4 phương pháp học tập hiệu quả, giúp cải thiện điểm số của trẻ
Phương pháp học tập đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ.
Trong cùng một lớp học, nội dung giảng dạy của giáo viên giống nhau nhưng một số học sinh đạt điểm số tốt, một số em lại có thành tích lẹt đẹt. Nguyên nhân của điều này liên quan rất lớn đến phương pháp học tập của các em. Thực tế, phương pháp học tập không phải thứ bẩm sinh mà cần phải trau dồi, vận dụng linh hoạt.
Dưới đây là một vài phương pháp học taaoj hiệu quả, được thế giới công nhận. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo, cho con áp dụng. Chỉ cần con kiên trì thực hiện là có thể cải thiện điểm số một cách hiệu quả .
1. Phương pháp học Feynman
Học tập là một quá trình hai chiều,không chỉ đơn giản là nghe trên lớp cẩn thận, rồi chép đầy đủ vào vở. Nếu chỉ học suông kiểu vậy thì khi làm đề kiểm tra, các em sẽ không thực sự hiểu và trả lời được.
Thực chất, kiểu học như vậy là “nhập kiến thức theo một chiều” và không có “đầu ra”. Hiện tượng điển hình của kiểu học này là giáo viên đặt câu hỏi, rất ít học sinh chủ động giơ tay hỏi hoặc trả lời.
Ảnh minh họa.
Phương pháp học Feynman là một phương pháp giáo dục có thể nội dung hóa các điểm kiến thức và hiện thực hóa đầu ra kiến thức. Có thể chia đại khái thành 4 bước, trước hết cần nắm chắc, hiểu kỹ các điểm kiến thức, nâng cao kiến thức đầu vào càng nhiều càng tốt. Sau đó, bằng ngôn ngữ của riêng học sinh, chỉ cần nói với người khác những gì bạn đã học được.
Sau đó, tìm hiểu những phần chưa rõ và chưa hoàn thiện trong quá trình tường thuật các điểm kiến thức. Cuối cùng có thể tường thuật nội dung kiến thức một cách đơn giản và trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình cho đến khi người khác có thể hiểu được.
Phương pháp học này hoàn toàn có thể sắp xếp các kiến thức đã học của trẻ, không còn nhầm lẫn, để trẻ chuyển dần từ nghe thụ động theo trí nhớ sang chủ động hiểu sâu, điều này cũng phù hợp với nhận thức não bộ của trẻ.
Video đang HOT
Phương pháp này cần được trẻ thành thạo ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ hãy là người lắng nghe trẻ kể lại những điểm kiến thức, khuyến khích và hướng dẫn trẻ nói nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn.
2. Phương pháp học của Simon
Người đề xuất phương pháp này là giáo sư Simon, người đoạt giải Nobel Kinh tế. Ông cho rằng mọi người thường có thể dành một khoảng thời gian để tập trung vào việc học, sau khi bứt phá thì tập trung học môn khác.
Bản thân giáo sư Simon cũng từng nói: “Đối với một học sinh có nền tảng nhất định, chỉ cần em thực sự chịu khó học tập thì trong vòng 6 tháng có thể nắm vững bất cứ kiến thức nào”.
Tất nhiên, như đã nhấn mạnh trong lời nói của giáo sư Simon, học sinh phải có “nền tảng nhất định”. Nếu trẻ học nhiều môn có vấn đề thì không nên áp dụng cách học như vậy. Trẻ phải đạt điểm trên trung bình ở các bài tập khác. Nếu không, trẻ dành quá nhiều thời gian và sức lực cho một bài tập về nhà thì các bài tập khác sẽ bị trì hoãn và điểm số sẽ giảm sút.
Ảnh minh họa.
3. Phương pháp đọc SQ3R
SQ3R là một phương pháp để đọc và hiểu toàn diện, bao gồm 5 bước: Survey (Khảo sát), Question (Đặt câu hỏi), Read (Đọc), Recite (Nhớ lại), Review (Ôn tập).
Nói một cách đơn giản, trước khi học, hãy duyệt sơ qua nội dung mà bạn muốn học. Sau đó khi gặp nội dung mà bạn không thể hiểu, hãy đặt câu hỏi, đánh dấu nó cho tốt, sau đó chuyển sang phần đọc chuyên sâu của nội dung trước đó. Bằng ngôn ngữ, cách hiểu của bạn, kể lại những điểm kiến thức bạn đã nắm vững, tự trả lời những câu hỏi bạn gặp phải trước đó, cuối cùng xem xét và củng cố lại chúng.
4. Phương pháp học sơ đồ tư duy
Đây là cách học tương đối phổ biến hiện nay, được rất nhiều trường đại học nổi tiếng coi trọng và đề cao. Phương pháp này nhằm biến những thông tin văn bản nhàm chán trong sách thành những bức tranh logic, giảm lượng chữ càng nhiều càng tốt, đồng thời tăng lượng đồ họa và tranh ảnh, để trẻ nhanh chóng hình thành khung kiến thức và nắm được các điểm kiến thức. Cách học này không chỉ có thể nâng cao hiệu quả học tập mà còn cải thiện khả năng tư duy của trẻ.
Tất nhiên, phương pháp này không chỉ giúp ích cho việc học mà còn được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, chẳng hạn như lên lịch trình cuộc sống, lập kế hoạch công việc,…
Tại sao nhiều đứa trẻ học tập chăm chỉ nhưng điểm số vẫn thấp?
Có thể trẻ đang rơi vào tình trạng 'nỗ lực giả'.
Cha mẹ nào cũng muốn con lớn lên thành công, giỏi giang, không ai muốn con trở thành "học sinh yếu kém", năng lực tầm thường cả. Cũng vì vậy, nhiều cha mẹ có những yêu cầu khắt khe với việc học tập của con.
Tuy nhiên kết quả của con cái không phải lúc nào cũng như ý muốn của cha mẹ. Có những em đã học tập rất chăm nhưng điểm số vẫn kém, thậm chí còn không bằng những bạn lười biếng hơn. Điều này khiến phụ huynh hoang mang, không hiểu nguyên do tại sao? Vậy nguyên nhân sâu xa của hiện trạng này là gì?
Do phương pháp học tập có vấn đề, làm nhiều việc vô ích
Trong học tập, mỗi giai đoạn là khác nhau. Ở tiểu học, hầu hết trẻ có thể đạt điểm cao bằng cách dựa theo công thức. Tuy nhiên ở cấp THCS, chỉ dựa vào điều này thì không thể cải thiện được điểm số. Càng lên cấp cao, trẻ càng phải vận dụng nhiều tư duy logic.
Nếu trẻ luôn áp dụng một phương pháp học tập xuyên suốt quá trình, trong tất cả các giai đoạn thì dù có chăm chỉ đến đâu cũng không đạt được kết quả học tập tốt. Nếu phương pháp học tập có vấn đề thì cũng tương đương với việc học nhiều đến mấy cũng vô ích.
Thừa nhận rằng đầu óc trẻ không linh hoạt
Sẽ luôn có một hoặc hai học sinh trong lớp học không tốt, không phải vì các em không thích học hay vì các em không chăm chỉ mà là đầu óc của trẻ kém linh hoạt hơn các bạn khác, bất kể áp dụng phương pháp học gì.
Trong nhiều trường hợp, cha mẹ phải nhìn nhận việc trí óc, tài năng học tập của trẻ chỉ ở mức trung bình. Ở bậc tiểu học, trẻ có thể vẫn ổn, nhưng lên các cấp cao hơn mới thấy rõ sự sụt giảm thành tích. Bởi vì các cấp học cao hơn, tư duy logic càng cao hơn. Các dạng bài tập đòi hỏi người học phải suy luận nhiều thì mới ra đáp án.
Lý do quan trọng nhất, đó là sự "nỗ lực giả"
Ngày nay, dưới hình thức giáo dục theo định hướng thi cử, nhận thức chung của nhiều học sinh là phải vào đại học để hoàn thành nguyện vọng của cha mẹ. Dù dành nhiều thời gian cho việc học, nhưng trẻ học không vì niềm đam mê, yêu thích thực sự mà là vì kỳ vọng của cha mẹ. Trong mắt cha mẹ, giáo viên, trẻ có vẻ rất chăm chỉ, nỗ lực, nhưng thực chất là sự "nỗ lực giả", không xuất phát từ mong muốn cá nhân.
Theo các chuyên gia giáo dục, sự "nỗ lực giả" còn khủng khiếp hơn là không nỗ lực và có thể làm tổn thương chính con trẻ.
Tại sao "nỗ lực giả" lại kinh khủng như vậy, bởi vì nỗ lực giả là một loại "tự lừa dối bản thân". Trẻ "nỗ lực giả" để lừa dối tất cả mọi người, có thể phát huy trong các kỳ thi bình thường, nhưng không thể trở thành động lực thực trong kỳ thi đại học.
Trong cuộc sống, có không ít học sinh "nỗ lực giả". Các em biết rõ điều rõ, nhưng điều đáng buồn nhất là vẫn chấp nhận với tình trạng đó. Có một số biểu hiện cho thấy, trẻ đang "nỗ lực giả":
- Trẻ không nghiêm túc trong lớp, luôn thức khuya sau giờ học và đắm mình trong những câu hỏi.
- Trẻ làm theo những gì người khác làm, không thực sự suy ngẫm về việc học của mình. Dù trẻ có mang thật nhiều sách mỗi khi đi học thì kết quả cũng chẳng đến đâu.
- Không bao giờ nghĩ suy nghĩ về bài giảng, chỉ chăm chăm chép bài trong lớp.
- Trẻ chưa bao giờ đọc các câu hỏi ví dụ và câu hỏi cơ bản trong sách giáo khoa.
Việc học cần xuất phát từ sự yêu thích thực tâm thì trẻ mới có thể nhanh chóng tiến bộ, đạt được kết quả tốt. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cần đồng hành, theo dõi quá trình học tập của trẻ. Nếu thấy những biểu hiện "nỗ lực giả" thì cần ngồi xuống nói chuyện với con để cùng tìm ra giải pháp khắc phục.
Khủng hoảng điểm số khi nhiều đại học bỏ ACT và SAT Thành tích học tập của học sinh tại Mỹ sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi nhiều trường đại học không còn dùng ACT và SAT làm chuẩn đầu vào. Thành tích của học sinh Mỹ sụt giảm trong 5 năm gần đây. Ảnh: NBC News. Cuộc khủng hoảng giáo dục công lập tại Mỹ đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ...