Chuyên gia hướng dẫn cách làm sạch cặn bã trong đường ruột không phải ai cũng biết
Để khỏe mạnh, mỗi người cần có ý thức làm sạch nội tạng thường xuyên. Các chuyên gia đã đưa ra hướng dẫn gì về cách làm sạch cặn bã trong đường ruột hiệu quả.
. Nguyên nhân nào khiến đường ruột của con người bẩn?5. Hướng dẫn cách làm sạch cặn bã trong đường ruột
Mọi người đều biết rằng, đường ruột là vị trí chứa rất nhiều cặn bã và rất bẩn nếu không được làm sạch. Do đó, việc làm sạch đường ruột là một điều vô cùng cần thiết. Vậy bạn đã biết cách làm sạch cặn bã trong đường ruột hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về biện pháp làm sạch đường ruột .
1. Tại sao cần biết cách làm sạch cặn bã trong đường ruột?
Có thể bạn không biết, nội tạng thật sự rất bẩn. Điều này khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ vì nội tạng và đường ruột mọi người đều không thể nhìn thấy.
Tuy nhiên, nếu có dịp vào bệnh viện tại các khoa chữa bệnh nội tạng, bạn sẽ nhận ra rằng nội tạng và đường ruột bẩn thực sự không là điều bất ngờ như bạn vẫn nghĩ.
Thực tế, các cơ quan nội tạng của con người rất bẩn. Chữ “nội tạng” được biết trong tiếng Hán còn có nghĩa là “có rác bẩn ở bên trong”. Đặc biệt, đối với các cơ quan nội tạng thường xuyên biến đổi về cả chất và màu sách thì rất dễ bị xơ hóa và biến thành màu đen như phổi.
Trong khi đó, thận thì bị kết sỏi và có xu hướng cứng lại thì gan bị nhiễm mỡ sẽ tích mỡ nên có xu hướng nhầy nhụa. Đối với não, khi não mệt mỏi thường xuyên thức khuya có thể gây ra tình trạng mọc mụn, làm nổi tàn nhang trên khuôn mặt.
Những thay đổi trên cơ thể trên, phần lớn đều xuất phát từ các thói quen hằng ngày của con người. Lối sống khác nhau thì sức khỏe và tuổi thọ của con người cũng có những ảnh hưởng khác nhau.
Thực tế, cuộc sống bạn có thể thấy các vật dụng theo thời gian sử dụng sẽ bị bẩn. Vì vậy cần rửa sạch trước khi sử dụng trở lại. Do đó, các cơ quan trong cơ thể con người cũng vậy. Nếu có thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể gây hại và làm tích tụ lại rất nhiều độc tố.
Khi đó, cơ quan nội tạng chứa nhiều cặn bẩn có thể gây ra rất nhiều bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Đây là điều nghiêm trọng nhất mà mọi người cần biết.
Để bảo vệ sức khỏe , Chuyên gia Gan và tiêu hóa khuyên: Nếu không thể từ chối rượu, hãy biết uống rượu đúng cách để cứu lấy nội tạng.
Cần thực hiện cách làm sạch cặn bã trong đường ruột để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh – Ảnh Internet
2. Đường ruột còn được biết là “nhà vệ sinh” của cơ thể
GS.BS Chi Tu Ích, Giám đốc Đại học Y khoa Thủ đô (TQ) còn cho biết việc rửa sạch nội tạng một cách khoa học và đều đặn là cần thiết.
Ruột còn được biết là “nhà vệ sinh” của cơ thể bởi vì ruột là một bộ phận bẩn. Do quá trình tiêu hóa diễn ra trong đường ruột và tất cả mọi thứ được thải ra ngoài thông qua đại tiểu tiện cho thấy bạn đủ hiểu ruột của mình bẩn đến mức nào.
Khi thức ăn và thực phẩm đi vào cơ thể, ít nhiều sẽ chứa chất độc hoặc cũng có thể có các chất không dễ chuyển hóa. Các loại chất này sẽ tích tụ trong cơ thể con người theo quy trình tiêu hóa. Vì vậy, nếu quá trình vận hành của đường ruột không thông, chất độc cũng sẽ nằm lâu hơn trong cơ thể và đặc biệt là táo bón sẽ khiến phân tích lũy lại.
3. Dấu hiệu cảnh báo đường ruột của bạn đang bẩn
Điểm danh những dấu hiệu cảnh báo rằng đường ruột của bạn đang bẩn và bạn cần nhanh chóng tìm cách làm sạch cặn bã trong đường ruột.
- Sắc mặt tối, da bị thô ráp và lỗ chân lông to kèm theo nhiều mụn trứng cá xuất hiện.
Da sạm không chỉ cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa mà còn cảnh báo bạn có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khác
- Vị trí như cằm thường xuyên xuất hiện mụn và bạn thường xuyên bị táo bón .
- Tình trạng cơ thể thường xuyên ợ hơi, đầy hơi hoặc có mùi rắm thối khó chịu kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác.
Thường xuyên ợ hơi cũng là dấu hiệu cho biết đường ruột của bạn đang bẩn – Ảnh Internet
4. Nguyên nhân nào khiến đường ruột của con người bẩn?
Có thể bạn không biết, nguy cơ bị nhiễm độc đường ruột chính là khi những vi khuẩn trốn trong đó mang theo các mầm bệnh.
Trong môi trường đường ruột còn có thể có hàng trăm triệu vi khuẩn sinh sống. Trong đó còn có cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại đối với đường ruột. Khi thực hiện ăn uống khoa học, đúng giờ thì hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể sẽ tốt. Nếu ăn uống không khoa học, hệ miễn dịch và sức đề kháng sẽ giảm theo thời gian. Lúc này, vi khuẩn có lợi trong đường ruột cũng biến thành vi khuẩn có hại và gây ra nhiều triệu chứng ở đường ruột khác như tiêu chảy , loét dạ dày hoặc các bệnh khác.
5. Hướng dẫn cách làm sạch cặn bã trong đường ruột
Để làm sạch đường ruột và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chuyên gia đưa ra hướng dẫn nên:
- Bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng :
Thực phẩm có tác dụng nhuận tràng được sử dụng như táo, chuối và các loại trái cây dễ tiêu hóa khác. Đặc biệt, nên bổ sung các món ăn chứa nhiều chất xơ thô. Nếu bị táo bón bạn có thể ăn thêm một chút mật ong .
Cách làm sạch cặn bã trong đường ruột bằng biện pháp tập thể dục vào buổi sáng – Ảnh Internet
- Tập thể dục buổi sáng:
Mọi người đều biết rằng, tập thể dục đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe trong đó có cải thiện hệ tiêu hóa và cũng là cách làm sạch cặn bã trong đường ruột hiệu quả.
Thực hiện các bài tập xoay eo, lắc mông vào buổi sáng có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón . Đặc biệt, người bị táo bón nên dậy sớm, tập thể dục và đi đại tiện trước 7 giờ sáng. Khung giờ này là khung giờ đường ruột hoạt động mạnh mẽ và tốt nhất để đào thải phân ra ngoài.
Bạn có thể thực hiện bài tập sau:
Đứng mở rộng chân bằng vai và xoay mông theo chiều kim đồng hồ từ 30 đến 50 cái. Sau đó xoay ngược lại với số lượng tương tự. Cần thực hiện bài tập này hằng ngày cho đến khi đạt kết quả đem lại hiệu quả giúp cải thiện và đại tiện diễn ra thuận lợi hơn.
Thận trọng khi dùng ranitidine trị trào ngược dạ dày
Ranitidine thuộc nhóm thuốc kháng histamine H2, ngăn chặn sản sinh axit trong dạ dày từ đó giảm thiểu tình trạng bị viêm loét.
Ranitidine là một thuốc được sử dụng rộng rãi trị trào ngược dạ dày. Mặc dù có hiệu quả trong việc hạn chế trào ngược dạ dày và chứng ợ nóng, tuy nhiên, trong những năm gần đây, nó đã phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt do những ảnh hưởng xấu và lâu dài đến sức khỏe. Điển hình là vụ việc thu hồi thuốc trên toàn thế giới do có chứa tạp chất gây ung thư.
Vì sao thuốc bị thu hồi
Ranitidine thuộc nhóm thuốc kháng histamine H2, ngăn chặn sản sinh axit trong dạ dày từ đó giảm thiểu tình trạng bị viêm loét. Thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn lần đầu tiên vào năm 1984 và là loại thuốc được kê đơn bán chạy nhất thế giới năm 1987.
Đơn thuốc ranitidine được chấp thuận cho nhiều chỉ định, bao gồm điều trị và phòng ngừa loét dạ dày - tá tràng và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc cũng được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị chứng ợ nóng và các triệu chứng khác do dư acid trong dạ dày (acid gây khó tiêu). Thuốc này cũng có sẵn mà không cần bác sĩ kê toa.
Ranitidine được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, cụ thể là loại viên nén, viên nang, siro hoặc dung dịch tiêm. Tùy vào loại bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi, bác sĩ sẽ có chỉ định về liều lượng thích hợp cho từng đối tượng.
Tuy nhiên vào đầu năm nay, trong một cuộc rà soát, FDA đã phát hiện có sự xuất hiện của tạp chất NDMA (một tạp chất có khả năng gây ung thư) chứa trong các thuốc ranitidine, thường được biết đến với tên biệt dược là zantac.
Theo đánh giá và thử nghiệm của FDA đã xác định được nồng độ NDMA trong chế phẩm ranitidin tăng ngay cả trong điều kiện bảo quản thông thường và nồng độ tạp chất này tăng đáng kể khi các mẫu thuốc được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn, bao gồm cả nhiệt độ mà sản phẩm có thể bị phơi nhiễm trong thời gian phân phối và sử dụng. Thử nghiệm cũng cho thấy một sản phẩm được sản xuất càng lâu trước đó thì hàm lượng NDMA càng lớn.
Các điều kiện này có thể làm tăng hàm lượng NDMA đến mức trên giới hạn cho phép. Chính vì vậy, FDA đã phải phát đi thông báo yêu cầu các nhà sản xuất thu hồi ngay tất cả các chế phẩm chứa ranitidin cả kê đơn và không kê đơn (OTC) trên thị trường.
Trào ngược dạ dày - thực quản.
Và những tác dụng phụ cần lưu ý
Ngoài vụ việc thu hồi thuốc do chứa tạp chất thì ranitidine còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, tần suất tác dụng phụ của thuốc xuất hiện ở khoảng 3 - 5% số người được điều trị như: nhức đầu, nổi ban, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy và buồn nôn.
Không ít trường hợp đã tự ý bỏ thuốc giữa chừng vì gặp các tác dụng phụ này. Ranitidine có tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn cimetidin nhiều lần, vì vậy, khi bệnh nhân tự ý ngưng thuốc cũng nên đề phòng tình trạng tăng tiết acid ở dạ dày tái phát.
Với bệnh nhân suy thận, suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có dùng thuốc ranitidine thì nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn cao hơn. Đặc biệt, người bệnh điều trị với ranitidine có mắc kèm bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.
Đây là điều mà người bệnh tim mạch cần đặc biệt lưu ý, nhất là ở người bệnh có những yếu tố dễ gây rối loạn nhịp tim. Viên ranitidine dạng sủi bọt tan trong nước có chứa natri, dễ làm quá tải natri nên cần chú ý ở người bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận.
Ngoài ra cũng cần lưu ý, khi điều trị với các thuốc kháng histamin H2 (trong đó có cả cimetidin và ranitidin) có thể làm che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó, khi có loét dạ dày, cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng hai loại thuốc này.
Làm gì để hạn chế trào ngược dạ dày?
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày - thực quản thường là do thói quen sinh hoạt hằng ngày, chính vì vậy nếu thay đổi được thói quen thì hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh phổ biến này. Có nhiều cách không dùng thuốc khác để bạn kiểm soát bệnh, bao gồm những cách sau: ăn nhiều bữa nhỏ; không thức khuya, ngủ đủ giấc; hạn chế căng thẳng thần kinh; mặc quần áo rộng; không nằm ngay sau khi ăn; giảm cân nếu bạn thừa cân...
Để an toàn, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc.
Thói quen sống tốt ở tuổi 30 Để trở thành một người hoàn hảo ở tuổi 30, hãy chắc chắn bạn đã bỏ được hoặc ít nhất, cải thiện được những thói quen sống không phù hợp. Độ tuổi 30 là lúc người phụ nữ dần trở nên chín chắn và có trách nhiệm với mọi khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, việc học hỏi những thói quen tốt,...