4 mục tiêu xây dựng xã hội học tập
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020 yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 theo hướng xác định rõ 4 mục tiêu.
4 mục tiêu xây dựng xã hội học tập là: xóa mù chữ nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ học tập nâng cao trình độ để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn học tập để hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn.
Cũng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Đề án xây dựng xã hội học tập cũng cần chỉ ra các công cụ thực hiện mục tiêu bao gồm: hệ thống giáo dục chính quy, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp phục vụ giáo dục thường xuyên Trung tâm giáo dục thường xuyên (hoặc kết hợp hướng nghiệp, dạy nghề) cấp huyện cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Phòng Giáo dục Trung tâm học tập cộng đồng và các trung tâm khác cấp xã (Trung tâm Văn hóa – Thể thao) Trường đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành và địa phương.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, rà soát các chỉ tiêu của Đề án theo hướng có tính khả thi cao, gắn với cơ sở, có ưu tiên kinh phí, có tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Phó Thủ tướng lưu ý, để thực hiện các mục tiêu của Đề án, ngoài các nhiệm vụ, giải pháp đã đề xuất, trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, đề án của Chính phủ đã và đang thực hiện, cần xây dựng các đề án thành phần như Đề án xóa mù chữ và phổ cập tin học, ngoại ngữ Đề án nâng cao trình độ cho người lao động (tách lao động trong các doanh nghiệp với lao động nông thôn) Đề án thông tin, truyền thông và một số đề án thành phần khác.
Dự kiến sẽ thành lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp tỉnh. Đồng thời xây dựng bộ chỉ số đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập của bộ ngành, địa phương (bao gồm cấp tỉnh và cấp xã) trong báo cáo hàng năm.
Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020 sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9/2012.
Theo Phương Hiển
Chinhphu.vn
Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí
Ngày 7/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Họp Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng xã hội học tập trực tuyến với các tỉnh, thành phố cả nước nhằm tổng kết năm năm và xây dựng Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị trực tuyến "Tổng kết 5 năm xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010." (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, qua 5 năm triển khai đề án xây dựng xã hội học tập, cả nước đã huy động được hơn 383.000 người theo học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Tính đến năm 2010 đã huy động được khoảng gần 12.000 trẻ em ở độ tuổi 6-10 có hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở trường phổ thông được theo học chương trình phổ cập. Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý, pháp luật, kinh tế và xã hội nhằm nâng cao khả năng công tác cho gần 400.000 cán bộ cấp xã, huyện...
Tuy nhiên sau năm năm thực hiện các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể vẫn chưa phát huy được vai trò trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng xã hội học tập, còn thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó năng lực hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng thấp đội ngũ cán bộ, giáo viên, báo cáo viên của các cơ sở còn thiếu và yếu.
Tại hội nghị các bộ ngành, địa phương kiến nghị với trung ương Đảng và chính phủ trong thời gian tới cần có nghị quyết về phát triển giáo dục, trong đó cần đề cập đến việc xây dựng xã hội học tập. Hỗ trợ kinh phí hàng năm để nông dân và những người hết tuổi lao động được tham gia học tập nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh trong điều kiện nguồn kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn, những thành tựu của việc thực hiện Đề án Xã hội học tập trong thời gian qua là rất đáng kể, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng xã hội học tập chính là góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, nâng cao năng lực làm việc cho người lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều mô hình giáo dục đa dạng đã được hình thành tại khắp các địa bàn, các cấp cơ sở, đặc biệt là các Trung tâm học tập cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng như cầu học tập của người dân ở các thôn, xã.
Phó Thủ tướng cho rằng từ thực tế tại nhiều địa phương như Đồng Nai, Hà Giang... cho thấy các trung tâm học tập cộng đồng cần có mối quan hệ chặt chẽ với các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các phòng, ban chức năng của huyện như phòng nông nghiệp, phòng y tế... sẽ phát huy hiệu quả cao trong việc chuyển giao các kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng mới thiết thân tới người dân.
Trung tâm học tập cộng đồng ở cấp xã phải có sự liên kết với các Trung tâm Văn hóa hướng nghiệp, Trung tâm Đào tạo từ xa... các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương cần phải thể chế hóa mối quan hệ liên kết này bằng các quy định cụ thể của Nhà nước, làm rõ nét hơn vai trò của các cấp chính quyền và của ngành giáo dục đối với việc duy trì và thúc đẩy hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng để đảm bảo một nền giáo dục mở rộng cho mọi người dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo cần xác định công cụ để thực hiện việc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam phải dựa trên nền tảng của chính hệ thống các cơ sở giáo dục chính quy, tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới là phát thanh, truyền hình để giáo dục từ xa và giáo dục mở rộng cho mọi nhóm đối tượng với chi phí thấp đồng thời các bộ, ngành chức năng phải bổ sung và hoàn chỉnh thêm để xây dựng được các chương trình đào tạo linh hoạt, phù hợp cho mọi người dân được đảm bảo quyền học tập trong suốt cuộc đời.
Phó Thủ tướng yêu cầu: việc xây dựng Đề án xã hội học tập giai đoạn tới 2012-2020 cần tiến hành đồng bộ và bám sát vào các mục tiêu đặt ra để mang tính khả thi cao, nên có các Dự án thành phần về các nội dung như xóa mù chữ, đẩy mạnh phổ cập tin học và ngoại ngữ nâng cao trình độ và khả năng thích ứng nghề nghiệp cho người lao động nâng cao trình độ cho người lao động, nông dân nâng cao trình độ cán bộ, công chức viên chức đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử và tổ chức cuộc sống cho mọi người dân...
Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị đầu mối xây dựng đề án giai đoạn 2012-2020 cần đề ra những mục tiêu cụ thể, gắn với thực tế công cụ thực hiện phải đủ mạnh, có sự phối hợp của chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể có sự đầu tư nguồn lực hợp lý, trong đó ưu tiên cho các tỉnh vùng khó khăn.
Quá trình tổ chức thực hiện cần gắn với mục tiêu học tập suốt đời đồng thời tránh sự chồng chéo với một số đề án mà các bộ, ngành khác đang triển khai. Các tỉnh, thành phố cũng cần đưa các chỉ tiêu về xây dựng xã hội học tập vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo TTXVN
15.200 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục giai đoạn 2012 - 2015 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT giai đoạn 2012 - 2015 với tổng kinh phí thực hiện là 15.200 tỷ đồng. Chương trình được triển khai thực hiện tại các cơ sở GD-ĐT của 63 tỉnh/thành phố các trường ĐH, CĐ và các cơ sở GDCN. Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT giai đoạn...