4 scandal tai tiếng nhất từ trước đến nay của iPhone
Sự cố iPhone cong ( bendgate) vừa qua của iPhone 6 Plus chỉ xếp thứ 3 trong số những scandal gây mất mặt Apple của iPhone từ trước đến nay.
Bendgate – sự cố iPhone 6 Plus bị cong ngoài ý muốn trong khi sử dụng – đang là chủ đề gây tranh cãi bậc nhất hiện nay trong cộng đồng người dùng smartphone. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Apple vướng phải một scandal lớn sau khi ra mắt một sản phẩm mới.
Trên thực tế, cả 3 sản phẩm không thuộc dòng “S” mới đây của Apple là iPhone 4, iPhone 5 và iPhone 6 đều thu hút sự chú ý lớn của truyền thông, nhưng theo chiều hướng tiêu cực. Có một điểm cần lưu ý là tất cả các sự cố liên quan đến những mẫu máy này, kể cả việc iPhone 6 bị bẻ cong, có vẻ như chẳng gây ảnh hưởng chút nào đến doanh số iPhone và số tiền khổng lồ Apple thu về.
Dưới đây là 4 sự cố lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến những chiếc iPhone:
4. Album nhạc miễn phí của U2
Đầu tháng 9, Apple quyết định trả 100 triệu USD tiền phí và quảng cáo để đổi lấy album mới nhất của nhóm U2, sau đó cung cấp miễn phí cho khách hàng. Tuy nhiên, người dùng lại tỏ ra khó chịu với sự “hào phóng” bất ngờ này của Apple, đến mức hãng buộc phải đưa ra hướng dẫn giúp người dùng xóa bỏ album của U2 trên tài khoản iTunes.
Người dùng cho rằng, đây là một động thái mang tính ép buộc của Apple, bởi mặc dù U2 là một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất thế giới, không phải ai cũng là tín đồ của họ. Người dùng cũng tỏ ra giận dữ, bởi với hơn 500 triệu tài khoản iTunes nhận được album, các bài hát của U2 nghiễm nhiên sẽ chiếm một vị trí rất cao trên các bảng xếp hạng về lượt tải mà không cần biết người dùng có yêu thích thực sự hay không.
Rõ ràng, thứ “quà tặng âm nhạc” miễn phí này đã khiến Apple tiền mất tật mang.
3. Sự cố iPhone 6 bị uốn cong
Video đang HOT
Sự cố “Bendgate”, hay còn gọi là “Bend-gazi”, vẫn chưa khép lại. Vấn đề này được khơi gợi cuối tuần trước, khi một số người dùng iPhone 6 Plus phàn nàn về việc máy của họ bị cong sau khi đút túi quần ngồi làm việc.
Sau đó, tài khoản YouTube nổi tiếng Unbox Therapy đã thực hiện một clip thử bẻ cong iPhone 6 Plus và khẳng định, model này dễ bị uốn cong hơn Galaxy Note 3 hay chiếc iPhone 6 cỡ nhỏ.
Apple – trong một nỗ lực nhằm bảo vệ hình ảnh của mình – khẳng định iPhone 6 Plus được thiết kế cực kỳ chắc chắn, và trong suốt 6 ngày đầu bán ra, chỉ có 9 trường hợp người dùng liên lạc lại với họ về việc iPhone 6 Plus bị bẻ cong.
Người dùng sẽ phải chờ đợi khoảng vài tuần, hoặc vài tháng nữa để biết xem, liệu còn hay không và số lượng bao nhiêu người tiếp tục dính phải hiện tượng máy bị bẻ cong trên iPhone 6 Plus.
2. Lỗi ăng-ten trên iPhone 4
Scandal này gây chú ý lớn bởi nó diễn ra tại thời điểm Steve Jobs vẫn còn là CEO của Apple. Khi đó, Apple được coi là một “ngài hoàn hảo”, giống như tính cách của chính Steve Jobs.
Về cơ bản, scandal này có thể được miêu tả ngắn gọn: nếu bạn cầm chiếc iPhone 4 theo một cách nào đó, máy có thể sẽ bị mất sóng. Đây rõ ràng là một lỗi không thể chấp nhận của đội ngũ kỹ sư Apple, nhưng Steve Jobs, với tính cách bảo thủ của mình, vẫn khẳng định “khả năng bắt sóng của iPhone 4 là thứ tốt nhất chúng tôi từng làm”, và nếu bị mất sóng là do người dùng cầm sai cách.
Apple giải quyết vấn đề này bằng cách phát hành miễn phí một loại case dạng bumper bằng cao su cho người dùng iPhone 4, giúp khắc phục sự cố mất sóng.
1. Sự cố Apple Maps
Trong khi cả 3 sự cố nói trên đều gây ảnh hưởng đến một bộ phận nhỏ người dùng, sự cố Apple Maps thì không như vậy. Khi nó mới ra mắt, tích hợp sẵn trên chiếc iPhone 5 năm 2012, Apple Maps có xu hướng liên tục chỉ đường sai, gợi ý ngớ ngẩn về những địa điểm nổi tiếng xung quanh người dùng.
Cho đến thời điểm hiện tại, số người sử dụng Apple Maps vẫn không nhiều. Người dùng càng bức xúc hơn khi Apple gỡ bỏ Google Maps – ứng dụng bản đồ được xem là tốt nhất hiện nay – ra khỏi App Store (tuy nhiên sau đó đã được Google phát hành trở lại).
Theo một số nguồn tin, Scott Forstall – cha đẻ của iOS – đã phải ra đi sau sự cố Apple Maps. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà Apple đã phát hành một bản iOS 7 với giao diện hoàn toàn mới và người phụ trách dự án này là Jony Ive – thiên tài thiết kế của “táo khuyết”. Với Apple, có vẻ như scandal tồi tệ nhất từ trước đến nay của họ vẫn mang lại một số lợi ích nhất định.
Theo Zing
Người đứng sau thảm họa Apple Maps và iOS 8.0.1 là một?
Bản cập nhật iOS 8.0.1 biến iPhone thành "cục gạch" gợi nhớ đến "thảm họa" Apple Maps năm nào. Liệu hai sự cố này có liên quan gì đến nhau?
Câu trả lời, theo hãng tin tài chính Bloomberg, là "có". Theo nguồn tin hãn này, người chịu trách nhiệm kiểm tra các vấn đề trên hai sản phẩm trước khi phát hành công khai là một. Đó là Josh Williams, quản lý QA (đảm bảo chất lượng) cấp giữa trong nhóm phần mềm - di động iOS của Apple.
Josh Williams là ai?
Williams bị loại khỏi nhóm bản đồ Apple Maps sau khi dịch vụ gặp hàng loạt sự cố lớn nhỏ, buộc Tổng Giám đốc Tim Cook phải đưa ra lời xin lỗi chính thức. Dù vậy, ông vẫn làm nhiệm vụ kiểm tra iOS.
iOS 8.0.1 có mục đích ban đầu là vá lỗi trong iOS 8 song cuối cùng lại làm vô hiệu hóa kết nối di động và cảm biến vân tay Touch ID trên iPhone. Bản cập nhật bị rút sau hơn 1 tiếng nhưng vẫn làm khoảng 40.000 người dùng iPhone 6 và 6 Plus bị ảnh hưởng. Một lần nữa, Apple xin lỗi khách hàng và phát hành bản vá tiếp theo, iOS 8.0.2.
Bloomberg còn tiết lộ nhiều thông tin thú vị về quản lý nội bộ của Apple liên quan đến vấn đề này. Theo đó, Williams làm việc tại công ty từ năm 2000, tốt nghiệp Đại học San Jose. Ông nổi tiếng với các hình xăm và khả năng chơi guitar, làm QA trên phần mềm iPhone từ những ngày đầu tiên.
Hé lộ quy trình QA của Apple
Williams có một đội hơn 100 người khắp thế giới, chuyên khám phá các lỗi (bug) trong hệ điều hành có thể làm khó chịu người dùng. Một nguồn tin của Bloomberg cho biết Apple phụ thuộc vào sức người hơn là công nghệ tự động.
Một trong những hình ảnh khó quên về Apple Maps năm 2012.
Do có quy mô lớn, không người nào phải chịu trách nhiệm duy nhất khi xảy ra vấn đề. Apple có cả một nhóm Bug Review Board (BRB) chuyên xác định lỗ hổng nào cần khắc phục. Đứng đầu nhóm là Kim Vorrath, Phó Chủ tịch phụ trách Quản lý sản phẩm iOS và Mac. Bà báo cáo trực tiếp lên Craig Federighi, Phó Chủ tịch Kỹ thuật phần mềm của Apple.
Trong các buổi họp, Vorrath, Williams và các thành viên đánh giá lỗi nào cần vá ngay lập tức và cái nào có thể xử lý sau. Họ có xếp hạng riêng cho từng bug, hạng "P1" cao nhất, đồng nghĩa với công ty phải ngừng ngay việc sản xuất nếu xuất hiện P1. Cuộc họp thường khá căng vì các kỹ sư luôn tranh luận cần thêm thời gian cần có để sửa lỗi, còn phụ trách muốn đẩy nhanh tiến độ để kịp hạn chót. Với các lỗi nhẹ hơn như P2 và P3, Apple thường bắt tay vào bản cập nhật ngay trước khi phiên bản đầu tiên được phát hành. Theo cựu nhân viên, đó là vì Apple cần hoàn thiện phiên bản cuối cùng vài tuần trước khi tung ra chính thức để kịp cài đặt trên iPhone đang nằm trên dây chuyền lắp ráp.
Một thách thức khác là các kỹ sư thử nghiệm hệ điều hành mới nhất lại thường chỉ đụng đến iPhone mới cùng thời điểm với người tiêu dùng. Chỉ có Giám đốc cao cấp mới được phép dùng thử sản phẩm mà không cần phải xin phép đặc biệt.
Một cựu giám đốc cấp cao cho biết các cuộc đấu đá nội bộ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng kiểm thử. Ví dụ, nhóm phụ trách kiểm tra kết nối mạng và di động thỉnh thoảng ngắt liên lạc để rồi sau đó nhóm của Williams phát hiện nó không tương thích với tính năng khác.
Bên cạnh kiểm tra thủ công, đội quản lý chất lượng của Apple cũng nhờ tới công cụ tự động. iPhone được đặt trong phòng thí nghiệm để tiến hành các bài kiểm tra tự động. Apple còn phụ thuộc nhiều vào các lập trình viên thứ ba để xem phiên bản đầu tiên có lỗi nào cần khắc phục không.
Liên quan đến "thảm họa" Apple Maps, Williams không phải người bị trừng phạt nặng nhất. Richard Williamson, Phó Chủ tịch phụ trách sản phẩm, bị sa thải sau đó. Scott Forstal, Phó Chủ tịch Apple phụ trách mọi phần mềm di động, cũng phải ra đi một phần vì dịch vụ bản đồ.
Theo Zing
Tân trang iPhone móp méo giá vài trăm nghìn ở Sài Gòn Dịch vụ giúp những chiếc iPhone, iPad bị móp góc trở lại như mới còn khá lạ lẫm ở Sài Gòn nhưng khá hút khách nhờ mức giá rẻ, chỉ từ vài trăm ngàn đồng cho một lần "mông má". Dịch vụ "tân trang" lại vỏ iPhone với giá chỉ từ vài trăm ngàn đồng đến hơn một triệu đồng nở rộ ở...