4 món chay thanh đạm, đơn giản dễ làm tiết kiệm thời gian
Ngày nay, ăn chay không chỉ giới hạn trong tôn giáo mà còn được nhiều người lựa chọn để cải thiện sức khỏe, cầu mong bình an hay đơn giản là để làm mới khẩu vị của mình.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Emdep.vn để khám phá những công thức món chay đơn giản, ngon miệng và giàu dinh dưỡng nhé!.
Nấm chiên xù
Nguyên liệu của món nấm chiên xù
300gr nấm (nấm hương hoặc nấm đùi gà)
180ml nước
3 muỗng bột nở
100gr bột mỳ
50gr bột bắp
1/4 muỗng muối
100gr bột chiên xù
Dầu ăn
Cách làm món nấm chiên xù:
1. Rửa sạch nấm, ngâm qua nước muối loãng và để ráo nước trên giấy.
2. Trộn đều bột mỳ, bột nở, muối và nước để tạo hỗn hợp bột. Đổ bột chiên xù ra đĩa.
3. Đun nóng chảo với dầu ăn ngập khoảng nửa chảo ở lửa vừa. Nhúng nấm qua hỗn hợp bột mỳ, sau đó lăn qua bột chiên xù và thả vào chảo.
4. Chiên nấm đều hai mặt cho đến khi vàng giòn, vớt ra để ráo dầu và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Nguyên liệu của món nộm rau tiến vua:
100gr rau tiến vua
1 củ cà rốt
Video đang HOT
1 quả dưa chuột
Bắp cải tím (không bắt buộc)
Mè trắng rang và lạc rang giã dập
Bạc hà
Có thể thêm giò chay hoặc đậu phụ chiên thái mỏng
Dấm, đường, tương ớt, nước mắm chay
Cách làm món nộm rau tiến vua:
1. Ngâm rau tiến vua trong nước sạch khoảng 3-4 tiếng để rau nở. Sau đó, cắt rau thành các khúc dài khoảng một ngón tay.
2. Rửa sạch và bào sợi cà rốt. Dưa chuột cắt đôi, bỏ lõi và thái miếng vừa ăn.
3. Thái mỏng bắp cải tím, ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút rồi để ráo.
4. Trộn rau tiến vua với 2 thìa đường, 1/2 thìa muối, 2 thìa dấm, để ngấm khoảng 30 phút rồi chắt bỏ nước.
5. Kết hợp rau tiến vua, cà rốt, dưa chuột, và bắp cải tím trong một tô lớn. Thêm 2 thìa đường, 2 thìa nước mắm chay, 1 thìa tương ớt, và 2 thìa dấm, trộn đều và để ngấm khoảng 15 phút. Bạc hà cắt khúc, cho vào và trộn đều.
6. Đặt nộm ra đĩa, rắc mè, lạc và giò chay lên trên, sau đó thưởng thức.
Đậu hũ cuốn lá lốt
Nguyên liệu của món đậu hũ cuốn lá lốt
2 miếng đậu hũ non
150gr lá lốt
15gr nấm hương
15gr nấm mèo
2 muỗng hạt nêm chay
1 muỗng đường trắng
1 muỗng tiêu
50ml dầu ăn
Cách làm món đậu hũ cuốn lá lốt:
1. Ngâm nấm hương và nấm mèo trong nước nóng hoặc lạnh cho đến khi mềm, sau đó thái sợi. Làm nóng chảo với dầu, xào nấm cho đến khi vàng và thơm.
2. Nghiền nhuyễn đậu hũ non, trộn cùng nấm đã xào và lá lốt thái sợi. Nêm hạt nêm chay, đường và tiêu cho vừa ăn.
3. Đặt một lượng nhân vừa đủ lên lá lốt và cuốn chặt tay.
4. Trải lá lốt đã cuốn lên chảo nóng và rán cho đến khi có mùi thơm, sau đó vớt ra để ráo dầu.
Món đậu hũ cuốn lá lốt này có thể ăn kèm với cơm trắng, bún tươi, hoặc cuốn cùng bánh tráng và rau sống chấm nước mắm chay hoặc chao, đều rất ngon.
Phở cuốn chay
Nguyên liệu của món phở cuốn chay
500gr bánh phở
200gr đậu khuôn (đậu hũ)
Nấm mèo, củ cải trắng, cà rốt, nấm kim châm, giá, rau thơm, xà lách, ớt (mỗi thứ một ít)
Chanh, boa rô, bột nêm, xì dầu, đường, tiêu, dầu ăn
Cách làm món phở cuốn chay:
1. Rửa sạch nấm mèo và ngâm cho mềm, sau đó cắt bỏ đuôi. Đậu khuôn cắt sợi và chiên sơ. Rau củ rửa sạch và để ráo, cà rốt và củ cải trắng bào sợi, ớt băm nhuyễn và chanh vắt lấy nước cốt.
2. Phi thơm hành boa rô trong chảo dầu nóng, thêm nấm mèo, đậu khuôn, nấm kim châm và giá, xào sơ qua. Nêm gia vị với bột nêm, đường và nước tương cho vừa ăn rồi tắt bếp để nguội. Trộn cà rốt và củ cải trắng với muối, đường và dấm để tạo vị chua ngọt.
3. Trải từng lá bánh phở ra đĩa, dùng hỗn hợp đã xào làm nhân để cuốn. Mỗi cuốn bánh phở nên có thêm rau thơm và xà lách, cuộn tròn như cuốn gỏi nhưng chừa hai đầu.
4. Nước chấm: Vắt ráo cà rốt và củ cải. Trộn 5 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, khuấy đều. Sau đó, thêm đồ chua và ớt băm vào.
Nên ăn ngay sau khi cuốn để bánh phở giữ được độ mềm dai, nếu để lâu sẽ bị cứng và khó ăn hơn.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Gợi ý 6 mâm cỗ ngon, đẹp mắt cho ngày Rằm tháng Giêng
Trong ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường cúng mâm cỗ chay, mâm cỗ mặn hoặc cả hai.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Giêng, còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến tổ tiên, thần linh vì đã ban phước lành và bảo vệ gia đình qua một năm.
Mâm cỗ cúng thường được chuẩn bị cẩn thận và trang trọng, thể hiện sự kính trọng và mong muốn một năm mới an lành, thịnh vượng. Trên mâm cỗ thường có các loại hoa quả, bánh kẹo, và những món ăn truyền thống như bánh chưng, giò lụa, xôi, thịt gà, chả, dưa hành, cùng nhiều món ăn khác tùy theo phong tục từng vùng miền.
Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng còn là cơ hội để mọi người trong gia đình quây quần, chia sẻ yêu thương và cầu nguyện cho nhau sức khỏe, hạnh phúc và may mắn. Đồng thời, đây cũng là dịp để cầu nguyện cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no. Bởi đây là ngày Rằm đầu tiên của năm nên trong tâm niệm của nhiều người "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" nên các bà, các mẹ thường chuẩn bị mâm cỗ chay, mâm cỗ mặn hoặc cả hai loại để dâng cúng.
Dưới đây là một số gợi ý mâm cúng đẹp mắt chị em có thể học hỏi để bày biện mâm cúng Rằm tháng Giêng của nhà mình thêm tươm tất, đủ đầy.
3 mâm cỗ chay Rằm tháng Giêng đẹp mắt
Các mâm lễ cúng vào ngày Rằm của chị Loan Trần (Hòa Bình) lúc nào cũng tươm tất và "ton sur ton" với hoa trái cùng bánh kẹo trên bàn thờ. Vì ở nhà thuê nên chị Loan chỉ bày biện bàn thờ Thần tài, mâm cỗ chay với tông màu tím vào Rằm tháng Giêng của nhà chị Loan gồm canh rau củ chay, nem chay, phở cuốn chay, rau củ xào, xôi tím, chả rau, bắp cải cuộn, chè trôi nước tím, bánh xu xê tím.
Mâm cỗ chay Rằm tháng Giêng của nàng dâu phố cổ Vũ Thu Hương (Hà Nội) lại đầy đặn, tươm tất với những món đầu tư nhiều thời gian và công sức với tông màu xanh vàng để "fit" với bánh và hoa dơn vàng như nem tam giác, xôi ngũ sắc, nấm kim châm chiên, túi may mắn, canh rau củ, cải chíp nấm hương luộc, bánh bao hoa sen, thạch hoa sen, chè cốt dừa.
Lựa chọn mâm cỗ chay để cúng Rằm tháng Giêng, chị Thùy Đặng thể hiện sự khéo léo của mình qua các món nấm nướng xốt xì dầu, xôi dừa hạt sen, canh củ quả, ram bắp, cuốn bì chay, hoa quả theo mùa.
3 mâm cỗ mặn Rằm tháng Giêng đẹp mắt
Ngoài mâm cỗ chay đẹp mắt, chị Loan Trần (Hòa Bình) cũng rất tâm huyết với mâm cỗ mặn đủ đầy, gọn gàng của mình với các món canh rau củ mọc, súp lơ xanh luộc, xôi tím, giò thái hoa, tôm bọc chiên, rau củ xào, nộm cà rốt.
Mâm cúng mặn Rằm tháng Giêng của chị Dương Clover lại đầy đặn, rực rỡ sắc màu với tôm chao, bánh bao chiên, nem rán, cải thìa xào nấm, gà ủ muối, xào thập cẩm, canh há cảo nấu tôm.
Mâm cỗ mặn của chị Vũ Thu Hương (Hà Nội) lúc nào cũng đầy đủ màu sắc, tươm tất sự dư dả với các món bóng xào thập cẩm, cá chiên hoàng bào, chân giò nụ mị, nộm tai heo rau tiến vua, bò sốt tiêu đen, giò bò, canh rau củ, cá trắm đen kho tộ, bánh chưng, dưa hành, bún thang.
Chúc các bạn thực hiện mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thơm ngon và đẹp mắt!
Trổ tài làm món chay vừa tốt cho vừa khỏe vừa hợp hội chị em bận rộn Ăn chay đang trở thành một xu hướng ẩm thực phổ biến trong nhiều gia đình Việt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các món chay ngon dễ làm dịp đầu tháng nhé! Với các nguyên liệu chủ yếu là rau củ quả, ăn chay giúp giảm lượng chất béo không có lợi tiếp nhận vào cơ thể,...