4 quan ngại lớn của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc
Trong báo cáo thường niên về quân đội Trung Quốc được trình lên quốc hội mới đây, Bộ quốc phòng Mỹ đã nêu ra 4 sự phát triển lớn trong quân đội Trung Quốc khiến Lầu Năm Góc lo ngại.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
1. Các vụ tấn công mạng thường xuyên và các âm mưu gián điệp khác
Ông David Helvey, trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đặc trách khu vực ông Á, trong buổi họp báo về bản báo cáo hồi tuần trước đã nhấn mạnh rằng quân đội Trung Quốc tiếp tục phát triển các học thuyết và công tác huấn luyện nhằm chú trọng tới các công nghệ thông tin và các chiến dịch có thể được sử dụng trong chiến tranh mạng tiềm tàng.
Trung Quốc từ lâu đã bị cáo buộc tham gia vào hoạt động gián điệp và các cuộc tấn công trên mạng nhằm vào các mạng lưới của Mỹ. Nhưng báo cáo mới đây đã lần đầu tiên nhắc tới việc quân đội Mỹ tố quân đội Trung Quốc dính líu một số cuộc tấn công mạng.
“Trong năm 2012, một loạt các hệ thống máy tính khắp thế giới, trong đó có của chính phủ Mỹ, tiếp tục là mục tiêu của các vụ tấn công. Một số vụ xâm thập này dường như có liên quan trực tiếp tới chính phủ Trung Quốc và các tổ chức quốc phòng”, ông Helvey nói.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hoạt động gián động điệp mạng – cùng với các hoạt động khác – là nhằm thúc đẩy các lợi ích của quân đội Trung Quốc.
“Trung Quốc tiếp tục tận dụng các khoản đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh, các trao đổi khoa học, kinh nghiệm của các sinh viên và các nhà nghiên cứu Trung Quốc ở nước ngoài, hoạt động gián điệp kỹ thuật và công nghiệp được nhà nước tài trợ… nhằm tăng cường sự hiểu biết về công nghệ để trợ giúp cho sự nghiên cứu, phát triển và thu mua của quân đội”, báo cáo viết.
2. Sử dụng không gian để “ngáng đường” quân đội Mỹ
Quân đội Mỹ ngày càng lo ngại về sự phát triển của quân đội Trung Quốc trong vũ trụ. Trong năm 2012, Trung Quốc đã tiến hành 18 vụ phóng vũ trụ để mở rộng việc do thám các vệ tinh.
Cùng lúc đó, Trung Quốc đang nhanh chóng cải thiện các khả năng nhằm hạn chế hoặc ngăn cản các nước khác tiếp cận và sử dụng không gian.
Video đang HOT
Trên thực tế, các tài liệu của Trung Quốc đã nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc “phá huỷ, làm hư hại và can thiệp vào các vệ tinh liên lạc và do thám của đối phương”, báo cáo của Lầu Năm Góc viết, nói thêm rằng những vụ tấn công như vậy có thể gây tổn thất lớn cho đối phương.
Phân tích của quân đội Trung Quốc cũng chỉ ra rằng “việc phá huỷ hoặc thu giữ các vệ tinh và các thiết bị cảm biến khác… sẽ khiến đối phương mất thế chủ động trên chiến trường và khiến họ khó khăn hơn trong việc đưa các vũ khí dẫn đường chính xác vào hoạt động đầy đủ”.
3. Sự phát triển của các tên lửa “huỷ diệt tàu sân bay”
Lầu Năm Góc ngày càng quan tâm tới sự phát triển của các tên lửa chống hạm của Trung Quốc, đặc biệt là Đông Phong-21D.
Trung Quốc đang phát triển các tên lửa đạn đạo chống hạm chính xác có khả năng tấn công các tàu sân bay Mỹ với tầm xa từ 1.000-3.000km.
“Đây là điều mà Trung Quốc đang đầu tư lớn, và chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ chương trình này”, ông Helvey nói.
Ông Helvey cho hay tên lửa chống hạm Đông Phong-21D được xem là mối đe doạ nghiêm trọng đối với các tàu chiến Mỹ, đặc biệt là các tàu sân bay tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Helvey cũng lưu ý thêm, mặc dù quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục đã cải thiện trong năm qua, sự tăng cường quân sự của Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
4. Sự phát triển của các máy bay không người lái, máy bay chiến đấu, tàu chiến tinh vi
Lầu Năm Góc nhận thấy rằng Trung Quốc gần đây đã trở thành nước cạnh tranh với Mỹ trong thị trường toàn cầu về các máy bay không người lái. Trong khi đó, các vũ khí tiên tiến khác như tàu ngầm, các tàu chiến, máy bay chiến đấu cũng dần được Trung Quốc thiết kế và phát triển hàng năm.
Quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển hàng loạt máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công ngày càng tinh vi.
Thực chất, Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và 5, được trang bị công nghệ tàng hình, một số trong đó sử dụng các nghệ ăn cắp được từ nước ngoài.
Bắc Kinh đã biên chế tàu sân bay đầu tiên, điều mà giới chức cấp cao Mỹ cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ và đây là sự phát triển quan trọng nhất trong hải quân Trung Quốc trong năm qua.
“Sự hình thành các nhóm tàu sân bay tấn công sẽ cho phép hải quân Trung Quốc tiến hành các hoạt động toàn diện và tăng các khả năng hoạt động xa bờ”, báo cáo của Lầu Năm Góc viết.
Quân đội Trung Quốc cũng đang “đầu tư mạnh mẽ cho chương trình phát triển các vũ khí dưới nước” nhằm chế tạo các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, ông Helvey nói.
Cũng giống như Mỹ, Trung Quốc đang muốn mở rộng phi đội máy bay không người lái và xuất khẩu công nghệ. “Chúng tôi đã nhìn thấy một số báo cáo về việc Trung Quốc đang tiếp thị các máy bay không người lái trong các cuộc triển lãm hàng không khắp thế giới. Đó là điều mà chúng tôi sẽ phải theo dõi chặt chẽ”, ông Helvey nói.
Theo Dantri
Tên lửa đầu đạn 650kg nhấn chìm mọi chiến hạm
Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Iran không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.
Từ ngày 3-5/5 vừa qua, Israel đã liên tiếp tiến hành các cuộc không kích vào Syria để ngăn chặn các đoàn xe chở vũ khí cho lực lượng Hezbollah trên đất Lebanon. Thế nhưng, điều mà người Israel nhằm vào chính là kho tên lửa đạn đạo đất đối đất Conqueror-110 do Iran chế tạo.
Loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn này được chế tạo trên cơ sở tên lửa Đông Phong-11 của Trung Quốc. Nó thuộc dạng tên lửa nhiên liệu rắn, có điều khiển, bắt đầu thử nghiệm năm 2002, hiện nay đã được Iran phát triển đến thế hệ thứ 4.
Tàu sân bay luôn là đối tượng tấn công của các loại tên lửa chống hạm khủng
Theo thông tin trên website của Tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) của Nhật Bản ngày 11/5, loại tên lửa đạn đạo chống hạm có uy lực cực lớn của Iran được đặt tên là Khalije Fars "Persian Gulf" cũng được chế tạo trên cơ sở của Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, loại tên lửa siêu âm đầu đạn 650kg này có khả năng đối phó với mọi phương tiện đánh chặn, có khả năng tấn công chính xác tuyệt vời.
Phiên bản cải tiến của loại tên lửa chống hạm này bắt đầu thử nghiệm đầu năm 2011, sau đó một thời gian ngắm Iran tuyên bố loại tên lửa này đã được sản xuất hàng loạt. Trong 1 vài lần phóng thử sau đó, quan chức quân sự Iran cho biết, khi tấn công các mục tiêu giả chiến hạm trên vịnh Ba Tư (Vịnh Persian), loại tên lửa này đã đạt hiệu suất chính xác tới 100%.
Trong 1 bản báo cáo của Viện nghiên cứu quốc phòng Anh năm 2011, từ rất lâu, Iran đã để tâm nghiên cứu các loại tên lửa chống hạm ưu việt. Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, họ không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Khalije Fars "Persian Gulf" của Iran
Tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Majid Bokaei tuyên bố: "Iran thiết kế và chế tạo loại tên lửa chống hạm khủng khiếp này trên cơ sở tên lửa đạn đạo đất đối đất. Sau khi phóng thử lần đầu tiên loại tên lửa này, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các tàu chiến của hạm đội Mỹ rút lui khỏi Vịnh Persian".
Ông cho biết thêm rằng tên lửa vừa được phóng thử là một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất mà nước này đang sở hữu và được cho là một tên lửa "đạn đạo" chứ không phải là tên lửa "hành trình".
Tuy có một số chuyên gia quân sự hoài nghi về khả năng tấn công các mục tiêu cơ động của loại tên lửa này nhưng rõ ràng tên lửa chống tàu sân bay Persian đã có rất nhiều cải tiến vượt bậc so với thế hệ tên lửa chống hạm ban đầu. Ví dụ như tầm bắn cao hơn, sử dụng nhiên liệu rắn (hiện trên thế giới rất ít nước chế tạo được tên lửa chống hạm nhiên liệu rắn, mà chủ yếu là tên lửa đạn đạo), đặc biệt là nâng cao độ chính xác cao trên hành trình bay và điều khiển quán tính ở đoạn giữa.
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1 của Nga
Tuy Iran không công bố mục tiêu nhằm vào của các loại tên lửa này nhưng rõ ràng loại tên lửa có đầu đạn nặng tới 650 kg này được chế tạo với mục đích chuyên trị những tàu sân bay khổng lồ của Mỹ, những tuần dương hạm hoặc tàu sân bay khoảng 4 vạn tấn còn quá "nhẹ ký" so với nó.
Quả thực, đầu đạn tên lửa Iran nặng gấp rưỡi trọng lượng đầu đạn của một số "sát thủ tàu sân bay" của một số nước khác như Hùng Phong-3 của Đài Loan (TQ), 3M-54E1 của Nga (đầu đạn 400 - 450kg). Với sức công phá này, những tàu sân bay khổng lồ lớp Nimizt có lượng giãn nước 90.000 tấn của Mỹ hoàn toàn có thể bị đánh đắm bởi chỉ 1 quả tên lửa.
"The Diplomat" cho biết thêm, để đối phó với những tình huống khẩn cấp, thời gian gần đây hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt hoạt động quân sự ở khu vực này, ví dụ như cuộc diễn tập rà quét lôi quốc tế trên vịnh Persian ở khu vực duyên hải Bahrain với sự tham gia của 41 quốc gia.
Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong - 3 của Đài Loan (TQ)
Để đáp trả lại, Iran cũng đã tiến hành một loạt các hành động trả đũa như liên tiếp phóng thử tên lửa chống hạm, đưa vào biên chế hệ thống rà quét lôi tiên tiên nhất trên chiến hạm... Sau các động thái đó, Iran đã nhiều lần trấn an các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, rằng sức mạnh quân sự của họ không nhằm đe dọa các nước khác mà chỉ để tự vệ trước sự uy hiếp của Mỹ.
Theo vietbao
Ý đồ triển khai "sát thủ diệt tàu sân bay" gần Đài Loan của Trung Quốc Bắc Kinh mới đây đã triển khai gần Đài Loan một tên lửa được thiết kế nhằm tiêu diệt tàu sân bay. Động thái được xem là nhằm củng cố khả năng ngăn chặn lực lượng Mỹ hỗ trợ cho hòn đảo Đài Loan. Đồ họa về viễn cảnh Trung Quốc dùng 3 tên lửa Đông Phong tiêu diệt tàu sân bay Mỹ....