nhóm công tác theo các mảng: Quản trị, quốc tế hóa, đảm bảo chất lượng, đào tạo, nghiên cứu khoa học, người học và phục vụ cộng đồng. Trong đợt tái kiểm định Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã đạt được kết quả một cách toàn diện trong công tác đảm bảo chất lượng với cả 3 nội dung: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Sau 5 năm, năm 2022, với Bộ Tiêu chuẩn mới 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, tổng hợp kết quả mà Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt được: về tiêu chí đạt 108/111 (tỷ lệ 97,3%), số tiêu chuẩn đạt 22/25 (đạt tỷ lệ 88,00%); cao hơn cả tỷ lệ số tiêu chí chỉ đạt mức yêu cầu của năm 2017 (80,33%).
Cũng nhân dịp này, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có thêm 2 chương trình đào tạo là thạc sĩ Công nghệ Thông tin và Kiến trúc trình độ đại học được công nhận đạt chứng nhận chất lượng giáo dục theo Thông tư 04/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Số tiêu chí đạt yêu cầu của thạc sĩ công nghệ thông tin là 47/50 chiếm 94%, ngành kiến trúc có 44/50 số tiêu chí đạt yêu cầu chiếm 88%. Ngoài ra, 4 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định của AUN gồm: Công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ kỹ thuật ô tô, kế toán cũng được trao giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong đợt này. Tính đến nay, trường đã có 17 chương trình đào tạo đạt kiểm định trong nước và AUN-QA (đạt tỷ lệ 51.5% trên tổng số chương trình đào tạo đủ điều kiện kiểm định).
Tại buổi lễ, đại diện tổ chức QS Stars (Anh Quốc) đã trao giấy chứng nhận đạt chuẩn 4 sao (tái kiểm định); đồng thời Hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng đại học Việt Nam và khu vực (UPM) cũng trao giấy chứng nhận đạt chuẩn 5 sao cho nhà trường.
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một trong hai trường đạt chuẩn 5 sao theo định hướng ứng dụng và là trường ngoài công lập duy nhất đạt được xếp hạng này của UPM.
Trình độ giáo viên là thách thức lớn khi triển khai giáo dục STEM Giáo dục STEM có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học, góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả đòi hỏi có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ càng để những khó khăn không trở...