4 vấn đề sức khỏe Apple Watch có thể phát hiện, đừng quá tin tưởng
Đồng hồ đeo tay thông minh Apple Watch có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe, nhưng chúng không phải là không có nhược điểm.
Lợi ích của chiếc Apple Watch đến từ Apple là có thể cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên cũng có nhiều lý do tại sao khiến bạn không nên quá tin tưởng nó. Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều Apple Watch có thể làm được:
Nhịp tim nhanh và chậm
Dựa vào các cảm biến ở mặt sau, Apple Watch có thể dễ dàng phát hiện nhịp tim của bạn nhanh hay chậm bất thường. Nó giống những thiết bị kêu bíp bíp mà bạn thường thấy trong các bộ phim về đề tài bác sĩ, và nó cho kết quả đo nhịp tim chính xác hơn nhiều. Nếu bạn gặp các triệu chứng nhịp tim gián đoạn, tức tim bỏ mất một nhịp, hay nhịp tim nhanh bất thường, bạn có thể ghi lại lịch sử trong ứng dụng được viết riêng cho Apple Watch, và sau đó chia sẻ nó với bác sĩ.
Mặc định, nếu nhịp tim của bạn ở mức trên 120 bpm (nhịp/phút) sau 10 phút không hoạt động, hoặc giảm xuống dưới 40 bpm trong 10 phút, bạn sẽ nhận được thông báo. Nếu muốn thay đổi ngưỡng an toàn, bạn có thể dùng ứng dụng Watch trên iPhone. Chỉ cần vào mục “Heart” và đặt giá trị mới cho “High Heart Rate” và “Low Heart Rate” là được.
Nhịp điệu tim bất thường
Bên cạnh nhịp tim, Apple Watch còn có thể đo nhịp điệu tim (còn gọi là nhịp điệu điện tâm đồ, viết tắt là ECG). Apple Watch có thể đặc biệt hữu dụng trong việc phát hiện AFib (tình trạng rối loạn tâm nhĩ), bởi nó có thể phát hiện những sự kiện diễn ra một cách rời rạc. Những tình trạng như AFib có thể rất khó để chẩn đoán, bởi chúng không phải lúc nào cũng xảy ra khi bạn đến phòng khám bác sĩ.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, khả năng phát hiện nhịp tim bất thường của Apple Watch được dựa trên một nghiên cứu quy mô lớn, nhưng nó không liên tục giám sát nhịp tim của bạn. Bạn có thể gặp tình trạng AFib nhưng chẳng nhận được thông báo nào từ Apple Watch cả. Ngoài ra còn có khả năng phát hiện nhầm, có nghĩa là bạn nhận được thông báo nhưng chẳng hề bị AFib.
Ngoài ra, tính năng này không sử dụng được tại một số vùng quốc gia trong đó có Việt Nam. Và tính năng này không được thiết kế để sử dụng đối với người dưới 22 tuổi, và những người đã được chẩn đoán bị AFib.
Cảnh báo môi trường có tiếng ồn lớn
Thính lực của bạn thường không bị suy giảm ngay lập tức mà trải qua một quá trình dài. Càng ở lâu trong môi trường ồn ào, thính lực của bạn sẽ càng trở nên tệ. Do đó, chức năng cảnh báo tiếng ồn (có trên Apple Watch SE, và Series 4 trở lên) khá hữu ích. Nhờ tính năng này bạn có thể biết được rằng tai mình có nguy cơ bị tổn thương.
Apple Watch có thể cảnh báo mức tiếng ồn làm tổn hại thính lực của bạn.
Thiết bị sẽ cảnh báo cho bạn nếu âm thanh môi trường vượt quá ngưỡng âm thanh nhẫn định, mặc định là 80dB. Để thiết lập tính năng này hoặc thay đổi ngưỡng âm thanh cảnh báo, vào Settings> Noise trên đồng hồ của bạn.
Phát hiện té ngã
Tính năng này đặc biệt hữu ích đối với những người lớn tuổi. Khi bị té ngã và không thể tự mình đứng dậy, Apple Watch có thể phát hiện ra và tự động gọi cấp cứu. Không có gì đảm bảo Apple Watch sẽ phát hiện ra mọi cú ngã. Nó cũng có thể phát hiện nhầm, đặc biệt nếu bạn còn trẻ và thường xuyên vận động mạnh.
Cảnh báo: Apple Watch không phải là thiết bị y tế
Trước tiên, bạn cần biết hai vấn đề quan trọng. Apple Watch không thay thế được cho bác sỹ, internet cũng vậy. Mặc dù Apple Watch có tiềm năng phát hiện nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, thiết bị này không phải là một bác sĩ riêng chuyên chẩn đoán cho bạn
Ngoài ra, Apple Watch là một sản phẩm còn tương đối mới. Người ta vẫn đang thực hiện nhiều nghiên cứu về những tình trạng sức khoẻ mà nó có thể phát hiện và giám sát. Tất nhiên, phải còn khá lâu nữa chúng ta mới biết được kết quả của các nghiên cứu này.
Thậm chí, việc sử dụng thiết bị này để theo dõi lượng calo tiêu thụ trong quá trình luyện tập thể chất cũng gặp phải nhiều vấn đề. Nhưng một nghiên cứu năm 2017 đăng trên tạp chí Journal of Personalized Medicine đã khảo sát 7 thiết bị vòng đeo tay theo dõi nhịp tim trong đó có Apple Watch.
Qua đó, họ cho thấy việc ước tính calo tiêu thụ dựa trên nhịp tim có thể cho sai số rất lớn, từ 27-93% tùy từng bài tập và người đeo chúng. Những người đeo vòng sức khỏe thậm chí còn giảm được ít cân nặng hơn những người không có gì để đeo. Bởi họ thường thỏa mãn quá sớm với con số calo mà mình đốt cháy (được đo không chính xác từ chiếc vòng), từ đó ăn nhiều hơn mà không biết mình đang nạp thừa calo trở lại cơ thể.
Muốn khối cơ khỏe mạnh, nhớ bổ sung protein
Protein (hay còn gọi là chất đạm) có vai trò vô cùng quan trọng tạo nên cấu trúc của tế bào, đặc biệt là khối cơ.
Do đó, trong chế độ ăn uống hằng ngày cần phải đáp ứng đủ nhu cầu protein cho cơ thể.
Nếu thiếu protein, cơ thể sẽ gặp phải tình trạng yếu cơ, mệt mỏi, tâm trạng thất thường... và nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Protein là nhóm chất quan trọng giúp xây dựng cơ bắp cho cơ thể, tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh, nếu thiếu protein thì khả năng đáp ứng miễn dịch cơ thể giảm.
Dâu tây là 1 trong các loại quả mọng giúp bổ sung nguồn protein lành mạnh cho cơ thể (Ảnh minh họa từ Internet)
Đặc biệt với đối tượng người đang bị bệnh, đối tượng trung niên, người cao tuổi càng cần khẩu phần protein nhiều hơn cả người trẻ vì khi thiếu hụt protein sẽ dẫn đến yếu cơ, dễ bị té ngã khi di chuyển.
Các chuyên gia cho biết những nguồn protein lành mạnh có thể bổ sung cho cơ thể hằng ngày thông qua các loại thực phẩm như: cá các loại, lòng trắng trứng, thịt gà, các loại sữa ít béo hoặc không béo, sữa chua, các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi, dâu đen, nho...).
Đặc biệt, thức uống giàu protein là lựa chọn tốt giúp bổ sung protein cho cơ thể, cung cấp năng lượng kéo dài, hỗ trợ tăng cường kiểm soát cơn đói (bổ sung protein không béo giúp kiểm soát cơn đói và kiểm soát cân nặng hiệu quả).
Hiểu đúng về xử lý phù nề, vết bầm do chấn thương phần mềm Chấn thương phần mềm (cơ, dây chằng, gân, da và các mô bao quanh...) là chấn thương rất thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã... Chấn thương này gây ra các triệu chứng như vết bầm, phù nề, sưng đau... Người bệnh phục hồi tốt sau phẫu thuật, được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương tại...