4 tác động kỳ lạ khi ăn quá nhiều carbohydrate
Carbohydrate có vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn. Chúng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, ăn carbohydrate quá nhiều có thể dẫn đến những tác động kỳ lạ đến cơ thể.
Ăn quá nhiều tinh bột, đường và chất xơ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe – Ảnh minh họa: Shutterstock
Carbohydrate, viết tắt là carb, gồm tinh bột, đường và chất xơ. Những loại thực phẩm có nhiều carb là bánh mì rắng, mì ống, ngũ cốc nguyên hạt, khoai…
Nếu ăn quá nhiều carb, cơ thể sẽ gặp 4 tác động sau, theo The Daily Meal:
1. Nhức đầu
Video đang HOT
Nhức đầu là triệu chứng bệnh mà bất kỳ ai cũng không được xem thường. Trong trường hợp ăn quá nhiều carb, nhức đầu là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng để xử lý lượng lớn carb. Đường huyết sẽ tăng nhanh. Hệ quả sẽ gây nhức đầu, theo The Daily Meal.
2. Vui buồn thất thường
Một trong những tác động kỳ lạ khi ăn nhiều carb là khiến tâm trạng thay đổi thất thường. Bạn có thể cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng sau khi ăn một dĩa mì ống.
Lúc đó, cơ thể sẽ phân rã carb thành đường glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đường huyết trong máu do đó sẽ tăng cao.
Thế nhưng, chỉ sau vài giờ, đường huyết sẽ giảm nhanh và gây đói, khiến cơ thể cảm thấy căng thẳng, dễ cáu giận, theo The Daily Meal.
3. Trầm cảm
Có nhiều yếu tố dẫn đến trầm cảm. Trong đó, chế độ ăn có thể góp phần không nhỏ. Ăn quá nhiều đường và carb sẽ làm mất cân bằng một số hóa chất thần kinh, làm tăng nguy cơ bị trầm cảm và lo lắng, một nghiên cứu công bố trên chuyên san The National Center for Biotechnology Information cho biết.
4. Hay quên
Ăn nhiều carb cũng có thể dẫn đến tình trạng hay quên trước quên sau. Carb khi vào cơ thể sẽ được phân rã thành đường glucose. Để hấp thu lượng glucose này trong máu, tuyến tụy sẽ tiết ra một lượng lớn hoóc môn insulin.
Insulin tăng cao sẽ tác động đến một số chức năng của não bộ, làm suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung suy nghĩ, theo The Daily Meal.
Theo Thanh niên
Chế độ ăn kiêng giúp ngừa biến chứng cúm
Theo các nhà khoa học Mỹ, khi bị cúm, chúng ta nên tuân thủ chế độ ăn kiêng với một lượng carbohydrate hạn chế, chất béo cao và lượng protein vừa phải để làm giảm nguy cơ biến chứng và vượt qua nhiễm trùng nhanh hơn.
Với chế độ ăn ketogenic, cơ thể nhận được hầu hết năng lượng không phải từ đường, mà từ axit béo làm tăng sức chịu đựng và khả năng chống lại stress - Ảnh: Globallookpress.
Theo ScienceImmulonogy, các nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ, đã chỉ ra rằng nếu Chế độ ăn kiêng này được gọi là chế độ ăn ketogenic. Với phương pháp này, cơ thể nhận được hầu hết năng lượng không phải từ đường, mà từ axit béo và các thể hình thành ketone. Cơ chế này làm tăng sức chịu đựng và khả năng chống lại stress.
Theo Akiko Iwasaki, giáo sư sinh học miễn dịch tại Đại học Yale, hóa ra, một số sản phẩm chuyển hóa các phân tử ketone ngăn chặn hoạt tính của các tế bào liên quan đến phát triển viêm. Đồng thời, có sự gia tăng số lượng tế bào miễn dịch - tế bào lympho T-gamma-delta. Chúng góp phần vào việc sản xuất chất nhầy, ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm với những con chuột bị gây nhiễm vi rut cúm A. Chuột được chia thành nhóm. Nhóm thứ nhất được dùng chế độ ăn ketogenic, còn nhóm thứ hai - nhóm đối chứng, thực hiện chế độ ăn thông thường. Kết quả là, động vật từ nhóm đầu tiên cho thấy tỷ lệ sống cao hơn. Cơ thể chúng duy trì được nồng độ oxy tối ưu trong máu, duy trì cân nặng và có ít hơn vi rút trong phổi.
Đây không phải là tác động tích cực đầu tiên của chế độ ăn ketogenic mà các nhà khoa học đã phát hiện ra trong vài năm qua.
Theo Vũ Trung Hương/Một Thế giới
Mắc bệnh lạ, bé trai có thể chết nếu ăn quá 5 hạt đậu mỗi ngày Mặc dù cực kỳ thích ăn đậu nướng nhưng cậu bé có thể bị tổn thương não, thậm chí là chết nếu ăn hơn 5 hạt đậu mỗi ngày. Cậu bé 2 tuổi phải tuân theo chế độ ăn kiêng hết sức nghiêm ngặt Oliver Simpson 2 tuổi mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp có tên Phenylketonuria. Cậu bé chỉ có...