4 nguyên nhân khiến bạn thức dậy quá sớm
Tuổi tác cao, thay đổi nội tiết tố, cảm giác lo lắng, mang thai khiến giấc ngủ bị gián đoạn, theo Healthline.
Thức dậy quá sớm là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Dấu hiệu là bạn thường dậy trước khi báo thức từ hai đến ba giờ. Chứng rối loạn giấc ngủ này gây khó chịu và kiệt sức cho người bệnh.
Nguyên nhân nhiều người thường thức dậy sớm có thể là:
Tuổi tác
Khi bạn già đi, những thay đổi trong nhịp sinh học khiến bạn cần ít giờ ngủ hơn. Điều này có thể làm giấc ngủ gián đoạn khiến bạn thức dậy quá sớm.
Phụ nữ trải qua sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ. Nam giới gặp vấn đề tiết niệu do những thay đổi liên quan đến tuổi ở tuyến tiền liệt cũng gây ra trường hợp tương tự.
Thức dậy quá sớm khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động của ngày hôm sau. Ảnh: EX
Tâm trạng lo lắng về một tình huống hoặc sự kiện có thể khiến bạn ngủ ít giờ hơn mỗi đêm. Một số vấn đề có thể gây ra sự lo lắng và thức dậy sớm: Căng thẳng trong công việc, vấn đề gia đình, hôn nhân, mất việc hay cái chết của một thành viên gia đình hoặc bạn bè.
Bên cạnh đó, khi thức dậy vài giờ trước khi báo thức tạo ra nhiều lo lắng khiến bạn không thể ngủ lại được. Ví dụ: bạn lo lắng nếu quay trở lại giấc ngủ sẽ bỏ lỡ báo thức hay bất an khi mình đã không ngủ đủ giấc…
Mất ngủ
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ đặc trưng có các triệu chứng ngắn hạn (cấp tính) hoặc dài hạn (mãn tính). Mất ngủ cấp tính thường là tình huống kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu bị mất ngủ nhiều hơn ba lần mỗi tuần, trong thời gian hơn ba tháng, bạn có thể được chẩn đoán bị mất ngủ mãn tính. Mất ngủ có thể kéo dài tình trạng căng thẳng và lo âu nếu bạn thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
Video đang HOT
Một số nguyên nhân của chứng mất ngủ bao gồm: Mức độ căng thẳng cao. Vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ. Lo lắng, trầm cảm và rối loạn cảm xúc. Tác dụng của một số loại thuốc. Làm việc qua đêm. Có lối sống hoặc công việc ít vận động…
Ngoài ra, mất ngủ còn do một số bệnh như rối loạn nội tiết tố; rối loạn chức năng tuyến giáp; đau cơ; chứng ngưng thở lúc ngủ; các vấn đề về hô hấp như dị ứng hoặc hen suyễn…
Mang thai
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu, phụ nữ thường gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân là do cơ thể đang trải qua một số thay đổi về thể chất và nội tiết tố nhanh chóng.
Trong đó, ợ nóng, ốm nghén có thể ảnh hưởng đến cơ thể vào ban ngày hoặc ban đêm. Chuột rút, khó thở, đau bụng, đau ngực, đau lưng, mơ ác mộng, đi tiểu nhiều khiến phụ nữ mang thai phải thức dậy liên tục trong đêm. Khi em bé lớn lên, cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều hơn để chứa chúng, ngủ đủ giấc sẽ trở nên khó khăn một lần nữa.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Hành trình tìm con của bà mẹ 2 lần mang thai ngoài tử cung, 4 năm chạy khắp các viện thụ tinh và bơm tinh trùng
4 năm đi khắp các bệnh viện với không biết bao nhiêu tin buồn và đau đớn nhưng cuối cùng, người mẹ hiếm muộn này đã được hưởng quả ngọt.
Sinh ra được một đứa con chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt với những người mẹ phải chịu cảnh hiếm muộn. Họ đã phải trải qua khoảng thời gian dài đằng đẵng sống trong bao nỗi thấp thỏm, âu lo, có lúc đau đớn, tuyệt vọng đến tột cùng. Chị Nguyễn Thị Tuyên (28 tuổi, hiện đang sống ở Vĩnh Phúc) cũng là một trong những bà mẹ như thế. Chị phải chịu cảnh người mẹ hiếm muộn hơn 4 năm trời, bước vào hành trình tìm con gian nan với 2 lần mang thai ngoài tử cung, 1 lần làm IUI (thủ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hỏng cho đến khi có con bằng IVF (thụ tinh trong ống nghiệm).
Để có được 1 đứa con, vợ chồng chị Tuyên đã phải trải qua rất nhiều thử thách.
Áp lực mang bầu và 2 lần mang thai ngoài tử cung
Chị Tuyên kể: "Mình kết hôn vào tháng 2/2014, vừa lấy chồng về hôm nay, ngày mai ra quét cổng đã có người hỏi có bầu chưa. Mình cũng mong có bầu sớm nhưng tháng này qua tháng kia vẫn không có tin vui. Qua 1 năm, hai vợ chồng xuống bệnh viện Phụ sản Trung ương khám. Kết quả hai vợ chồng đều bình thường. Tháng 7/2015, đến chu kỳ kinh nguyệt, mình chỉ ra vài giọt máu, kéo dài trong 3 ngày như thế. Mình mua que thử, kết quả 2 vạch. Chiều hôm ấy, 2 vợ chồng mình đi siêu âm, kết quả beta hơn 300 nhưng thai chưa làm tổ".
Cũng theo chia sẻ của chị Tuyên, khi ấy bác sỹ siêu âm ở tỉnh đã nghi ngờ thai ngoài tử cung nhưng vợ chồng chị chưa hiểu lắm. Hai vợ chồng quyết định xuống Phụ sản Trung ương khám. Bác sỹ vừa cho đầu dò vào đã liền nhăn mặt: "Thai ngoài vòi trứng phải!". Nghe câu ấy, nước mắt chị chảy dài. Ra khỏi phòng khám, bố mẹ đẻ, mẹ chồng, cả chồng nữa không ai nói nên lời. Mẹ đẻ của chị khóc luôn tại chỗ, còn bố đẻ ra gốc cây khồi khóc vì thương con gái. Rồi chị Tuyên được bác sỹ cho nhập viện, tiêm thuốc bỏ thai và điều trị ngoại trú 1 tuần.
Vợ chồng chị kết hôn vào tháng 2/2014 nhưng phải hơn 4 năm sau mới có con.
6 tháng sau khi về nhà, chị Tuyên trở lại bệnh viện khám, chụp tử cung vòi trứng, kết quả thông cả 2 vòi nên yên tâm thả để tìm con. Tháng này tháng kia qua lại chưa thấy tin vui, chị bàn với chồng làm IUI. Phải đến lần bơm thứ 4, chị mới thành công. Sau IUI 13 ngày, chị thử que thấy 2 vạch. Hai vợ chồng chị mừng khôn xiết, thấp thỏm chờ đi siêu âm. Kết quả beta 50, bác sỹ báo có thai nhưng thai vẫn chưa làm tổ.
Qua 4 ngày sau đó, chị Tuyên phát hiện lại ra máu như lần mang thai trước. Chị được chồng đưa xuống bệnh viện Phụ sản Trung ương ngay lập tức. Tại đây, bác sỹ vừa cho đầu dò vào đã nhăn mặt : "Thai ngoài vòi trứng cũ!". Trời đất như sụp đổ với chị. Bác sỹ quyết định mổ và cắt vòi trứng phải. Còn lại vòi trứng trái, bác sỹ khuyên chị nên làm IVF vì tuy vẫn còn 1 vòi trứng nhưng chị vốn hiếm muộn nên nếu làm sớm, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
Sau khi tìm hiểu, nhận được sự động viên, giúp đỡ từ người thân, chị Tuyên quyết định bước vào hành trình IVF. Chị tìm hiểu và có mối duyên với Bệnh viện nam học hiếm muộn nên đã làm hồ sơ tại đây. Sau khi thảo luận với bác sỹ, hoàn thành hồ sơ, tháng tiếp theo đó chị Tuyên được hẹn đến để kích trứng. Sau khi tiêm 13 ngày, chuyển được 3 phôi tươi, chị Tuyên nằm lại viện để theo dõi. 11 ngày sau đó, kết quả beta chỉ là 0.1, vẫn chưa có thai khiến chị buồn vô cùng. "Hai vợ chồng về nhà không ai nói với ai lời nào, cả tháng trời căng thẳng áp lực, lúc đó là khoảng đầu tháng 6/2017".
Em bé Hồng Quang nay đã được 2,5 tháng tuổi.
Đến cuối tháng 7/2017, chị Tuyên tiếp tục đến viện chuyển phôi lần 2 nhưng vẫn không thành công. Nén lại tất cả những nỗi niềm của mình, đến tháng 10, chị lại đến viện tiếp tục cuộc hành trình. Sau khi chuyển phôi vào ngày 17 của chu kỳ, chị về nhà và cố gắng giữ tinh thần thật thoải mái. 10 ngày sau chuyển phôi, chị muốn chắc chắn nên bí mật đi thử máu và giấu tất cả mọi người. Chiều hôm đấy, chị nhận kết quả đã có thai. Hai vợ chồng chị tuy rất vui nhưng ám ảnh bởi 2 lần chửa ngoài tử cung nên vẫn chưa dám hy vọng nhiều.
Ra máu ròng rã, huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật
Theo lịch là 21 ngày sau chuyển phôi sẽ đi siêu âm, nhưng sáng ngày thứ 19, chị Tuyên lại bị ra máu. "Các mẹ chắc cũng nghĩ được cảnh tượng của vợ chồng mình lúc ấy nhỉ, không còn nước mắt mà khóc nữa, bắt taxi lên viện luôn. Vào phòng siêu âm mà run cầm cập. Bác sỹ siêu âm vừa cho đầu dò vào, nhưng không còn cau có như 2 lần trước nữa. Còn mình nhìn thấy chấm tròn trên màn hình, chỉ muốn hét lên vì sung sướng quá, dù bác sỹ chưa nói, mình cũng biết em bé đã vào tử cung rồi. Mình thở phào ra về với cái hẹn 9 ngày sau siêu âm tim thai".
27 ngày sau chuyển phôi, em bé có tim thai.
Thế nhưng khi chị về nhà, dù đã yên tâm phần nào mà vẫn thấy máu ra chẳng ngừng. Khoảng đêm thứ 5 sau đó, chị Tuyên bị đau bụng rất nhiều, cố nằm chịu đựng đến sáng. Sáng sớm, chị đi vệ sinh thấy máu chảy rất nhiều, chỉ toàn máu đen. Lúc này, hai vợ chồng chị vội vàng đi xuống bệnh viện. "Lần này, bác sỹ siêu âm còn hỏi sao mình run quá vậy, vì quả thật mình rất sợ. Thế rồi, lần đầu tiên mình được nghe nhịp tim của con, 119 lần/phút. Ôi hạnh phúc không tả nổi!".
Về nhà, chị Tuyên được kiêng cữ hết mức, tẩm bổ nhiều và không phải làm bất cứ việc gì. Vậy nhưng chị vẫn bị ra máu ròng rã ngày qua ngày. Khi siêu âm thai, em bé vẫn phát triển bình thường. Sau đó, chị Tuyên đi soi cổ tử cung, bác sỹ đã phát hiện ra nguyên nhân chảy máu: viêm cổ tử cung và có polip cổ tử cung. Chị Tuyên được đặt thuốc 6 ngày thì khỏi ra máu hoàn toàn.
Thế nhưng, polip cổ tử cung vẫn còn là nỗi lo. Chị vốn đang có bầu nên không xử lý được và nghe lời bác sỹ cứ để vậy. May mắn là thai kỳ cũng ổn cho đến tuần thứ 28. Khi thai được 28 tuần 4 ngày, chị xuống viện Phụ sản Trung ương khám. Kết quả em bé nặng 1,1kg, cổ tử cung còn 8mm và bị hở eo, chị Tuyên được đưa đi cấp cứu ngay tức thì.
Tưởng chừng như đã có lúc phải bỏ cuộc, vậy nhưng chị Tuyên đã cán đích thành công trên hành trình tìm con.
"Sau khi nằm viện được 1 tuần, đêm hôm ấy tự nhiên huyết áp cao vùn vụt, mình được cho uống thuốc và chạy máy. Tim thai em bé dao động 160-180 nhịp/phút khiến mình rất sợ. Hôm sau mình phải chuyển sang phòng khác vì được chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật. Theo dõi thêm 1 tuần, mình được bác sỹ chỉ định sang bệnh viện Bạch Mai khám tim mạch. Kết quả hở van tim ba lá nhẹ, tăng động mạch phổi nhưng bác sỹ nói rằng bệnh lý do có bầu nên chỉ cho thuốc huyết áp. Bác sỹ dặn mình không được về quê mà phải ở luôn Hà Nội, có gì phải vào viện ngay".
Mỗi tuần, chị Tuyên lại đi khám 1 lần. Đến tuần 35, chị vào viện và xin được nhập viện. Trong thời gian ở ngoài từ tuần 30 đến tuần 35, em bé đã tăng lên được 2,5kg. Bác sỹ khuyên gia đình nên đẻ mổ luôn vì sợ để lâu sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Cuối cùng, sau nhiều đắn đo, cả nhà chị Tuyên đã quyết định sẽ mổ bắt con luôn vào lúc này.
Em bé kháu khỉnh nay là niềm vui, động lực của cả nhà.
"22h55' con chào đời, tiếng khóc của con làm nước mắt mình chảy không ngừng. Hạnh phúc quá đỗi! Hạnh phúc hơn nữa khi nghe y tá nói cân nặng của con là 2,7kg, con hồng hào. Mình được nhìn mặt con mà thấy lâng lâng vô cùng. May mắn em bé nhà mình khỏe mạnh nên không phải nằm lồng kính nhưng được y tá chăm sóc đến khi ra viện. 5 ngày sau hai mẹ con mình được ra viện, được ôm con vào lòng mà cứ ngỡ mình nằm mơ".
Hiện nay, em bé của chị Tuyên đã được 2,5 tháng tuổi và trộm vía rất kháu khỉnh, là nguồn vui bất tận của cả gia đình. Qua chặng đường tìm con gian nan của mình, chị Tuyên cũng muốn nhắn gửi đến các mẹ hiếm muộn khác rằng hãy cố gắng, đừng từ bỏ và nhất định sẽ có ngày được hưởng hạnh phúc như chị hiện tại.
Theo Helino
Khi nào cần điều trị trẻ nghiến răng? Nghiến răng khi ngủ là hiện tượng hay gặp ở trẻ làm các bậc cha mẹ lo lắng. Làm sao để chữa tật nghiến răng ở trẻ nhỏ? BS Nguyễn Quốc Dũng (BV Nhi Đồng 1) sẽ chỉ cách để cha mẹ biết cách điều trị khi trẻ gặp phải. Trẻ bị mòn răng do nghiến răng.Ảnh minh họa Vì sao trẻ nghiến...