4 tiêu chí cần chú ý khi chọn chương trình thạc sĩ lĩnh vực kinh doanh
Thạc sĩ lĩnh vực kinh doanh là một trong những ngành có nhu cầu cao và được các đại học quốc tế chú trọng. Thí sinh chọn trường phù hợp cần được cân nhắc trên nhiều yếu tố.
Theo đà phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu nhân sự cao cấp trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng tăng. Do đó, thạc sĩ khối ngành kinh doanh trở thành chương trình học được quan tâm nhờ giá trị cạnh tranh mang lại cho người học. Tuy nhiên, để lựa chọn được chương trình và trường phù hợp, bạn nên cân nhắc 3 tiêu chí dưới đây.
Điều kiện tuyển sinh của trường
Đa phần chương trình đào tạo thạc sĩ yêu cầu người học có nền tảng chuyên môn hoặc kinh nghiệm việc làm ở lĩnh vực tương ứng. Tuy nhiên, nếu muốn mở rộng chuyên môn sang lĩnh vực kinh doanh nhưng có bằng cử nhân thuộc lĩnh vực khác, hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc, người học nên tìm kiếm những trường có đầu vào không yêu cầu hai yếu tố trên.
Yêu cầu đầu vào linh hoạt tăng cơ hội theo học chương trình thạc sĩ kinh doanh cho sinh viên quốc tế. Ảnh: Education New Zealand.
Đơn cử, chương trình thạc sĩ khối ngành kinh doanh của Đại học Auckland (New Zealand) có yêu cầu tương đối linh hoạt. Người học được yêu cầu tốt nghiệp cử nhân bằng B hoặc điểm trung bình 7.0/10.0, IELTS 6.5 trở lên. Ngành học ở bậc cử nhân của bạn có thể về lĩnh vực kinh doanh hoặc nhóm ngành liên quan, như kỹ thuật, khoa học, công nghệ và có thể không yêu cầu kinh nghiệm làm việc.
Bên cạnh đó, các trường New Zealand cũng cho phép người học chuyển đổi linh hoạt. Trong trường hợp không thể tiếp tục chương trình thạc sĩ đang theo học, sinh viên có thể lựa chọn chuyển đổi các môn đã học sang chương trình chứng chỉ sau đại học tương ứng.
Mục tiêu của bạn trong tương lai
Một tiêu chí quan trọng khác cần cân nhắc khi chọn trường học thạc sĩ lĩnh vực kinh doanh là cơ hội làm việc trong tương lai. Người học có thể cân nhắc những ngành nghề đang có nhu cầu nhân lực cao và tiềm năng thăng tiến trong thị trường việc làm. Hiện New Zealand có nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ kinh doanh với các ngành rất hấp dẫn về công nghệ số, phát triển bền vững, kinh doanh toàn cầu…
Môi trường quốc tế giúp bạn mở rộng mối quan hệ và cơ hội việc làm. Ảnh: Education New Zealand.
Lựa chọn những trường có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp cũng mang đến nhiều lợi ích cho người học. Anh Nguyễn Tiến Dũng (Thạc sĩ Tài chính ứng dụng và kinh tế, ĐH Canterbury, New Zealand) cho biết, ngay trong học kỳ thứ 2, anh đã có cơ hội thực tập với Ngân hàng đầu tư Northington Partners Ltd. Nhờ đó, anh tích lũy được kinh nghiệm làm việc với dự án thực tế, cũng như các kỹ năng quan trọng cho công việc sau này.
New Zealand còn ghi điểm nhờ có chính sách visa làm việc 3 năm dành cho sinh viên quốc tế tốt nghiệp cử nhân trở lên, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với môi trường làm việc quốc tế và tự tin cạnh tranh trên thị trường việc làm toàn cầu.
Video đang HOT
Uy tín và thứ hạng của trường trên thế giới
Ngoài kiến thức, kỹ năng và mối quan hệ, bằng cấp từ những trường có thứ hạng cao trên toàn cầu sẽ là điểm sáng, tạo lợi thế nổi bật cho bạn khi tham gia ứng tuyển vào những vị trí cao cấp tại tập đoàn quốc tế. Theo đó, sinh viên nên tham khảo các bảng xếp hạng uy tín như QS Ranking, Time Higher Education, AACSB International (Association to Advance Collegiate Schools of Business)… để lựa chọn trường theo học.
Thứ hạng và uy tín của trường sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Ảnh: ENZ.
Xét theo các bảng xếp hạng này, New Zealand được thế giới đánh giá cao về chất lượng đào tạo nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng khi tất cả 8 trường đại học của quốc gia này nằm trong top 3% của thế giới ( QS Ranking 2020). ĐH Auckland và ĐH Waikato nhận được chứng nhận Triple Crown từ tổ chức AACSB International (chỉ 1% trường đào tạo về lĩnh vực kinh doanh trên thế giới được trao chứng nhận này).
ĐH Massey, ĐH Công nghệ Auckland và ĐH Canterbury cũng nằm trong top 5% trường kinh doanh hàng đầu thế giới theo AACSB International. Còn bằng MBA của ĐH Otago xếp hạng 1 thế giới theo QS Ranking for online MBA 2020.
Mức học phí phù hợp khả năng tài chính
Tài chính là một trong những tiêu chí sinh viên cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Để có thể tối ưu trải nghiệm, bạn nên lựa chọn trường có học phí và chi phí sống phù hợp với khả năng tài chính của mình. Ngoài ra, những trường có chính sách học bổng, làm thêm từ Chính phủ sở tại, thời gian học ngắn cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.
Chương trình và địa điểm học phù hợp với khả năng tài chính sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn. Ảnh: ENZ.
Đây cũng là một tiêu chí giúp New Zealand trở thành điểm du học được nhiều sinh viên lựa chọn cho chương trình thạc sĩ nhóm ngành kinh doanh.
Học phí trung bình tại đây dao động từ 41.000 đến 82.000 NZD/khoá học, tùy chương trình đào tạo. Phần lớn khóa học thạc sĩ kéo dài 12-18 tháng, ngắn hơn so với nhiều quốc gia khác. Đi cùng đó, chi phí sinh hoạt tại đây cũng được đánh giá là không quá cao.
Không chỉ có mức học phí cạnh tranh, chi phí sinh hoạt dễ chịu, các trường tại quốc gia này còn có nhiều học bổng giá trị (10.0000-30.000 NZD) cho sinh viên quốc tế.
Chính phủ New Zealand cũng hỗ trợ sinh viên quốc tế làm thêm bán thời gian trong khi học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ, góp phần tăng trải nghiệm và kỹ năng.
Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) sẽ tổ chức chuỗi hội thảo về chương trình thạc sĩ nhóm ngành kinh doanh – “Business Master Degrees for the Future” vào tháng 6. Đây là cơ hội để bạn đọc cập nhật thông tin mới nhất về học bổng, quyền lợi sinh viên và triển vọng nghề nghiệp của các khoá học Business Master, từ đại diện của 6 trường đại học hàng đầu New Zealand. Ngoài ra, bạn còn được gặp gỡ, nhận tư vấn từ các cựu sinh viên, sinh viên đang trực tiếp theo học.
Buổi 1: 12h – 13h, ngày 11/6; diễn giả đến từ ĐH Auckland, ĐH Canterbury, ĐH Waikato. Bạn đọc đăng ký tại https://enz.zoom.us/webinar/register/7315909976797/WN_PV46qTfCSt2XzLhHTu_ABQ
9X bứt phá sau hai năm bỏ bê học hành
Xếp loại trung bình trong hai năm đầu đại học, tới năm cuối Phùng Nhật Minh có bài báo đăng tạp chí ISI (nhóm Q1), trúng tuyển học thạc sĩ và tiến sĩ tại Hàn Quốc.
Ngày đầu tháng 6, Nhật Minh, 23 tuổi, quê Hà Nội dậy sớm, lên phòng thí nghiệm (lab) ở Viện nghiên cứu Kỹ thuật và Công nghệ gốm Hàn Quốc (KICET). Suốt một tháng rưỡi qua, Minh ở lab từ sáng tới hơn 6h chiều để nghiên cứu về vật liệu bán dẫn vùng cấm rộng, thuộc lĩnh vực khoa học vật liệu. Tối về phòng, Minh học online theo chương trình của Đại học Quốc gia Changwon.
"Bị ảnh hưởng bởi Covid-19, em đã rất khó khăn để đưa ra quyết định sang Hàn Quốc vào tháng 3, nhưng mọi chuyện đều rất ổn. Em vui vì được học tập và nghiên cứu ở môi trường mới", Minh nói, cho biết đây là điều chưa bao giờ tưởng tượng ra trong suốt hai năm đầu ở Đại học Bách khoa Hà Nội.
Minh tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội vào tháng 1, sớm một kỳ so với các bạn cùng khóa 60. Trước đó tháng 11/2019, song song với việc chuẩn bị đồ án tốt nghiệp, Minh đã làm hồ sơ dự tuyển hệ thạc sĩ và tiến sĩ tại Viện nghiên cứu KICET. Sau khi tham gia phỏng vấn với giáo sư của viện, Minh được trao suất học bổng toàn phần. Chàng trai Hà Nội sẽ có 5 năm nghiên cứu khoa học ở đây, đồng thời học bậc thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Changwon.
Dù chỉ đạt điểm tổng kết 2.91/4.0, chưa kịp thi lấy chứng chỉ IELTS do Covid-19, Minh vẫn thuyết phục được các giáo sư ở KICET nhờ phần phỏng vấn và thành tích nghiên cứu khoa học đã đạt được, nổi bật nhất là giải nhì cuộc thi "Sáng tạo trẻ Bách khoa", một bài báo trên tạp chí Vietnam Journal of Science and Technology cùng hai bài hội nghị trong nước và quốc tế.
Phùng Nhật Minh vừa tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tháng 4, một bài báo với chủ đề ứng dụng hạt nano để nhận biết tồn dư hóa chất trong môi trường mà Minh là đồng tác giả được đăng trên New Journal of Chemistry - tạp chí danh mục ISI, có chỉ số ảnh hưởng thuộc nhóm cao nhất (Q1).
Nhìn vào thành tích nghiên cứu khoa học trong 4-5 năm trên ghế nhà trường, ít ai nghĩ Minh có hai năm đầu đại học bết bát. Năm 2015, chàng trai Hà Nội vui sướng vì đỗ vào chuyên ngành Vật liệu điện tử và Công nghệ nano, Viện Vật lý Kỹ thuật của Đại học Bách khoa Hà Nội theo đúng nguyện vọng. Sau ba năm THPT và ôn thi căng thẳng, Minh cho phép mình "xả hơi", dành thời gian cho sở thích cá nhân như chơi game, học guitar thay vì tập trung vào việc học trên lớp.
"Chương trình học toàn môn đại cương khá nhàm chán trong khi em chưa xác định được mục tiêu sau khi ra trường nên đã lười lại càng thêm lười", Minh nói. Kết quả, Minh chỉ đạt 2.37/4, xếp loại trung bình.
Đến cuối năm hai, phải làm đồ án môn học đầu tiên, bắt đầu động chạm vào nghiên cứu, tự mày mò lập trình vi điều khiển, mạch điển tử, Minh hứng thú. Đầu năm ba, nam sinh ứng tuyển vào nhóm nghiên cứu về các hướng ứng dụng y sinh và môi trường của GS Lê Anh Tuấn, bắt đầu chuỗi ngày gắn bó với lab, rồi thấy hợp và dần đam mê.
Những ngày đầu, khi mới làm quen với lab, Minh đa số dành thời gian để đọc báo. Sau dần, em được tham gia vào làm nghiên cứu để hướng tới các bài báo đăng trên tạp chí hay tham gia hội nghị trong và ngoài nước. Bài đầu tiên của em là bài hội nghị quốc tế về vật liệu tiên tiến và công nghệ nano (ICAMN2019) hồi tháng 10/2019. Minh cùng nhóm nghiên cứu đã mất 9 tháng cho bài này.
Minh tóm lược công việc nghiên cứu của mình bằng các công đoạn như xác định hướng nghiên cứu; tìm bài báo cùng chủ đề mà những nhà khoa học trong và ngoài nước đã thực hiện; định hướng xem sẽ nghiên cứu cái gì, tìm ra điểm mới gì và đi sâu như thế nào. Với bài đầu tiên, em gặp khó khăn ở tất cả khâu.
Vốn học thiên Khoa học tự nhiên từ những năm THPT và không chú trọng tiếng Anh, Minh chật vật đọc các bài báo quốc tế với rất nhiều từ chuyên ngành mới, đến mức nhiều lúc muốn đầu hàng vì khó và khô khan. Thế nhưng, đam mê nghiên cứu khoa học thôi thúc Minh học tiếng Anh, bắt đầu đi học từ TOEIC rồi IELTS. Quá trình đọc bài báo quốc tế, Minh tích lũy được nhiều từ hơn rồi dần dần bớt khó khăn khi đọc các bài tương tự.
"Các bài báo khoa học tập trung vào một lĩnh vực nhất định sẽ có một kho từ chuyên ngành và cấu trúc các bài gần như nhau nên em dần biết cách đọc lướt nhưng vẫn tóm lược được bài báo và chỉ tập trung vào phần mình muốn khai thác", Minh chia sẻ. Khi tên mình xuất hiện trên bài hội nghị đầu tiên, Minh có thêm động lực, cũng chắc chắn hơn với hướng đi của mình.
Song song với nghiên cứu ở lab, đầu năm 2019, Minh quyết định tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học ở trường để ghi dấu ấn. Em nghĩ tới sản phẩm vòng đai theo dõi các chỉ số thiết yếu trong vận động rồi mất 5 tháng để hoàn thành sản phẩm với các chức năng như đưa ra chỉ số nhịp tim, bước chạy, huyết áp rồi dữ liệu được đưa lên mạng để AI phân tích, ra lời khuyên cho người dùng xem cần tập luyện ra sao, cải thiện những chỉ số nào.
Minh chia sẻ đã rất vất vả khi nghiên cứu sản phẩm này bởi kiến thức nền không thiên về điện tử và phải tự học từ con số 0, từ nghiên cứu công nghệ, lập trình, thiết kế mạch. Đến khi mang tới cuộc thi trong sự kiện Tháng sinh viên nghiên cứu khoa học của trường, Minh chỉ đạt giải khuyến khích.
"Thật đáng thất vọng khi em đã dành nhiều tâm huyết mà kết quả không thực sự như ý", Minh nói. Chàng trai quyết định rủ thêm ba bạn khác cùng nghiên cứu, cải thiện sản phẩm để tham dự một cuộc thi khác là "Sáng tạo trẻ Bách khoa" diễn ra từ tháng 7 đến 12. Kết quả, nhóm Minh đạt giải nhì.
Minh ở viện KICET, nơi em sẽ gắn bó trong 5 năm tới. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Giải nhì ở một cuộc thi lớn như làn gió mát xoa dịu những stress Minh phải chịu đựng từ tháng 8/2019 đến đầu năm 2020. Đó cũng là giai đoạn khó khăn nhất thời sinh viên của em. Không chỉ làm sản phẩm dự thi Sáng tạo trẻ Bách khoa, nghiên cứu khoa học để viết bài báo, Minh phải làm đồ án tốt nghiệp, chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển du học bậc thạc sĩ và tiến sĩ.
"Mỗi lần stress đến độ muốn bỏ cuộc, em lại nghĩ đến lý do mình đã bắt đầu. Em thường tự hỏi tại sao lại bỏ khi đang ở giai đoạn cuối cùng của mọi công việc để tiếp tục", Minh nói.
Vì hai năm đầu chểnh mảng chuyện học hành, Minh kết thúc quãng thời gian đại học với số điểm tổng kết 2.91/4.0 và tấm bằng kỹ sư loại khá, thấp hơn rất nhiều bạn bè tốt nghiệp sớm một kỳ như mình. Với số điểm này, Minh không thể nộp hồ sơ vào các trường, viện nghiên cứu ở Mỹ, Đức hay Pháp, nhưng vẫn hài lòng với những gì đã có.
Chương trình học của Minh ở Hàn Quốc là làm việc ở viện nghiên cứu nhưng học ở trường đại học thay vì vừa nghiên cứu vừa học trong trường như nhiều bạn khác. Hiện, việc học và nghiên cứu của Minh thuận lợi do trường dạy online. Thời gian tới, khi trường tổ chức học tập trung, Minh chỉ có thể nghiên cứu cách ngày để dành thời gian di chuyển khoảng 100 km mỗi ngày bằng tàu điện giữa viện nghiên cứu và trường đại học. Chàng trai hy vọng sẽ hoàn thành tốt 5 năm ở Hàn Quốc, lấy bằng tiến sĩ trước khi quay về Việt Nam.
GS Lê Anh Tuấn, người hướng dẫn Minh nghiên cứu suốt từ năm ba, đánh giá Minh rất phù hợp và có đủ khả năng để nghiên cứu khoa học. Em luôn chủ động thực hiện các thí nghiệm, phép đo, phân tích, xử lý số liệu rồi cùng các thầy viết thành công trình khoa học.
"Minh đã tiến bộ rất nhiều trong hai năm cuối để trở nên khác biệt với những sinh viên còn lại", thầy Tuấn nói và cho biết đó là lý do thầy giới thiệu Minh với KICET - một trong những viện nghiên cứu hàng đầu ở Hàn Quốc bởi chắc chắn khả năng nhận được học bổng của học trò.
Sinh viên học chương trình tích hợp Cử nhân-Thạc sĩ tốt nghiệp được cấp 2 bằng Cử nhân và Thạc sĩ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, từ khóa tuyển sinh năm 2020 (K65), các chương trình đào tạo của trường được thiết kế theo 3 mô hình, sinh viên có thể quyết định lựa chọn và đăng ký chương trình phù hợp vào cuối năm thứ 3, tùy theo điều kiện. Theo thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm...