4 việc cần làm buổi sáng, 3 việc làm buổi tối, 5 việc không làm vào ban đêm để đẩy lùi bệnh tật, ai cũng phải nhớ
Trên thực tế, từ xưa đến nay nhiều người rất chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe và đúc kết kinh nghiệm rằng “bốn sáng, ba tối, năm đêm”.
Giữ gìn sức khỏe là điều mà nhiều người trong chúng ta hết sức quan tâm. Giữ gìn sức khỏe không phải là cố ý theo đuổi tuổi thọ mà là làm sao để được khỏe mạnh hơn, đẩy lùi bệnh tật, nhất là ở tuổi trung niên, bệnh tật mang lại gánh nặng lớn cho bản thân và gia đình.
Trên thực tế, từ xưa đến nay nhiều người rất chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe và đúc kết kinh nghiệm rằng “bốn sáng, ba tối, năm đêm” . Có thể nhiều người chưa từng nghe thấy hoặc là hiểu về ý nghĩa của kinh nghiệm này.
Dưới đây là ý nghĩa của chúng, sau khi biết chắc chắn bạn cũng cảm thấy nó thật là hợp lý.
“Bốn sáng” tức là 4 yêu cầu cần làm vào buổi sáng
1. Dậy chậm
Mọi người bây giờ chịu nhiều áp lực hơn, vì công việc và các lý do khác, nên họ thích thức khuya. Khi thức dậy vào ngày hôm sau, họ có thể dậy muộn hơn một phút. Và cũng chính vì dậy muộn như vậy mà ngay khi thức dậy họ đã bật dậy thật nhanh để cho kịp công việc buổi sáng.
Trên thực tế, khi mới thức dậy vào buổi sáng, huyết áp của chúng ta tương đối cao, nếu thức dậy thật nhanh sẽ gây chóng mặt và làm tăng áp lực lên các mạch máu. Vì vậy, sau khi dậy nên nằm trên giường khaongr 5 phút, vận động nhẹ nhàng để cơ thể có thời gian chuyển đổi từ trạng thái “tĩnh” sang động và dần tỉnh táo.
2. Ăn sáng đúng giờ
Ngày nay, nhiều người không ăn sáng nhiều vì nghĩ rằng như vậy là để giữ dáng. Nhưng không ăn sáng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết mật của cơ thể. Thường xuyên bỏ bữa sáng dễ dẫn đến hình thành sỏi. Bỏ bữa sáng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến trao đổi chất thấp hơn, dễ tăng cân.
3. Uống nước
Sau khi ngủ dậy, cơ thể chúng ta trải qua một đêm tuần hoàn và trao đổi chất, nên uống một cốc nước kịp thời để bổ sung nước thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, đồng thời có tác dụng thúc đẩy ruột, ngăn ngừa táo bón. Nhưng vào buổi sáng, bạn nên chú ý đánh răng trước khi uống nước để tránh vi khuẩn đường miệng xâm nhập vào cơ thể.
4. Đi đại tiện
Video đang HOT
Từ 5-7 giờ sáng là thời gian giải độc của kinh mạch ruột già. Lúc này nhu động ruột tương đối nhanh nên đi đại tiện kịp thời. Nhiều người có thể có thời gian đại tiện không đều, nhưng nên đi đại tiện đúng giờ vào mỗi buổi sáng để thải chất độc ra khỏi cơ thể kịp thời, ngăn ngừa táo bón.
“Ba tối” là 3 điều cần làm vào buổi tối
1. Ăn no 70%
Vào ban đêm, các hoạt động của chúng ta giảm đi, chúng ta chuẩn bị nghỉ ngơi và cơ thể cần ít calo hơn. Bữa tối nên ăn tương đối nhẹ, cố gắng ăn ít và ăn đủ 70% mức no của dạ dày. Ăn quá no rất dễ tăng cân, đồng thời sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
2. Uống một cốc nước ấm
Trước khi đi ngủ vào buổi tối, bạn nên uống một cốc nước ấm để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm gánh nặng cho quá trình tiêu hóa vào ban đêm. Nó cũng có thể tránh thức dậy vào ban đêm vì khát và cải thiện chất lượng giấc ngủ của chúng ta.
3. Để tâm trạng thư thái
Ban đêm khi ngủ chúng ta nên giữ tâm thái bình yên mới đi vào giấc ngủ. Nếu bạn đi ngủ với cảm xúc tức giận, buồn bã sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu khi ngủ, đồng thời khiến não bộ không kịp thư giãn, mộng mị vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
“Năm đêm” tức là 5 việc không vào ban đêm
1. Không ăn sau 8 giờ
Sau 8 giờ, chúng ta gần với ngủ hơn. Nếu bạn đi ăn vào thời điểm này, dạ dày và ruột sẽ phải tiêu hóa liên tục vào ban đêm, sẽ tăng gánh nặng tiêu hóa, bạn sẽ dễ béo lên, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.
2. Không thức khuya
Ai cũng biết sự nguy hiểm của việc thức khuya sẽ dẫn đến lão hóa nhanh, rối loạn nội tiết… ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, dễ tăng cân. Trong trường hợp bình thường, chúng ta nên ngủ vào khoảng 10 giờ, và muộn nhất là không quá 11 giờ.
3. Không uống rượu
Nếu bạn uống một lượng lớn rượu trước khi ăn tối hoặc trước khi đi ngủ, bạn sẽ bị chóng mặt, đau bụng và các cảm giác khó chịu khác khi thức dậy vào ngày hôm sau. Và nó cũng sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất của gan vào ban đêm. Vì vậy bạn không nên uống rượu trước khi đi ngủ 4 tiếng.
4. Không uống trà đậm
Đồ uống như trà hoặc cà phê có thể tạo sự sảng khoái nhwngn nếu bạn uống nhiều trà hoặc cà phê mạnh vào ban đêm sẽ gây ra chứng mất ngủ.
5. Không tập thể dục mạnh
Ngày nay, nhiều người không tập thể dục vào ban ngày, và họ sẽ tập thể dục vào ban đêm. Tuy nhiên, không nên tập thể dục gắng sức 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Trên thực tế, cơ thể tiêu hao nhiều vào ban ngày, nếu bạn tập thể dục vất vả vào ban đêm, cơ thể tiêu hao nhiều, sẽ ảnh hưởng đến trạng thái ngủ của bạn và khiến bạn không thể dậy vào ngày hôm sau.
Bệnh nhân tiểu đường có 3 khung giờ dễ biến chứng nhất trong ngày, khuyến cáo ăn 3 loại rau để hạ đường huyết nhanh
Trong ngày, có 3 thời điểm người bệnh tiểu đường dễ đối mặt với các vấn đề về sức khỏe nhất, cần cẩn trọng để bảo vệ tính mạng.
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính, cơ thể không tự sản sinh insulin hoặc insulin tiết ra không đủ để hấp thu glucose trong máu dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường ở nước ta ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
Bệnh tiểu đường không đơn thuần chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như hư thận, tai biến mạch máu, đau hệ thống thần kinh... Trong ngày, có 3 thời điểm người bệnh tiểu đường dễ đối mặt với các vấn đề về sức khỏe nhất.
3 thời điểm trong ngày nguy hiểm nhất với bệnh nhân tiểu đường
1. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng
Huyết áp của người tiểu đường khi ngủ tương đối thấp, sau khi thức dậy sẽ tăng khá nhanh. Do đó, nếu thức dậy quá vội vã, quá mạnh sẽ dẫn tới những rủi ro nguy hiểm như vỡ mạch máu não do huyết áp tăng đột ngột, nhẹ hơn thì cảm thấy chóng mặt, choángváng.
Do vậy, lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh này là phải thức dậy thật chậm để cơ thể quá trình thích nghi. Nên thực hiện quy tắc "30 giây" để thức dậy: Sau khi tỉnh giấc, tiếp tục nằm yên 30 giây. Sau đó ngồi thẳng 30 giây. Tiếp theo, co chân và ngồi trên mép giường 30 giây, sau đó mới đi lại bình thường.
2. Khi bạn vừa ăn no
Sau khi ăn no, nhu cầu oxy chuyển hóa của cơ thể tăng, sức cản mạch ngoại vi tăng, tải trọng tim tăng. Ngoài ra, để tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể phải chuyển một lượng lớn máu đến đường tiêu hóa, do đó lượng máu cung cấp cho tim và não tương đối giảm, lúc này vận động mạnh sẽ dễ ảnh hưởng đến dạ dày, tim và não.
Hơn nữa, nếu bệnh nhân tiểu đường ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm chứa đường và dầu mỡ thì đường huyết tăng cao, làm tình trạng bệnh càng xấu hơn.
3. Khi đại tiện khó
Người mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch như tăng huyết áp hay bệnh mạch vành rất dễ bị tai biến tim mạch và mạch máu não trong quá trình đại tiện nếu thường xuyên bị táo bón.
Đại tiện khó và gắng sức quá mức khi bị táo bón có thể làm tăng áp lực ổ bụng, huyết áp cũng tăng, đồng thời nhịp tim tăng dẫn đến tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, gây thiếu máu cơ tim cấp, thậm chí gây nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột tử.
Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh bởi chúng giàu chất xơ. Nếu đường huyết ổn định thì nên ăn 200 gam trái cây ít đường để có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
3 loại rau tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Làm thế nào để ngăn ngừa lượng đường trong máu cao đã trở thành điều mà nhiều người muốn biết. Thực ra bí quyết rất đơn giản, bạn chỉ cần tiêu thụ đều đặn 3 loại rau sau đây.
1. Mướp đắng
Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
2. Rau xà lách
Xà lách là loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, rất thích hợp cho những người muốn giảm cân, nó có thể duy trì lượng carbohydrate trong cơ thể.
Ngoài ra, xà lách còn chứa nhiều vitamin, muối vô cơ và axit clohydric, axit clohydric có tác dụng hạ đường huyết nên xà lách là lựa chọn rất tốt cho những người có lượng đường trong máu cao.
3. Hành tây
Hành tây cũng rất tốt để ổn định lượng đường trong máu. Ăn một ít hành tây có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường trong thức ăn và giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Hành tây có thể kết hợp với nấm và rong biển mỗi ngày. Nó rất thích hợp cho những người có lượng đường trong máu cao.
Ly nước đầu tiên của buổi sáng không nên uống tùy tiện, đặc biệt là 4 loại nước cần cho vào "danh sách đen" Các chuyên gia thường khuyên chúng ta sau khi thức dậy nên uống ngay một cốc nước để kích hoạt cơ thể bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Nhưng không phải loại nước nào cũng phù hợp để uống vào khung giờ này đâu bạn nhé! Hầu như mọi người đều biết về lợi ích của việc uống một ly...