4 thứ này nhất định phải nấu chín mới được ăn
Tất cả chúng ta đều biết rằng không nên ăn thịt gà hay thịt heo sống. Bên cạnh đó, có những loại thực vật mà ít người biết rằng cũng không được ăn sống vì tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc.
Bột mì có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli trong quá trình thu hoạch và xay nhuyễn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Để đảm bảo sức khỏe, những món sau cần phải được nấu chín trước khi ăn, theo MSN.
1. Đậu lima
Đậu lima cần phải luôn được nấu chín trước khi ăn. Trong đậu có chứa một hợp chất gọi là cyanogenic glycoside, được giải phóng khi đậu bị nhai sống.
Đậu lima – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Cyanogenic glycoside đi vào cơ thể có thể gây ngộ độc. Tự giải phóng chất độc khi bị tấn công là cơ chế tự vệ của đậu lima khi bị côn trùng, động vật trong tự nhiên ăn.
2. Bột mì
Ăn bột chưa nấu chín có thể gây bệnh đường ruột do bột dễ bị nhiễm vi khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy từ lúc thu hoạch lúa mì trên cánh đồng đến khi xay thành bột có thể tiếp xúc và bị nhiễm E.coli, theo MSN.
E.coli là loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột phổ biến. Chúng có thể bị tiêu diệt khi nấu chín bột mì.
Hạnh nhân sẽ có 2 loại là hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Trong hạnh nhân đắng có chứa chất hydrocyanic acid. Đây là chất độc và có thể gây tử vong.
Các khuyến cáo sức khỏe cho biết nếu ăn hạnh nhân đắng chưa qua chế biến, một đứa trẻ có thể tử vong nếu ăn từ 7 đến 10 quả. Một người trưởng thành nặng 68 kg có thể tử vong nếu ăn từ 10 đến 70 quả hạnh nhân đắng chưa qua chế biến, theo MSN.
4. Khoai môn
Cả lá và củ khoai môn đều có thể ăn được. Tuy nhiên, tất cả phải nấu chín kỹ trước khi ăn. Khoai môn còn sống chứa chất calcium oxalate, có thể gây cảm giác tê ở miệng hoặc nghẹn ở cổ.
Calcium oxalate cũng chất góp phần gây bệnh sỏi thận. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần mang bao tay khi chế biến khoai môn, theo MSN.
Ăn uống hợp vệ sinh mà vẫn cứ bị tiêu chảy, hóa ra nguyên nhân lại đến từ một vật dụng quen thuộc mà hầu như nhà ai cũng có
Theo các chuyên gia đây chính là nguyên nhân khiến gia đình bạn luôn bị bệnh, đặc biệt là bị tiêu chảy.
Miếng bọt biển rửa bát là một vật dụng vô cùng quen thuộc đối với mọi gia đình. Thông thường mọi người có thói quen xài một miếng bọt biển lâu vì nó chưa cũ cũng như chưa bị hao mòn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây chính là nguyên nhân khiến gia đình bạn luôn bị bệnh, đặc biệt là bị tiêu chảy.
Miếng bọt biển rửa bát - ổ vi khuẩn tiềm ẩn
Miếng bọt biển rửa chén mà nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn và vi trùng gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa).
Mới đây, Bộ Y tế Cộng Đồng của Malaysia đã đăng tải lên facebook lời cảnh báo về việc miếng bọt biển "bẩn" như thế nào sau một thời gian sử dụng. Theo đó, miếng bọt biển mang trong mình rất nhiều vi khuẩn như Acinetobacter, Moraxella, Escherichia coli (E.coli) và thậm chí cả nấm. Đây đều là những loại vi khuẩn gây ra bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Vi khuẩn acinetobacter được biết đến là một loại vi khuẩn có khả năng đề kháng với kháng sinh rất mạnh, nó là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi bệnh viện làm nhiều rất nhiều người tử vong.
- Vi khuẩn Moraxella là vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang và viêm phổi ở trẻ em.
- Vi khuẩn E.coli là loại vi khuẩn gây ra bệnh nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng khiến người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng và sốt. Ngoài ra, vi khuẩn E.coli còn thông qua đường tiêu hóa xâm nhập vào các mạch máu làm tổn thương các cơ quan nội tạng như tim, thận, não khiến bệnh nhân có thể tử vong. Chưa kể, nó còn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não.
Trong miếng bọt biển rửa bát có chứa vi khuẩn E.coli khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng và sốt (Ảnh minh họa).
- Nấm mốc thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt và ấm áp. Khi hít phải nấm mốc, cơ thể bạn sẽ có phản ứng tương tự như hít phải bụi hay phấn hoa, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, nhức ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, nổi mề đay, ho, hen suyễn, buồn nôn,... Một số loại nấm mốc còn sản sinh ra độc tố mycotoxin - gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người và động vật.
Mọi người thường nghĩ rằng cứ giặt miếng bọt biển bằng nước rửa chén là đã sạch, nhưng đã có những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng vi trùng vẫn tồn tại ngay cả khi bạn đã ngâm miếng bọt biển trong nước rửa chén.
Do đó, tốt nhất bạn nên thay miếng bọt biển rửa bát mỗi tuần hoặc hai tuần là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và vi trùng gây bệnh.
Bên cạnh đó, bạn nên làm sạch miếng bọt biển rửa bát thường xuyên bằng cách: Một là đun sôi miếng bọt biển trong 5 phút. Hai là cho miếng bọt biển vào trong một bát nước và để vào lò vi sóng hâm nóng trong 2 phút.
Tuy nhiên, dù vệ sinh miếng bọt biển hàng ngày, bạn vẫn nên thay miếng mới khi đến hạn định hoặc khi nó có mùi.
Bộ ảnh kêu gọi không chủ quan trong thời điểm 'bình thường mới' Bộ ảnh thú vị về những thói quen cần điều chỉnh để phòng dịch như tránh bắt tay, chạm vào thực phẩm sống ở chợ, hạn chế buôn chuyện nơi công sở... "Hãy thiết lập trạng thái bình thường mới vừa đẩy mạnh kinh tế, xã hội vừa chống dịch hiệu quả" - câu nói mà chúng ta nghe trước mỗi cuộc điện...