4 sai lầm ngủ trưa khiến nhiều người uể oải chẳng thấy khỏe chút nào
Giấc ngủ trưa tưởng ngắn nhưng cũng phải đúng cách kẻo cả buổi chiều sẽ thấy mệt mỏi hơn.
Sai lầm 1: Cố gắng thức dù buồn ngủ
Một số người cao tuổi thường mang tâm lý sợ ngủ trưa vì lo rằng ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm và thậm chí thức trắng đêm do không thể ngủ được. Bởi vì nỗi sợ này mà họ cố gắng thức ngay cả khi rất buồn ngủ vào buổi trưa. Thực tế là nếu ngủ trưa một cách hợp lý sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.
Nếu như bạn buồn ngủ vào buổi trưa mà vẫn cố thức thì buổi chiều sẽ mệt mỏi, khó tập trung, buồn ngủ. Điều này khiến cho não căng thẳng và cơ thể sẽ càng cảm thấy mệt mỏi hơn.
Sai lầm 2: Ngủ ở đâu cũng được là sai lầm
Có nhiều người vẫn mang quan niệm giờ ngủ trưa là cái chợp mắt và có thể ngủ ở bất cứ đâu, không nhất thiết chú ý đến vị trí ngủ, không ít người còn chọn ngủ trên bàn làm việc. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Ngủ trên ghế sofa hay bàn là việc sẽ khiến cho lượng máu cung cấp cho đầu giảm, gây chóng mặt và mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Với những người bị thoái hóa cột sống cổ, điều này càng nặng và khó chịu hơn. Vì vậy, ngay cả ngủ trưa là chợp mắt cũng cần chú ý nơi ngủ, bạn có thể chuẩn bị một tấm thảm kèm một chiếc gối như trên giường, hoặc tốt nhất nên ngủ trên giường. Trang phục lúc ngủ trưa cũng cần thoải mái, chuẩn bị thêm tấm chăn mỏng.
Sai lầm 3: Ngủ trưa quá lâu
Thời gian tốt nhất để ngủ trưa là không quá 1 tiếng. Nếu ngủ quá lâu, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ức chế sâu khiến cách mao mạch ở mô não bị đóng lại quá lâu. Lúc đó việc lưu thông máu ở não sẽ kém, quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại.
Sai lầm 4: Ngủ ngay sau bữa trưa
Video đang HOT
Sau khi ăn trưa, nhu động ở đường tiêu hóa tăng, một lượng máu lớn sẽ dồn vào hệ tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn đã ăn. Điều này cũng khiến cho nguồn cung cấp oxy cho não giảm. Vì vậy, bạn không nên ngủ trưa ngay lập tức mà thay vào đó hãy ngồi nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới ngủ.
Để có giấc ngủ trưa tốt, bạn cũng không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, không nên ăn quá no. Vì ăn quá no có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Sau khi ngủ dậy, bạn nên uống một ly nước, người già thì nên thực hiện các vận động nhẹ nhàng, massage ở vùng ngực 5-10 phút.
Giấc ngủ trưa ngắn là tốt?
Một nghiên cứu được đăng tải trên Medical News Today cho biết thời gian ngủ trưa tốt nhất là ngủ ngắn. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa 25, 35 và 45 phút vẫn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ khuyên nên ngủ trong 20 phút sẽ đưa lại cảm giác sảng khoái nhất. Tổ chức này cảnh báo nếu ngủ trưa lâu có thể khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Sau khi thức dậy từ một giấc ngủ sâu chắc chắn sẽ không thoải mái.
Những sai lầm nghiêm trọng khiến bạn càng trở nên mệt mỏi sau khi ngủ trưa
Giấc ngủ trưa rất quan trọng giúp con người có thêm tinh thần, sức lực để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, nhiều người ngủ dậy lại cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đó là do họ đã phạm phải những sai lầm dưới đây.
Mỗi ngày, con người có hai giấc ngủ chính là ngủ trưa và ngủ tối. Cứ vào khoảng thời gian này, cơ thể diễn ra phản ứng sinh lý tự nhiên là buồn ngủ, mất đi phần nào sự tỉnh táo, tinh thần không còn được hưng phấn. Giấc ngủ giúp chúng ta hồi phục lại sự sảng khoái của cơ thể, đầu óc thư giãn và thoải mái hơn.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi tỉnh giấc ngủ trưa, cơ thể lại trở nên mệt mỏi hơn, người nặng nề, thậm chí còn chóng mặt, đau đầu. Dưới đây là những sai lầm trong thói quen ngủ trưa cũng là nguyên nhân gây ra sự phản tác dụng của việc ngủ trưa.
1. Thời gian ngủ trưa quá dài
Khoảng 13 giờ, mức độ buồn ngủ của cơ thể sẽ lên đến đỉnh điểm. Lúc này, một giấc ngủ ngắn chỉ khoảng 15 đến 30 phút sẽ cơ thể và bộ não được nghỉ ngơi, thư giãn.
Tuy nhiên, nếu thời gian ngủ quá dài, khoảng 40 phút hoặc hơn, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Khi thức dậy, cơ thể chưa "hoàn thành" giấc ngủ sâu, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị chậm lại, bạn sẽ cảm giác như bị kiệt sức, không thể lập tức đi vào trạng thái hoạt động, làm việc.
Nếu phải làm việc ngay, bạn có thể bị đau đầu, không còn sức lực, mất đi sự tỉnh táo dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút. Bởi vậy, bạn chỉ nên dành nhiều nhất 30 phút cho giấc ngủ trưa của mình.
2. Ngủ ngay sau khi ăn trưa
Sau bữa trưa, để đảm bảo cho hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, một lượng lớn máu sẽ được cung cấp cho hệ thống tiêu hóa, lượng oxy trong máu cung cấp cho não sẽ giảm bớt, cảm giác buồn ngủ ập đến. Thời gian để cho cơ thể tiêu hóa thức ăn mất khoảng 1 tiếng.
Nếu như bạn đi ngủ ngay vào thời điểm ăn xong thì sẽ tăng gánh nặng, giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày. Bên cạnh đó, dạ dày đang hoạt động mạnh trong việc tiêu hóa thức ăn, cơ thể cũng không thể có được trạng thái ngủ ổn định nhất.
Sau khi thức dậy, chúng ta sẽ cảm thấy kiệt sức. Về lâu dài, thói quen này sẽ dẫn đến chứng khó tiêu hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Do đó, ngay sau khi ăn trưa, mặc dù buồn ngủ nhưng không nên đi ngủ ngay. Cần nghỉ ngơi hay hoạt động nhẹ để việc tiêu hóa dễ dàng, nhanh chóng hơn.
3. Tư thế ngủ trưa sai
Nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên sẽ lựa chọn tư thể nằm bò, nằm sấp ra bàn để ngủ và úp mắt xuống cánh tay. Điều này sẽ gây áp lực cho mắt, có thể gây mờ mắt tạm thời.
Đồng thời, khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, việc cung cấp máu cho các cơ quan cũng chậm hơn, cộng thêm việc dạ dày đang tiêu hóa thức ăn cho bữa trưa. Lúc này, nếu ngủ trưa với tư thế úp, sấp, nằm bò ra bàn, não sẽ không nhận đủ khí oxy, khi tỉnh dậy rất dễ bị chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, tay chân vô lực.
4. Thời gian ngủ trưa muộn
Nhiều người vào thời gian ngủ trưa khoảng 12, 13 giờ thì lại hoạt động, làm việc đến 15, 16 giờ chiều mới đi ngủ. Đây là thời gian ngủ trưa quá muộn, trái ngược với đồng hồ sinh học của cơ thể.
Nếu ngủ trưa vào buổi chiều, cơ thể rất dễ bị mất ngủ vào buổi tối. Buổi tối mất ngủ sẽ làm cho buổi sáng cảm thấy buồn ngủ hơn, mất tinh thần hơn. Hiệu quả trong việc hoạt động học tập, làm việc sẽ không được như ý.
Nếu cứ tiếp tục thói quen như vậy, cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng trong sinh hoạt, tạo nên một vòng luẩn quẩn giữa mất ngủ rồi lại buồn ngủ không đúng, không phù hợp đồng hồ sinh học.
Nguồn: QQ/Helino
5 sai lầm khi dùng màng bọc thực phẩm nhiều người mắc mà không hề hay biết Màng bọc thực phẩm từ khi xuất hiện đã được các bà nội trợ vô cùng ưa thích sử dụng. Nhưng cần phải biết sử dụng màng bọc này đúng cách các bạn nhé. 1. Sử dụng màng bọc đồ ăn còn nóng Sau khi đồ ăn được nấu xong, bạn cần phải để nguội rồi mới bọc màng bọc thực phẩm. Nếu...