4 tác hại khi bữa ăn thiếu chất xơ
Bạn sẽ cảm thấy đói nhanh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trĩ, táo bón, lượng đường trong máu tăng cao.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, chất xơ có nhiều tác dụng đối với cơ thể, giúp tiêu hóa tốt, nâng cao sức khỏe, giảm cân… Việc bổ sung đầy đủ chất xơ được xem là không thể thiếu trong các bữa ăn. Trung bình cơ thể người cần 20-30 g chất xơ trong một ngày.
Thói quen thường xuyên dùng thức ăn đã qua chế biến sẵn ít rau xanh phần nào làm thiếu hụt lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Ăn uống giàu protein nhưng ít chất xơ khiến bạn cảm thấy đói rất nhanh. Chất xơ cần một thời gian đáng kể để tiêu hóa, mang lại cảm giác no lâu. Nếu bạn cảm thấy đói chỉ sau hơn một giờ ăn, đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu chất xơ.
Táo bón và nguy cơ mắc bệnh trĩ
Thường xuyên bị táo bón sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Đây là tác hại tiếp theo của việc cơ thể thiếu chất xơ và cũng là điều hầu hết mọi người biết nhưng bỏ qua.
Video đang HOT
Chất xơ có nhiều trong rau xanh, củ quả. Ảnh: WLC
Tăng nguy cơ về tim mạch
Cơ thể càng nạp nhiều chất xơ, bạn càng ít đối mặt với nguy cơ về bệnh tim mạch và cholesterol cao. Chất xơ giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Bạn không ăn nhiều chất xơ trong rau thì nguy cơ cao khi về già sẽ mắc bệnh xơ vữa động mạch.
Tăng lượng đường trong máu
Chất xơ giữ lượng đường trong máu ổn định. Nếu ăn thực phẩm giàu carbohydrate (như đường, tinh bột) và không đủ chất xơ, đường huyết thường tăng cao. Việc thay đổi đột ngột này khiến cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Người ăn ít chất xơ, thường xuyên ăn nhiều đường nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người thường xuyên ăn đầy đủ chất này.
Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như đậu đỏ giúp nhuận tràng, lợi tiểu, điều tiết đường máu và đẹp da. Súp lơ xanh làm sạch lượng estrogen dư thừa trong cơ thể. Bắp cũng là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt với hàm lượng calo thấp. Ngoài ra, các loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa và giàu chất xơ như chuối, cam, bưởi, lê, táo…
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Người bị tiểu đường không nên tuyệt đối kiêng ăn ngọt
Nhiều người khi biết mình bị tiểu đường bắt đầu nhịn ăn hoặc chỉ ăn một loại thực phẩm duy nhất khiến cơ thể yếu ớt, sút cân nhanh.
Anh Thiên 47 tuổi ở TP HCM bị tiểu đường đã 2 năm nay. Nghe nhiều người khuyên trong chế độ ăn nên giảm bột, béo, đường, nên anh thường xuyên nhịn ăn hoặc ăn rất ít. "Lúc trước ăn ba bát cơm thì giờ chỉ ăn hơn một bát. Trong suốt thời gian bệnh tôi bị sụt cân nhanh, tay chân lúc nào cũng bủn rủn. Nhưng ăn nhiều lại sợ đường huyết tăng, bệnh tiến triển nặng thêm", anh tâm sự.
Người bệnh tiểu đường không nên loại bỏ hoàn toàn các đồ ngọt mà nên cân bằng các nhóm thực phẩm. Ảnh: EX
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Đại học Y dược TP HCM, những lầm tưởng về bệnh tiểu đường như không được ăn đường hay các loại thực phẩm ngọt ví dụ bánh kẹo, trái cây, đều sai lầm. Hầu như không có loại thực phẩm nào mà người bệnh không ăn được và cũng không loại thực phẩm nào là hoàn toàn tốt.
"Không chỉ có anh Thiên mà nhiều người mắc tiểu đường nghe truyền miệng là ăn cái này, uống cái kia sẽ giảm được đường huyết nên làm theo. Vì thế, nhiều người suốt một thời gian dài chỉ dùng một loại thực phẩm", bà Phụng nói.
Người tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày, lựa chọn những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp nhưng vẫn cân bằng các nhóm thực phẩm bột đường, nhóm cung cấp đạm, cung cấp chất béo, vitamin khoáng vi lượng.
Tổng năng lượng trung bình cho người mắc bệnh tiểu đường là 1.500 kcal mỗi ngày và nên chia làm 600 kcal vào buổi sáng, 500 kcal cho buổi trưa và 400 kcal vào buổi chiều. Người bệnh nên ăn rau, canh trước khi ăn cơm và các thức ăn khác. Ở các bữa ăn phụ, nên lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn có sử dụng đường isomalt - một loại đường chức năng có nguồn gốc tự nhiên, năng lượng thấp.
Dược sĩ Phụng khuyên người mắc tiểu đường nên dùng cải xoong, đậu hà lan, hành tây, mướp đắng, khoai lang, tỏi, lá dứa, quế. Đây là những loại thực phẩm có tác dụng phòng bệnh tiểu đường và giúp người bệnh có thêm lựa chọn trong thực đơn. Tuy nhiên khi sử dụng, nên chú ý đến cách chế biến, liều lượng cho phù hợp và không quên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Bài thuốc từ cây mật gấu Cây mật gấu chứa nhiều hoạt chất tốt cho người bệnh tiểu đường, chữa rối loạn tiêu hóa, điều trị bệnh lậu... Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, cây mật gấu còn gọi là cây lá đắng được dùng trong các món ăn, nấu nước uống hay ngâm với rượu. Hoạt chất đắng...