4 món ăn Việt Nam siêu nặng mùi, có món vừa ăn vừa phải bịt mũi mà vẫn được vạn người mê
Bởi những nguyên liệu nấu nướng đặc trưng nên những món ăn dưới đây đều rất nặng mùi và thậm chí có những món không phải ai cũng dám nếm thử.
1. Nậm Pịa
Nậm Pịa chỉ có ở vùng núi phía Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La và là món ăn rất được yêu thích của người dân tộc Thái từ nhiều năm nay. Nguyên liệu chính là tiết đông, đuôi, dạ dày, cuống tim, ruột non của bò hoặc dê được nấu sền sệt.
Vì nấu với nội tạng nên món này có mùi khá khó ngửi. Nậm pịa thành phẩm có sắc nâu, sền sệt, được ăn kèm với rau chuối, bạc hà nhưng không dễ ăn chút nào. Ăn thử miếng đầu tiên chỉ thấy vị đắng và mùi hương khá khó ngửi lan tỏa, nhưng ăn lâu lại thấy vị ngọt ngào sau vị đắng. Tuy vậy dù bạn có yếu bụng đến đâu cũng không hề gì khi thử món này.
2. Bún cua thối
Dù là một đặc sản nổi tiếng của Pleiku, nhưng thực sự đây là món nặng mùi và không dễ ăn với đại đa số người lần đầu tiên nếm thử. Lý do bởi nước lèo của món bún này là nước cua đồng ủ qua một ngày đêm rồi mới mang nấu. Vì đã ủ và lên men nên nước dùng của bún cua thối có màu đen đặc trưng và nặng mùi đến độ cách nồi nước dùng mấy nhà vẫn ngửi thấy mùi.
Một tô bún cua thối đơn giản chỉ là một nắm bún nhỏ, ít măng, chan xâm xấp nước dùng cua, rồi thêm tóp mỡ hành phi, da heo khô. Dọn kèm bún sẽ là rau sống và trứng vịt om trong nồi nước dùng nếu bạn có nhu cầu. Khi ăn, bạn nêm chanh, ớt, trộn đều cùng rau sống rồi thưởng thức.
Khi ăn xong tô bún, mùi cua vẫn còn lưu lại trong khoang miệng. Thế nên bún cua thối chính là món ăn gây nhiều tranh cãi, người không chịu được mùi sẽ khó mà ăn được. Nhưng nếu ăn được, bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, cay cay rất riêng. Thậm chí chính thứ nước dùng nặng mùi, đậm đà đó đã gây nghiện cho nhiều người.
Video đang HOT
Nước lèo được nấu từ mắm cá linh hoặc mắm cá sặc nên đậm đà và có hương vị nên nếu chưa ăn bao giờ, mùi mắm hơi nồng của nó khi bắt đầu bạn sẽ có chút e dè. Tuy vậy món ăn đặc trưng của người miền Tây này lại có vị rất riêng.
bungcuabee; vvyha
Nguyên liệu của tô bún mắm cực đa dạng và chất lượng với tôm, thịt, mực, thịt cá, chả, cà tím, kèo nèo và không thể thiếu rau sống. Cách ăn là cứ một đũa bún thì một đũa rau. Sau đó húp một muỗng nước lèo thơm mùi mắm nhẹ thoang thoảng. Nếu ăn được cay, cho thêm chút ớt vào tô bún thì món này càng ngon và dễ nghiện hơn.
ph.law; meonho0412
Cũng là một đặc sản miền Tây có thành phần chính là mắm nên việc lẩu mắm miền Tây nặng mùi thực ra cũng dễ hiểu thôi. Linh hồn của lẩu mắm chính là cá sặc, cá linh được nấu rồi lọc nên rất mùi mắm rất đặc trưng. Đi ăn lẩu mắm, bạn hãy xác định rằng thế nào mình cũng phải ngửi mùi nồng nàn của mắm, nhưng nếu không thế, đâu còn là ăn lẩu mắm nữa.
c.quyen_le; binbin1211
Nguyên liệu để nấu lẩu mắm rất đa dạng với đủ thịt ba rọi, cá viên, đậu hũ, mực ống, cá kèo, khứa cá và đặc biệt là lươn. Đi kèm đó là đến vài chục loại rau, trong đó có rất nhiều loại rau đặc trưng của miền Tây như bông lục bình, cù nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng, rau dừa, bông điên điển… Chính những loại rau này sẽ làm trung hòa vị mắm của mắm và tạo ra hương vị đặc trưng cho món ăn nổi tiếng của miền Tây này.
Tuổi thơ người miền Trung ai cũng gắn liền với kẹo mạch nha, ngọt ngào mà chẳng sợ béo!
Mỗi khi trời đổ mưa rả rích, tụi con nít thường bu quanh đám than hồng nướng cái bánh tráng cho giòn rồi đưa qua mẹ trét đường mạch nha lên, rải thêm mớ đậu phộng vừa rang nóng hổi với mớ dừa nạo béo ngậy, giòn sực.
Mạch nha là mộng nẩy mầm của ngũ cốc, lúa nếp, gạo nếp, đại mạch, lúa mì hoặc từ sắn và mộng già của lúa. Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng mộng nảy mầm của lúa, gạo nếp (những nguyên liệu trù phú sẵn có) để làm thành mạch nha thơm ngon.
Mạch nha (malt) cũng là yếu tố quyết định để tạo ra những dòng bia tươi ngon trên thế giới hoặc trải qua nhiều công đoạn phức tạp để tạo ra loại kẹo ngon nức tiếng xứ Quảng - kẹo mạch nha.
Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với huyện đảo Lý Sơn nơi trồng loại tỏi mang tên của đảo, tỏi Lý Sơn, vừa đắt tiền vừa nổi tiếng khắp cả nước. Nhưng Quảng Ngãi đâu chỉ có tỏi, nơi đây tồn tại làng nghề thủ công hàng trăm năm tuổi nức tiếng của vùng "Núi Ấn sông Trà".
Đó là làng nghề kẹo mạch nha nằm ở huyện Mộ Đức, cũng là quê hương của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Mạch nha là một loại mật dẻo được làm từ mộng lúa nếp, có màu vàng trong như mật ong, vị ngọt thanh, thơm mùi nếp.
Để làm được mạch nha ngon cần phải chọn loại lúa nếp hạt to, thơm, ngâm với nước trong 24 tiếng cho lúa nảy mầm thành mộng. Mộng đem phơi nắng rồi xay ra bột, bột lại trộn với xôi nếp đem đi nấu sôi rồi cứ ngồi đó khuấy mải miết nồi bột để mạch nha đừng dính đáy nồi.
Hỗn hợp này sôi được vài dạo là đem đi lọc bỏ phần xác lấy phần nước, nước này lại đem nấu sôi rồi khuấy cho đến khi keo lại và chuyển thành màu vàng. Quá trình này sẽ mất 6 - 12 tiếng để keo đặc lại thành mạch nha, không thêm bất kì một loại đường mía nào vào.
Kẹo mạch nha là loại đường từ lên men tinh bột, rất giàu dinh dưỡng chứa các vitamin, khoáng chất, acid amin, enzyme từ mộng lúa nẩy mầm giúp cải thiện tiêu hóa, tim mạch và cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên vì tính dẻo và ngọt nên người xứ Quảng không ăn mạch nha "mình ên" được mà thường bỏ ít mè, đậu phộng rang vào ăn chung. Mỗi khi trời đổ mưa rả rích, tụi con nít thường bu quanh đám than hồng nướng cái bánh tráng cho giòn rồi đưa qua mẹ trét đường mạch nha lên, rải thêm mớ đậu phộng vừa rang nóng hổi với mớ dừa nạo béo ngậy, giòn sực. Gấp đôi bánh tráng lại cắn ăn vừa giòn rụm của bánh tráng vừa béo của đậu phộng, dừa nạo vừa ngọt lịm của mạch nha. Đó là khoảng trời ký ức tuổi thơ của tụi trẻ và khoảng nhớ nhung hoài niệm của những người con xứ Quảng xa quê.
Chừng 10 năm về trước, một lon mạch nha có trọng lượng như lon sữa đặc Ông Thọ chỉ có giá 5.000. Giá rẻ vậy đó nhưng đâu mấy ai biết để làm được hũ kẹo mạch nha là biết bao mồ hôi, công sức giữa cái nắng rát da cháy thịt của miền Trung. Của rẻ chẳng hề là của ôi, mỗi một thức quà luôn chứa đựng cái tình của người làm ra. Hơn hết là chứa đựng sự tự hào về nguyên liệu trù phú, về tình yêu đủ lớn với quê hương mới có thể làm ra thức quà đặc biệt đến thế!
Bạn có thể thưởng thức món này ở chợ Bà Hoa - chuyên về những nguyên liệu và thức quà miền Trung nhé!
Bánh mì Việt Nam ngon kì lạ với nhiều loại nhân hấp dẫn Cá hộp, phô mai chà bông, phá lấu... là những loại nhân ăn kèm với bánh mỳ được nhiều thực khách yêu thích. Bánh mì là một trong những món ăn Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, được người dân bản địa và du khách thập phương ưa thích. Phổ biến nhất từ trước đến giờ chính là bánh mì thịt. Người...