4 trường hợp tử vong do cúm A/H1pdm: Chuyên gia khuyến cáo như thế nào?
Sau khi ghi nhận số ca nhiễm cúm chuyển biến nặng và tử vong gia tăng, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế của tỉnh Bình Định khuyến cáo người dân tăng cường tiêm vắc xin phòng cúm mùa.
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1pdm có thể chuyển biến nặng gây tử vong
Theo Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Bình Định), trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh viêm phổi nặng do virus. Trong đó có 9 ca dương tính với Cúm A/H1pdm, 4 ca tử vong. Trước biến chứng nguy hiểm của cúm A/H1pdm, Sở Y tế tỉnh Bình Định có văn bản chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp phòng chống, trong đó khuyến cáo người dân nên chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa.
Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đang điều trị, chăm sóc cho nhiều bệnh nhân có các bệnh về hô hấp. Ảnh: Thu Dịu
Trao đổi với PV, BS.CKII Phạm Châu Duy -Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Định, cho hay, hiện nay thời tiết vào mùa Thu-Đông, mưa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, đặc biệt là virus cúm.
Theo BS. CKII Phạm Châu Duy, bệnh cúm mùa do chủng cúm A/H1pmd là chủng cúm mùa thông thường. Virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 nên có tên là pandemic (pdm).
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1pdm thường có biểu hiện ho, sốt, đau đầu, nghẹt mũi… một số trường hợp có thể bị rối loạn tiêu hóa. Bệnh tự khỏi trong thời gian một tuần khi được điều trị hạ sốt hoặc điều trị theo triệu chứng.
BS CKII Phạm Châu Duy – Trưởng Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đang điều trị, chăm sóc cho nhiều bệnh nhân có các bệnh về hô hấp. Ảnh: Thu Dịu
Video đang HOT
Tuy nhiên, chủng cúm mùa A/H1pdm có thể gây ra biến chứng nặng và nguy hiểm hơn những người có bệnh lý mạn tính tim mạch và hô hấp; người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thể. Một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Tương tự, BS Nguyễn Thanh Truyền – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định (CDC Bình Định), cúm mùa chủng A/H1pdm xuất hiện từ năm 2009, những năm qua ở Bình Định ghi nhận một vài trường hợp nhiễm cúm. Riêng từ tháng 10/2024 đến nay, Bình Định ghi nhận 9 trường hợp dương tính với cúm A/H1pdm, trong đó đã có 4 ca tử vong.
Tiêm vắc xin là giải pháp phòng ngừa hiệu quả
Theo BS Truyền, tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Nhóm cần ưu tiên tiêm vắc xin là trẻ em từ 6 tháng dưới 5 tuổi; người già trên 65 tuổi; phụ nữ có thai và một số người có bệnh nền… Ngoài ra, một nhóm quan trọng mà cần phải tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm đó là nhân viên y tế ở các cơ sở trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Theo BS Truyền, nhóm trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi nên tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm. Ảnh: Thu Dịu
Theo BS Truyền, bệnh cúm xuất hiện vào thời điểm giao mùa do vậy người dân nên lưu ý vào các thời điểm này để phòng bệnh tốt nhất. Những người đã tiêm phòng có thể giảm nguy cơ nhiễm cúm, hoặc sẽ nhẹ hơn trong trường hợp bị bệnh.
Tương tự, BS Lê Trung Hiếu – Trung tâm tiêm chủng VNVC Quy Nhơn, cho hay: “Bệnh cúm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, bệnh cúm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin”.
BS Lê Trung Hiếu – Trung tâm tiêm chủng VNVC Quy Nhơn trao đổi về tiêm vắc xin phòng ngừa cúm mùa. Ảnh:TD
Theo BS Hiếu, hiện nay ở Việt Nam đã có vắc xin thế hệ mới phòng 4 chủng virus cúm gồm 2 chủng cúm A: A/H1N1, A/H3N1 và 2 chúng cúm B: B/Yamagata, B/Victoria. Hiệu quả của vắc xin phòng bệnh tới 90%; quan trọng là giảm các nguy cơ bệnh chuyển biến nặng dẫn tới tử vong.
Lâm Đồng thông tin chính thức về nguyên nhân sản phụ tử vong sau sinh
Sau khi đánh giá kỹ lưỡng mọi quy trình, Hội đồng chuyên môn BVĐK tỉnh Lâm Đồng kết luận, sản phụ K'H.
(trú xã Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm Đồng) tử vong do bị sốc sốt xuất huyết nặng, suy đa phủ tạng không thể hồi phục.
Bệnh viện đón tiếp, xử lý đúng quy trình cho sản phụ
Chiều 9/10, thông tin đến Báo Sức khỏe và Đời sống, bác sĩ Lê Văn Tiến-Giám đốc BVĐK tỉnh Lâm Đồng cho biết, hội đồng chuyên môn của bệnh viện đã chính thức có kết luận nguyên nhân tử vong của sản phụ K'H. (trú xã Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm Đồng).
Theo Hội đồng chuyên môn BVĐK tỉnh Lâm Đồng, ngày 15/9, sản phụ K'H. được người thân đưa đến BVĐK tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, sản phụ được các y, bác sĩ tiếp đón, theo dõi, chăm sóc đúng mực.
Các bác sĩ chẩn đoán, sản phụ H. có thai 38,5 tuần, thai bị suy, vỡ ối, tiền sản giật, suy giáp nên được chỉ định mổ cấp cứu để lấy thai. Trong 1 giờ 1 phút, các y, bác sĩ đã xử lý ca mổ tích cực, vết may dưới tử cung của sản phụ không chảy máu. Sau mổ lấy thai, tình trạng sản phụ ổn định, cháu bé sơ sinh được hồi sức tích cực và chuyển lên tuyến trên (một bệnh viện ở TP.HCM).
Đến ngày 18/9, sản phụ bị sốt, bác sĩ thực hiện thăm khám đầy đủ, đúng quy định và cho y lệnh dùng thuốc. Sản phụ đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt nên 23 giờ 18/9 hết sốt.
Ngày 19/9, sản phụ ở tình trạng vết mổ khô, không sốt, bụng mềm nên gia đình có nguyện vọng xin xuất viện về nhà để chăm sóc cháu bé sơ sinh. Bác sĩ tạo điều kiện cho sản phụ xuất viện và dặn kỹ cách chăm sóc sau hậu phẫu.
BVĐK tỉnh Lâm Đồng, nơi sản phụ H. đã được điều trị đúng quy trình.
Chẩn đoán lúc xuất viện của sản phụ là: Hậu phẫu lấy thai ngày thứ 5, tiền sản giật ổn định, theo dõi viêm họng.
Sản phụ nhập viện lần 2 khi suy đa tạng
Sau khi về nhà, do có bất thường sức khỏe nên ngày 21/9, sản phụ H. được người thân đưa đi nhập viện lần 2 tại BVĐK tỉnh Lâm Đồng. Lần này, các bác sĩ chẩn đoán sản phụ H. bị sốt xuất huyết nặng, sốt cao, tiểu cầu giảm, suy đa tạng...
Tình trạng của sản phụ hoàn toàn phù hợp với biến chứng của bệnh sốt xuất huyết vì bụng vẫn mềm, vết khâu dưới tử cung khô, không có tai biến hay biến chứng phát sinh do mổ lấy thai trước đó.
Theo đánh giá của Hội đồng chuyên môn BVĐK tỉnh Lâm Đồng, các y, bác sĩ đã thực hiện đúng quy trình, tận tình cấp cứu và giải thích rõ ràng tình trạng bệnh cho người nhà sản phụ.
Ngày 26/9, sản phụ H. được cho xuất viện và tử vong sau đó. Sau khi sản phụ H. tử vong, người thân sản phụ đã viết đơn khiếu nại, đề nghị BVĐK tỉnh Lâm Đồng làm rõ hơn nguyên nhân sản phụ H. tử vong.
Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn BVĐK tỉnh Lâm Đồng, chẩn đoán nguyên nhân sản phụ H. tử vong là do sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa phủ tạng không thể phục hồi.
Bác sĩ Lê Văn Tiến-Giám đốc BVĐK tỉnh Lâm Đồng chia sẻ, ngay khi nhận được đơn khiếu nại của chị K'L. (em gái sản phụ H.), bệnh viện đã liên hệ thông báo sẽ giải thích rõ ràng. Sáng 9/10, lãnh đạo bệnh viện trực tiếp giải thích cho chị K'L và bà K'W. (mẹ sản phụ H.) về nguyên nhân sản phụ tử vong. Gia đình đã thấu hiểu, rút đơn khiếu nại và không thắc mắc gì nữa.
FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt mũi FDA vừa phê duyệt FluMist - một loại vaccine cúm dạng xịt mũi mà người dùng có thể thực hiện tại nhà. Đây là loại vaccine cúm đầu tiên được sản xuất dưới hình thức này. Cúm là một bệnh đường hô hấp phổ biến và dễ lây lan do virus cúm gây ra, thường lưu hành vào mùa thu và mùa đông....