4 thành phần độc hại trong mỹ phẩm
Các chất tạo bọt, bảo quản, tạo mùi hương hay diệt khuẩn thường có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe.
Phái đẹp luôn muốn sở hữu một sản phẩm kỳ diệu, đem lại sự trẻ trung và xinh đẹp. Để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp là điều vô cùng khó khăn. Các loại mỹ phẩm, sản phẩm trang điểm tràn ngập thị trường, với các “công nghệ tiếp thị” tuyệt vời về hiệu quả tức thì. Tuy nhiên chị em lại không biết, không để ý đến các thành phần làm ra các sản phẩm ấy có chứa các chất độc hại, gây tổn thương làn da và cơ thể. Hãy cùng Ngoisao.net “điểm mặt” một số thành phần chị em cần hạn chế:
1. Sodium lauryl / Laureth Sulfate
Có trong các sản phẩm: Dầu gội, sữa rửa mặt, chất tẩy rửa cơ thể, sữa tắm dành cho trẻ, kem đánh răng.
Tác dụng: Tạo bọt cho sản phẩm.
Ký hiệu trên nhãn sản phẩm: Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate.
Tác dụng nguy hiểm: SLS hoạt động như một chất tẩy rửa, gây khô da và có thể hình thành các hợp chất gây ung thư khi kết hợp với một hóa chất nào đó khác. Bên cạnh đó, nó còn làm tăng khả năng hấp thụ, thay đổi cấu trúc da, cho phép các chất hóa học khác dễ dàng thấm vào hệ thống tuần hoàn hơn. Có một số hãng mỹ phẩm sử dụng chúng như một thành phần để tạo bọt. Một số khác lại dùng chúng để kiểm tra khả năng gây tấy rát cho da.
2. Phthalates
Có trong các sản phẩm: Xịt tóc, son môi, nước hoa và sơn móng.
Tác dụng: Chất mang hương liệu tổng hợp.
Video đang HOT
Ký hiệu trên nhãn sản phẩm: Benzylbutyl phthalate (BzBP), Di-n-butyl phthalate hoặc Dibutyl phthalate (DBP)
Tác dụng nguy hiểm: Phthalates ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Phụ nữ khi mang thai tiếp xúc với hóa chất này có nguy cơ gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, phthalates còn gây nguy hại đến phổi, thận và gan. WHO khuyến cáo, đây là chất có thể gây ung thư. Nhiều nhà sản xuất đã loại bỏ thành phần này ra sản phẩm của họ, nhưng theo ước tính, có đến 70% các sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa phathalates.
3. Triclosan
Có trong các sản phẩm: Xà phòng, kem đánh răng.
Tác dụng: Diệt khuẩn.
Ký hiệu trên nhãn sản phẩm: Triclosan, 5-chloro-2- (2,4-dichlorophenoxy) phenol
Tác dụng nguy hiểm: Phụ nữ mang thai tiếp xúc với triclosan sẽ làm ngăn chặn dòng lưu chuyển của máu đến với bào thai, khiến não thai nhi thiếu oxy cần thiết và có thể gây phát triển bất bình thường. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất này thường xuyên còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh liên quan đến cơ bắp.
4. Formaldehyde
Có trong các sản phẩm: Sơn móng tay, khử mùi cơ thể, dầu gội.
Tác dụng: Hoạt động như một chất bảo quản hóa học.
Ký hiệu trên nhãn sản phẩm: Formaldehyde, DMDM hydantoin, Quaternium-15, 2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol, và Sodium hydroxylmethylglycinate
Tác dụng nguy hiểm: Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, đặc biệt là gây ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi. Formaldehyde là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai bị nhiễm có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Ngoài ra, theo Magforwomen, nước hoa tổng hợp, parabens, propylene glycol và DEA/ TEA là một số chất có trong thành phần mỹ phẩm gây độc hại cho làn da và cơ thể mà bạn nên tránh. Để hạn chế tác hại của những hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm đối với người sử dụng bạn nên mua những loại mỹ phẩm của những hãng uy tín, được các nhà khoa học đánh giá cao. Ngoài ra, phái đẹp nên sử dụng những chất có sẵn trong tự nhiên và cuộc sống hàng ngày như: trà xanh, tinh dầu dừa, lô hội, các loại tinh dầu thực vật có nguồn gốc tự nhiên để làm đẹp, đảm bảo sức khỏe.
Theo Ngoisao
6 hóa chất dễ dàng làm bạn béo
Chê đô ăn uông, lôi sông ít vân đông, hay môt môi trường nhiêu hóa chât tiêm ân bạn tiêp xúc có thê tác đông tiêu các cực kích thích tô gây béo phì trong cơ thê. 6 hóa chât điên hình dưới đây là những nguyên nhân chính làm gia tăng sô đo vòng 2.
Atrazine
Theo cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), Altrazine là một trong các thành phần của chất diệt cỏ được sử dụng rộng rãi tại Mỹ. Altrazine phá vỡ chức năng bình thường của tế bào ty thể - gây ra sự đề kháng insulin ở động vật. Những cuộc kiểm tra của EPA từ năm 2003 đến nay cùng các tài liệu nghiên cứu mới được công bố công nhận sự có mặt của Altrazine trong nguồn nước uống. Bạn có thể hạn chế tiếp xúc với altrazine bằng cách chọn nguồn thực phẩm hữu cơ an toàn.
Bisphenol - A (BPA)
BPA từ lâu đã được biết đến như chất dẻo thường sử dụng để lưu trữ trong thực phẩm và đồ uống. BPA giống như estrogen, làm suy giảm chức năng sinh sản và cũng là một hợp chất gây béo phì. Nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Quốc Tế về Béo Phì, BPA còn tăng nguy cơ gây viêm và thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào chất béo. Nếu bạn mua hàng hóa đóng hộp hoặc thực phẩm trong hộp nhựa (bao gồm cả nước uống đóng chai), hãy chắc chắn rằng sản phẩm của bạn được dán nhãn "BPA free" (không chứa BPA).
Thủy ngân
Một lượng nhỏ thủy ngân thường được sử dụng trong xi - rô để tạo chất làm ngọt. Ngoài ra, thủy ngân được dùng để giữ các loại cá đông lạnh hoặc đóng hộp như cá ngừ mà bạn chỉ nên sử dụng tối đa ba hộp/ tuần.
Triclosan
Xà phòng, dung dịch vệ sinh tay, kem đánh răng thường được thêm triclosan bởi đặc tính kháng khuẩn của nó. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra hóa chất này có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp, gia tăng sức đề kháng của vi khuẩn và phá vỡ nội tiết. Thêm vào đó, triclosan làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp ở người. Bạn nên kiểm tra thành phần nhãn mác không có triclosan trong các sản phẩm nước rửa tay, xà phòng và kem đánh răng.
Phthalates
Hóa chất này được bổ sung vào nhựa để nâng cao độ bền, tính linh hoạt và dẻo dai cho sản phẩm. Chúng được tìm thấy trên núm vú, đồ chơi trẻ em, các sản phẩm chăm sóc cá nhân như xà phòng, dầu gội đầu, keo xịt tóc, sơn móng tay. Nghiên cứu tại Hàn Quốc chỉ ra mức độ phthalates ở trẻ em béo phì cao hơn so với những em bé bình thường và mức độ tương ứng cho chỉ số BMI hay khối lượng cơ thể. Các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Cộng đồng của trẻ em tại Mount Sinai, New York cũng tìm thấy mối quan hệ tương tự giữa cấp độ phthalates và trọng lượng của các cô gái trẻ. Ngoài việc kiểm tra các sản phẩm trẻ em và đồ chơi, bạn cũng nên xem xét các sản phẩm cá nhân, làm đẹp của mình có chứa kèm theo bất kì độc tố nào khác.
Tributyltin
Tributyltin được sử dụng như một hợp chất chống nấm trên cây lương thực và nó còn được dùng trong sơn với tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên vết bẩn. Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng tiếp xúc nhiều với hóa chất này có thể thúc đẩy sự tăng trưởng các tế bào mỡ ở trẻ sơ sinh. Tributyltin được tìm thấy phần lớn trong bụi của các hộ gia đình. Vì thế chúng càng gia tăng nguy cơ tiếp xúc với con người và phân tán trong không khí.
Theo Dep
6 chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe có trong hóa mỹ phẩm Từ son phấn tới thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng da đều có thể chứa những chất tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe và để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc. 1. BHA và BHT BHA (butylated hydroxyanisole) và BHT (butylated hydroxytoluene) là chất bảo quản gia tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm có chứa dầu, đặc biệt trong kem dưỡng...