4 sai lầm trong ăn uống khiến dạ dày bạn càng muốn dưỡng càng tệ hơn
Sức khỏe dạ dày, đường ruột không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng mà còn trở ngại chức năng tiêu hóa. Bạn có mắc phải những sai lầm trong ăn uống này không?
Cứ mắc những sai lầm trong ăn uống thì đừng hỏi sao dạ dày càng ngày càng tệ
Sai lầm 1. Chỉ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa
Thực phẩm dễ tiêu hóa đích thực có tác dụng giúp bảo vệ dạ dày, đường ruột ở một mức độ nhất định, tuy nhiên chúng chủ yếu sẽ thích hợp hơn đối với người sau phẫu thuật và người mắc bệnh tiêu hóa giai đoạn đầu. Ngược lại, nếu mắc bệnh dạ dày hay đường ruột khá nghiêm trọng mà chỉ ăn những thức ăn dễ tiêu có khi sẽ phản tác dụng. Vì sao nói ăn đơn nhất những thực phẩm dễ tiêu lại là sai lầm trong ăn uống?
Khi bạn ăn vào, dưới hoạt động hỗ trợ của dạ dày thì tốc độ của loại thức ăn này sẽ nhanh chóng tiến vào ruột non hơn, ruột non cũng không cần “làm việc” quá nhiều đã có thể trực tiếp hấp thu cho nên thức ăn ít được đẩy đến ruột già, tự nhiên cũng sẽ ít thải phân và độc tố ra ngoài qua đại tiện, lâu ngày gây rối loạn các chức năng tiêu hóa, thậm chí gây viêm.
Sai lầm 2. Ăn cháo để giảm đau dạ dày
Đau dạ dày không chỉ là một triệu chứng của chứng viêm dạ dày hay đường ruột mà đôi khi còn là cảnh báo của viêm loét dạ dày tá tràng. Thông thường khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh sẽ thay đổi thực đơn với suy nghĩ giúp dễ tiêu hóa mà giảm đau, điển hình là ngưng ăn cơm mà chuyển sang ăn cháo.
Thực tế, các chuyên gia sức khỏe cho biết quan niệm ăn cháo có thể bớt đau dạ dày là không có khoa học. Nguyên nhân chủ yếu của cơn đau do viêm loét thường là do dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều, cho nên ăn cháo không nhất định sẽ giúp bạn bớt đau mà thời gian dài còn có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa.
Sai lầm 3. Người mắc bệnh dạ dày không thể ăn thức ăn có vị chua
Đây cũng là một sai lầm trong ăn uống mà nhiều người mắc phải. Giá trị pH trong dịch vị của người bệnh dạ dày thông thường nằm ở mức 0.5 – 1.5, có thể thấy con số này vẫn tương đối nhỏ, vì vậy dù ban có ăn một số thức ăn có vị chua, đặc biệt là trái cây đều không ảnh hưởng lớn đến bệnh trạng.
Không phải cứ đau dạ dày hay mắc bệnh tiêu hóa là phải từ chối hoàn toàn các món chua, ngược lại một số trái cây sau khi tiến vào cơ thể sẽ sinh ra các phản ứng hóa học mà trở thành tính kiềm, có tác dụng trung hòa độ pH dư thừa trong dạ dày, có ích cho việc điều trị bệnh và duy trì sức khỏe của cơ quan tiêu hóa này.
Video đang HOT
Sai lầm 4. Viêm loét dạ dày thì không thể ăn thực phẩm có chất xơ
Nói đến thức ăn giàu chất xơ, mọi người thường sẽ nghĩ đây là loại thực phẩm dễ gây cảm giác no, tiêu hóa chậm và mùi vị cũng không thật hấp dẫn nên không ít người khi bị viêm loét dạ dày liền kiêng hấp thu chất xơ.
Thực tế, chất xơ trong thực vật có hiệu quả thúc đẩy nhu động dạ dày, đường ruột, hỗ trợ đại tiện dễ dàng hơn, ngừa táo bón và bệnh trĩ, đồng thời còn có tác dụng thải độc ra khỏi cơ thể. Do đó, dù bạn đang mắc bệnh tiêu hóa vẫn nên bổ sung chất xơ hợp lý từ rau củ quả để đảm bảo dinh dưỡng.
Một số loại thực phẩm rẻ tiền và dễ tìm có tác dụng điều dưỡng dạ dày rất tốt
Khoai lang
Ngoài tránh mắc phải những sai lầm trong ăn uống thì việc lựa chọn nguyên liệu cũng rất có ích để duy trì sức khỏe dạ dày và đường ruột. Một trong số các loại thực vật lý tưởng cho hệ tiêu hóa chính là khoai lang.
Khoai lang rất giàu protein, tinh bột, pectin, glucose, vitamin, axit amin và các khoáng chất. Loại củ dân dã này có công hiệu kháng ung thư, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa khối u phổi, tiểu đường và giảm cân v.v… Ngoài ra, đông y còn gọi khoai lang là “thực phẩm trường thọ” bởi tác dụng bồi bổ hư nhược, kiện tỳ khai vị, dưỡng thận.
Rau muống cũng là loại thực vật quen thuộc có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như tăng cường hoạt động của dạ dày, đường ruột, giảm đau, tiêu sưng, giải độc, thanh nhiệt lợi tiểu. Đặc biệt hàm lượng vitamin C trong nó còn có hiệu quả giảm đau dạ dày, thúc đẩy các vết loét mau phục hồi hơn.
Cải bó xôi
Cải bó xôi có vị ngọt tính mát, hiệu quả nhuận hầu và dưỡng gan, ích dạ dày, đường ruột, giảm táo bón. Cải bó xôi có thể thúc đẩy dạ dày và tuyến tụy tiết dịch, tăng cảm giác ăn ngon miệng và cũng hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, hàm lượng axit oxalic trong loại cải này khá cao, có thể trở ngại hấp thu canxi, vì vậy bạn nên tránh dùng chung với đậu phụ, bắp cải, tôm cua v.v…
Bí ngô
Bí ngô có tính ấm vị ngọt, nhập “tỳ – vị kinh”, có tác dụng bổ khí, tiêu viêm sát khuẩn, giảm đau. Ngoài ra, hàm lượng pectin phong phú còn có công năng “hút” các độc tố và vi khuẩn, kể cả thành phần kim loại nặng, góp phần giảm các kích thích gây hại dạ dày, đường ruột.
Bảo vệ đường ruột không hề khó nếu kiên trì 5 việc này
Dạ dày, đường ruột là cơ quan tiêu hóa quan trọng và cũng rất dễ xuất hiện vấn đề nếu sinh hoạt thiếu khoa học. Đặc biệt, bảo vệ đường ruột thật ra không khó, chỉ cần làm tốt những điểm sau đây.
Vì sao có người chức năng đường ruột rất yếu, dễ nhạy cảm?
Thực tế thì khi đường ruột xảy ra vấn đề luôn có những triệu chứng khó chịu khác nhau, bao gồm cả tình trạng đau bụng phổ biến. Điều này cũng chứng tỏ rằng môi trường bên trong cơ thể bạn đã bị mất cân bằng.
Trên cơ sở muốn bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, đầu tiên bạn cần duy trì sự cân bằng của các nhóm vi khuẩn bên trong, chủ yếu bao gồm vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại và vi khuẩn trung tính.
Trong tình huống bình thường, các lợi khuẩn trong đường ruột có thể giúp chúng ta tiêu hóa thành phần Lactose, đồng thời hỗ trợ phân giải và đào thải các Cholesterol dư thừa, nâng cao hàm lượng vitamin B cung cấp cho cơ thể. Từ đó kích thích hệ miễn dịch hoạt động ổn định, phòng ngừa bệnh tật.
Có thể thấy, lợi khuẩn có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, nó tạo thành một tấm màng bảo vệ sinh thái cùng với niêm mạc dạ dày, đường ruột, cùng nhau bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi các cuộc tấn công của vi khuẩn có hại hoặc nguồn bệnh từ bên ngoài.
Khi hệ thống các nhóm vi khuẩn bên trong ruột xuất hiện sự mất cân bằng sẽ dễ khiến bạn có các triệu chứng thường gặp như chướng khí, buồn nôn, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, hôi miệng v.v... Vì vậy, một số người thường xuyên nhạy cảm ở dạ dày, đường ruột thì nên tích cực cải thiện tình hình, tránh kéo dài gây bệnh nặng hơn.
Bảo vệ đường ruột sẽ hiệu quả hơn nếu bạn làm tốt 5 việc này
Tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột
Lợi khuẩn có vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ đường ruột nên cần chú ý bổ sung đầy đủ. Bạn nên bắt đầu từ chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là sử dụng sữa chua rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Nếu vì lý do gì đó mà cơ thể khó hấp thu thành phần lợi khuẩn từ thực phẩm thì có thể bổ sung bằng chế phẩm y học nhưng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, bạn không nên có thói quen tùy tiện bổ sung thực phẩm chức năng vì có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, lợi bất cập hại.
Prebiotic cũng cần bổ sung thỏa đáng
Prebiotic có tác dụng kích thích bên trong đường ruột mang tính lựa chọn để thúc đẩy sản sinh một hoặc một vài loại lợi khuẩn cần thiết, cải thiện sức khỏe đường ruột. Prebiotic có thể hấp thu từ các loại Inulin (trong rau diếp xoăn chẳng hạn) hoặc đường mạch nha nhưng cần kiểm soát lượng bổ sung để tránh tác dụng phụ.
Ăn nhiều trái cây giàu thành phần Pectin
Pectin sau khi được hấp thu vào bên trong cơ thể có thể cung cấp năng lượng cho các lợi khuẩn, thúc đẩy sự sản sinh và duy trì sự ổn định cân bằng cho các vi khuẩn có lợi này, tăng cường sức khỏe đường ruột. Trái cây giàu Pectin có thể lựa chọn táo, chuối, sơn trà v.v...
Chất xơ cũng không thể thiếu
Chất xơ cũng là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, lương thực thô, rau xanh, nấm v.v... Chất xơ có tác dụng hỗ trợ lợi khuẩn sinh sôi, thúc đẩy nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
Ăn no 7 phần để ức chế vi khuẩn có hại
Để bụng quá đói hay ăn quá no đều có hại cho sức khỏe, vì vậy mỗi bữa ăn chỉ nên ăn no 7 phần là hợp lý. Ăn nhiều thực phẩm cùng lúc không những dễ khiến bạn tăng cân mà còn gây mất cân bằng dinh dưỡng, tạo áp lực cho tiêu hóa và hấp thu, lâu ngày khiến dạ dày và đường ruột bị quá tải, dễ sinh bệnh.
Mùa thu đông ăn 8 loại cháo này giúp bảo vệ ngũ tạng, tăng cường miễn dịch, nâng cao tuổi thọ Thời tiết đang chuyển từ mùa thu sang mùa đông, đây là thời điểm quan trọng để bảo vệ dạ dày và đường ruột của bạn. Trong chế độ ăn mùa thu, không nên ăn nhiều các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng rất dễ kích thích đường ruột và dạ dày, và cháo là món ăn bổ dạ dày, dưỡng...