4 sai lầm tai hại có thể “bóp chết” sự tự tin của trẻ, bố mẹ yêu con cần đọc luôn và ngay
Có thể chỉ là do bố mẹ vô tâm nên mới phạm phải 4 sai lầm này, nhưng hậu quả mà con gánh chịu lại vô cùng lớn…
Mỗi bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình có thể phát triển thông minh lanh lợi, trở thành một người phát triển và thành công trên đường đời sau này. Chính vì vậy, trong các bài học đầu tiên về dạy con, không ít bậc bố mẹ đều nóng lòng học cách củng cố sự tự tin ở trẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế có một số ông bố bà mẹ thường ngày vẫn vô tình phạm phải một số sai lầm cơ bản trong việc kìm hãm sự tự tin của con trẻ. Đây là những hoạt động hoặc câu nói gần gũi với đời thường nên người ta không kịp nhận ra, nhưng sức ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển của trẻ lại không hề nhỏ chút nào.
Dưới đây là 4 sai lầm thường gặp của các bố mẹ, bố mẹ cùng chiêm nghiệm để khắc phục nếu có nhé!
1. Chăm chăm chỉ trích nhược diểm của con
(Ảnh minh họa)
Bố mẹ sinh ra con nên thừa hiểu tính con, đồng thời cũng biết được rằng con mình có những nhược điểm nào. Tuy nhiên nhiều bố mẹ thay vì củng cố tinh thần con và cùng con khắc phục nhược điểm đó, họ lại chọn cách phơi bày nhược điểm của con và chấp nhận như thể nhược điểm đó không bao giờ có thể biến mất được.
Thực tế là khi có sự giúp đỡ tận tình của bố mẹ, con cái có thể sẽ phát triển theo một hướng khác, giảm thiểu tối đa hoặc làm triệt tiêu những khiếm khuyết của mình. Vậy nên thay vì lo lắng con mình “nhát quà”, “ồn ào quá”, “lười biếng quá”… hãy cùng con nhìn ra điểm yếu và từng ngày từng ngày khắc phục các điểm yếu đó.
2. Thường xuyên mỉa mai con trước mặt người khác
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Bố mẹ đừng nhầm lẫn giữa việc mỉa mai con và khiêm tốn. Trẻ em không phải là không biết gì, chúng sẽ biết chạnh lòng nếu như liên tục nghe bố mẹ cười chê, chế giễu mình trước người lạ. Những câu mỉa mai hoặc thách thức tương tự như “dễ thế mà con không làm được à?”, “ sao con lại kém thế nhỉ?” sẽ khiến bé chùn lòng, dần dần chẳng những mất tự tin vào bản thân mà còn bắt đầu tin rằng mình thực sự xấu xa, thực sự vô dụng như lời bố mẹ vẫn nói.
3. Giải quyết khó khăn thay trẻ quá nhanh chóng
(Ảnh minh họa)
Khá nhiều người có thói quen “xót con” nên chỉ cần nhìn thấy con loay hoay một chút thôi đã lập tức đưa ra lời đề nghị sẽ giúp đỡ. Tuy nhiên việc giúp đỡ trẻ quá sớm chẳng những không thể làm cho bé phát triển mà còn dễ tạo cho bé thói quen dựa dẫm. Kể từ những lần sau, thay vì động não suy nghĩ thì bé sẽ chủ quan rằng có bố mẹ hậu thuẫn từ phía sau nên chẳng cần phải tìm cách vượt khó làm gì nữa.
4. Không bao giờ khen ngợi trẻ
(Ảnh minh họa)
Đến người lớn còn muốn được ngh enhững lời khen ngợi chứ đừng nói gì trẻ nhỏ. Khi một đứa trẻ hoàn thành bài tập, chinh phục được một khó khăn nào đó (dù rất nhỏ thôi), trẻ cũng khao khát được nhận về những lời khen ngợi xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
Bố mẹ có thể lo lắng rằng lời khen làm con trở nên tự mãn, nhưng sự thực không phải vậy. Lời khen đúng lúc sẽ giúp con biết được rằng công sức con bỏ ra được nhìn nhận và trân trọng. Từ đó, bé sẽ cố gắng phát huy hơn nữa trong tương lai.
Theo Helino
Những sai lầm nuôi dạy con hầu hết cha mẹ nào cũng mắc phải
Đôi khi vì quá cứng nhắc, quá quan tâm mà bố mẹ cũng có thể mắc phải những sai lầm không đáng có dưới đây trong quá trình nuôi dạy con.
Trước khi sinh con, các bậc cha mẹ thường xuyên tự nhủ với bản thân mình rằng cần phải nuôi dạy con thật tốt. Tuy nhiên, trên thực tế không có bất kì một sự hướng dẫn nào cho việc trở thành một ông bố hay bà mẹ tốt. Và chắc chắn rằng, không có một người cha mẹ nào là hoàn hảo cả và thậm chí những bậc cha mẹ tâm lý hay am hiểu nhất vẫn có thể mắc phải sai lầm.
Dưới đây là 7 sai lầm khi nuôi dạy con mà đến những bậc cha mẹ tâm lý nhất cũng có thể gặp phải.
1. Mất kiên nhẫn trong một vài khoảnh khắc
Từ trước đến giờ việc nuôi dạy con chưa bao giờ là dễ dàng, vì vậy không có gì là ngạc nhiên khi trong một vài khoảnh khắc nào đó cha mẹ mất bình tĩnh hay kiên nhẫn đối với trẻ. Tuy nhiên hãy đặt suy nghĩ của mình vào vị trí của con để cảm nhận những gì bé trải qua và suy nghĩ thật thấu đáo hơn để có thể giải quyết mọi vấn đề xảy ra với trẻ một cách bình tĩnh nhất.
2. Bắt trẻ đi ngủ vào chính xác một giờ quy định
Thường thì cha mẹ hay yêu cầu trẻ phải đi ngủ khi đến đúng giờ quy định. Một số trẻ sẽ có thói quen tự giác đi ngủ khi đến giờ, tuy nhiên có nhiều bé không tự giác được như vậy. Mặc dù các bé biết được về tầm quan trọng của việc ngủ sớm và ngủ đúng giờ, tuy nhiên trong một vài trường hợp thì việc bé ngủ muộn hơn một chút so với thời gian biểu thì cũng không phải là quá nghiêm trọng. Đôi khi các bậc phụ huynh có thể cùng bé dành thời gian đó để làm một việc gì đó có ý nghĩa hơn là giữ thói quen quá nghiêm ngặt.
3. Quá khắt khe khi con lỡ để quên một món đồ
Ngày nay khi phải quá bận bịu với nhiều thứ, như bài tập về nhà, bài học thêm, bài học âm nhạc,... với thời gian biểu quá bận rộn, nếu như không có một danh sách nhắc nhở những việc cần làm thì việc bé quên một vài thứ là việc có thể xảy ra và cha mẹ cũng không thể hoàn toàn quản lý hết được. Vì vậy, đừng quá khắt khe với bé nếu như bé quên vở bài tập về nhà hay quên làm một số việc gì đó mà hãy cùng bé lên một danh sách những việc cần thực hiện và nhắc nhở bé hoàn thành thật tốt.
4. Đôi khi cho bé đi ngủ mà quên mất việc đánh răng
Chăm sóc răng miệng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Tất cả các phụ huynh đều biết rằng việc cho trẻ đánh răng là một ưu tiên hàng đầu và cần có sự quan sát kiểm tra thường xuyên của cha mẹ. Tuy nhiên trong một số thời gian, khi có quá nhiều việc phải làm một số phụ huynh có thể quên mất việc cho bé đánh răng trước khi đi ngủ. Vì vậy, cha mẹ hãy thử một số biện pháp như dán giấy nhớ hay cài đặt chuông báo để tập cho bé thói quen đánh răng trước khi đi ngủ mà không cần nhắc nhở.
5. Định hướng cho trẻ sống cuộc sống mà mình mong muốn
Có một số trẻ mong muốn trở thành những người như bố mẹ của chúng khi lớn lên, và trên thực tế thì cũng có rất nhiều phụ huynh muốn con cái của mình trở thành người như mình mong muốn. Một số phụ huynh định hướng cho con mình về một cuộc sống hay công việc họ yêu thích mà họ đã không thực hiện được. Tuy nhiên, cha người mẹ tâm lý sẽ để cho chính con của mình được sống và làm theo ước mơ của trẻ.
6. Yêu cầu trẻ phải theo khuôn khổ kỷ luật
Khi mà mọi việc quá bận rộn và phải quan tâm đến quá nhiều thứ, để quản lý trẻ một cách dễ dàng, phụ huynh thường bắt trẻ phải tuân theo một số yêu cầu. Ví dụ như: trẻ không ăn xong thời gian quy định sẽ bị cấm xem ti vi, trẻ không chịu gấp quần áo sẽ bị phạt...
Tất cả những quy định trên đều với mục đích rèn luyện cho trẻ tính tực giác và thói quen tốt, tuy nhiên việc cấm đoán hay trừng phạt thực sự có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên giải thích cho trẻ về ảnh hưởng của những sai lầm và việc cần thiết phải sửa đổi nó, cũng như cần có thời gian để trẻ có thể hiểu ra để chấp nhận và thực hiện.
7. Muốn giải quyết tất cả những vấn đề của con
Hầu hết cha mẹ điều coi con cái là mối quan tâm hàng đầu. Khi các con còn nhỏ, chỉ cần một tiếng khẽ kêu lên trong khi đang ngủ cũng đủ khiến các bậc cha mẹ lo lắng và chạy đến bên cạnh. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, việc khắc phục các vấn đề cho trẻ ngày càng khó khăn và đôi khi cha mẹ nên để trẻ tự trải qua sai lầm đó để có thể tự phát triển một cách toàn diện. Đối với mỗi người, cảm giác thất bại là vô cùng tồi tệ, tuy nhiên đó cũng là một phần trong cuộc sống và việc để trẻ tập tự trải qua là hoàn toàn cần thiết.
Theo www.phunutoday.vn
Nhà có anh chị em, bố mẹ phải biết những chiêu xử lý tranh chấp, ghanh tị này Việc "bắt bệnh" và "chữa bệnh" tranh chấp, ghen tị của trẻ với các anh chị em của mình rất cần sự tinh tế, khéo léo trong ứng xử của cha mẹ. Nhiều cha mẹ khi sinh thêm con đã phải đau đầu đối mặt với tình trạng các con không ngừng so bì tị nạnh với nhau. Nếu không giải quyết triệt...