4 thực phẩm có chứa thành phần hóa học biến chất, độc hại: Ăn nhiều có thể bị ngộ độc
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là 4 loại thực phẩm họ không bao giờ ăn, vì chúng tiềm ẩn thành phần hóa học hoặc chất độc hại, có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn nhiều.
Mỗi ngày chúng ta ăn vào cơ thể mình rất nhiều loại thực phẩm , từ đó có rất nhiều chất được hấp thụ vào cơ thể. Trong đó, có cả chất có lợi và chất có hại, có tốt, có xấu.
Làm sao để nhận biết được đâu là thực phẩm tốt cho cơ thể, đâu là những thứ độc hại hoặc không an toàn để tránh? Bài viết này của các chuyên gia dinh dưỡng đăng trên Kênh Tin nhanh dinh dưỡng (TQ) giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho bản thân và gia đình mình.
4 loại thực phẩm có thành phần hóa học độc hại
1. Bí đỏ để quá lâu
Trong cuộc sống hàng ngày, bí đỏ trong quá trình trồng trọt và chăm sóc ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết, thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng… rất dễ hư hỏng. Sau khi ra quả và phát triển hết kích thước, cây vẫn cần một thời gian sau đó mới nuôi quả đến lúc chín già.
Một số người thích ăn bí đỏ xanh nên sẽ thu hoạch sớm. Nhưng cũng có những người thu hoạch xong không ăn ngay, mà chờ cho bí đỏ tự chín thêm sau khi họ tích trữ quả đã thu hoạch trong nhà.
Việc tích trữ bí đỏ trong thời gian dài trước khi ăn thực tế lợi bất cập hại do bị biến chất. Một số người sẽ cảm thấy sau khi bí đỏ để lâu, có cảm giác ngọt hơn (bị xuống nước) do hàm lượng đường trong bí tăng lên. Tuy nhiên, bí để lâu nếu ăn vào sẽ dễ có cảm giác bị chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí một số trường hợp nghiêm trọng còn xuất hiện các trạng thái nôn mửa.
2. Cà chua chưa chín, vẫn còn màu xanh
Cà chua xanh hay cà chua chưa đủ chín kỹ là một trong những thực phẩm bạn không nên ăn. Nhiều người không biết hoặc ít khi nghe đến chất solanine – được cho là có nhiều trong cà chua xanh. Trên thực tế, solanine là một chất độc ẩn chứa trong phần màu xanh của quả cà chua. Vì vậy, khi chúng ta ăn quả cà chua còn xanh, sẽ ăn vào cơ thể chất độc này.
Sau khi ăn, có cảm giác như có kiến bò trên môi, tê môi, có vị đắng khác thường, nếu ăn nhiều có thể gây chóng mặt và nôn mửa, do đó, mọi người cố gắng không ăn cà chua xanh, không chỉ có cảm giác tồi tệ mà còn gây ngộ độc thực phẩm.
Video đang HOT
3. Mộc nhĩ tươi
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc nhiều với chất axit tannic. Đặc biệt, thành phần và hàm lượng axit tannic trong mộc nhĩ đen tươi ở mức cao. Nếu ăn món mộc nhĩ tươi, chất này sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày. Nếu ăn quá nhiều, có thể dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và các hiện tượng khác.
Vì vậy, thông thường bạn chỉ nên sử dụng mộc nhĩ khô, không nên dùng mộc nhĩ tươi mới thu hoạch, và càng không nên sử dụng nhiều, có thể dẫn đến ngộ độc.
4. Giá đỗ không có rễ
Có rất nhiều người thích ăn giá đỗ, nhưng có một loại giá đỗ mà bạn tuyệt đối không nên mua, dù nó rất rẻ, rất tươi ngon. Đó chính là loại giá đỗ không có rễ, hoặc rễ rất ngắn.
Bởi vì thực tế, có thể bạn không biết, trong quá trình sản xuất giá đỗ, nhà sản xuất vì không muốn giá mọc rễ (trông có cảm giác bị xấu) sẽ cho thêm chất bảo quản và nguyên liệu hóa học để thúc đẩy tăng trưởng và làm cho giá đẹp hơn.
Ngoài ra, nhiều người sản xuất còn cho thêm chất làm trắng giá và chất bảo quản tươi lâu – đây là những chất cấm sử dụng trong thực phẩm vì chúng gây hại cho cơ thể.
Nếu ăn phải những chất này trong thời gian lâu dài có thể có nguy cơ gây hại cho toàn bộ sức khỏe cơ thể bạn.
Nhiều người không biết rằng, có rất nhiều thực ph ẩm thực sự nếu ăn không đúng cách có thể gây ngộ độc, có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau, từ chóng mặt, nôn mửa, khó chịu, mất trọng lượng, thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm, đe dọa sức khỏe và tính mạng.
Những thực phẩm nêu trên bạn nên chú ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Theo giadinh.net.vn
Có 1 bộ phận ngày ngày phải thải độc nhưng cơ chế thải thế nào thì không phải ai cũng biết
Là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể nhưng cơ chế thải độc như thế nào, cùng tìm hiểu ngay.
Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể - ai cũng biết, thế nhưng bạn tin không, bộ phận nặng khoảng 1,4kg này lại phải làm việc "hùng hục" tới 24 giờ/ngày?
Nhìn thoạt qua thì chẳng mấy quan trọng nhưng lá gan "nhỏ bé" kia lại thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau như một kho chứa, một trung tâm sản xuất hay một nhà máy xử lý chất độc hại. Và mỗi chức năng này lại liên quan đến nhiều nhiệm vụ trọng yếu khác.
Không sai khi nói rằng, nếu không có lá gan, cơ thể chúng ta sẽ ngừng hoạt động.
Một trong những hoạt động chính của gan đó là lọc máu. Gan nhận "hàng" từ 2 nguồn chính. Động mạch gan lấy máu từ tim và tĩnh mạch cửa lấy máu từ ruột.
Hai nguồn này chuyển đến gan nhiều chất dinh dưỡng. Tại đây, nó được phân loại và xử lý, lưu trữ với sự giúp đỡ của hàng ngàn "nhà máy xử lý" rất nhỏ bên trong được gọi là tiểu thùy gan. Các dòng máu này cũng mang theo oxy giúp gan hoạt động tốt.
Dòng máu từ ruột chứa nhiều carbonhydrate, chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Và đương nhiên, chúng sẽ được xử lý khác nhau.
Với carbonhydrate, gan sẽ "bẻ gãy" và chuyển hóa chúng thành đường, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đôi khi, cơ thể giữ lại những chất dinh dưỡng chưa cần dùng tới và gan có nhiệm vụ "bảo quản" chúng ở trong một chiếc kho.
Kho lưu trữ này để dùng trong tương lai khi mà cơ thể "cầu cứu", cần thêm các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, cùng với những chất dinh dưỡng thì dòng máu đến gan cũng ẩn chứa nhiều chất độc và phế phẩm mà cơ thể không thể sử dụng.
Gan quản lý chúng khá gắt gao. Khi phát hiện chất độc hoặc chất nào vô dụng, nó sẽ biến chúng thành thứ không gây hại cho cơ thể hoặc cô lập, thải ra ngoài qua đường thận và ruột.
Bên cạnh đó, gan cũng được cho là 1 nhà máy hữu ích khi sản xuất rất nhiều thứ từ protein huyết tương đến cholesterol (giúp cơ thể sản xuất hormone).
Gan cũng còn có thể tạo ra vitamin D và các chất hỗ trợ tiêu hóa. Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của gan đó là dịch mật.
Dịch mật sử dụng các tế bào gan (được gọi là hepatocytes) để biến các sản phẩm độc hại dư thừa thành 1 chất dạng lỏng màu xanh.
Khi được sản xuất, chất dịch này được đưa đến 1 "bình chứa" nhỏ dưới gan được gọi là túi mật. Sau đó, nó nhỏ giọt vào ruột để giúp phân giải chất béo, tiêu diệt vi khuẩn, trung hòa axit.
Dịch mật màu xanh này còn giúp đưa các chất độc và phế phẩm từ gan ra ngoài cơ thể.
Và như bạn thấy, gan là cơ quan cực kỳ kì diệu, phải hoạt động nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Muốn hệ thống phức tạp này vận hành trơn tru, ta cần phải giữ cho nó khỏe mạnh, không bị quá tải bởi các chất độc nhé!
Theo Helino
Nội tạng không tốt cho sức khỏe Cuối năm 2017, Bộ NN-PTNT công bố dự thảo luật Chăn nuôi. Một trong những nội dung quan trọng được dư luận ủng hộ là cấm nhập khẩu nội tạng động vật; gia súc, gia cầm sống già - loại thải về VN giết mổ lấy thịt. Thời gian qua, VN nhập khẩu rất nhiều sản phẩm và phụ phẩm của ngành chăn...