4 món ăn vặt là “cứu tinh” của hội con gái trong kỳ kinh nguyệt, ăn vào vừa giảm đau bụng kinh vừa giúp giữ ấm tử cung
Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì ngày hành kinh vẫn luôn là nỗi ám ảnh của hội chị em con gái. Tuy nhiên, chỉ cần nhâm nhi một vài món ăn vặt sau đây là bạn sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm, thoải mái hơn trong những ngày này rồi đó.
Các triệu chứng thường gặp của kỳ “rụng dâu” có thể gây ảnh hưởng tới cả tinh thần lẫn thể xác. Và nếu đã thử mọi cách để làm dịu bớt những triệu chứng đau nhức này mà không được thì bạn nên sử dụng thêm một số loại thực phẩm.
Dưới đây là 4 món ăn vặt phù hợp để con gái nhâm nhi trong ngày đèn đỏ, từ đó sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn đó.
1. Nho khô
Nho khô tưởng bé nhỏ nhưng lại là một loại thực phẩm có giá trị rất cao đối với sức khỏe của nữ giới. Mỗi ngày, chỉ cần nhâm nhi một ít nho khô là con gái có thể bổ sung khí huyết và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp cơ thể giải độc, tránh xa chứng đau bụng kinh đeo bám.
2. Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều… có chứa nguồn dinh dưỡng thiết yếu nên chính là món ăn vặt tuyệt vời cho hội con gái đang trong thời kỳ hành kinh. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong các loại hạt cũng khá cao nên bạn cũng đừng ăn quá nhiều mỗi ngày. Chỉ cần 1 nắm tay là đủ rồi nhé!
3. Quả chà là (táo tầu)
Video đang HOT
Trong quả chà là đen có chứa một nguồn dưỡng chất dễ dàng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và loại bỏ được những chất độc dư thừa do “bà dì” gây ra. Đặc biệt, khi ăn chà là thường xuyên thì bạn sẽ vừa thấy tác dụng làm đẹp da, vừa làm ấm được tử cung và dạ dày. Đồng thời, nó còn có thể trị chứng cảm lạnh, đau bụng kinh rất hiệu quả.
4. Sầu riêng
Sầu riêng là một loại quả nóng nên khi ăn vào có thể giảm bớt chứng đau bụng kinh và làm ấm tử cung. Bên cạnh đó, sầu riêng còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng lạnh bụng, tăng thân nhiệt cơ thể nên rất có lợi cho những cô nàng có cơ địa lạnh.
Đừng bỏ 5 thực phẩm này vào khi nấu cháo, cẩn thận nuôi tế bào ung thư mà không biết
Cháo dễ ăn, thích hợp trong những ngày thời tiết se lạnh. Tuy nhiên khi lựa chọn nguyên liệu nấu cháo cần cẩn trọng kẻo có thể vô tình rước bệnh ung thư.
Do là thực phẩm bán lỏng nên cháo rất nhanh sẽ đi vào ruột non mà không cần nhai nhiều, vì vậy mà nhu động dạ dày có thể xử lý dễ dàng, giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng để bổ sung năng lượng. Người già, trẻ em và người sau phẫu thuật như sinh mổ, mổ ruột thừa,... thường được khuyên nên ăn cháo để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe của dạ dày.
Để cháo thơm ngon, người ta thường cho một số thực phẩm khác vào trong quá trình nấu cháo như khoai lang, bí đỏ, đậu phộng, quả kỷ tử, nho khô... Tuy nhiên, một số thực phẩm không thể cho vào cháo một cách tùy tiện, có hại cho sức khỏe, thậm chí nuôi tế bào ung thư.
1. Khoai lang có đốm
Không ăn khoai lang có đốm đen. Các đốm đen trên vỏ khoai lang cho thấy khoai lang bị nhiễm vi khuẩn đốm đen. Vi khuẩn đốm đen bài tiết chất độc, bao gồm saponin và saponol, làm cho khoai lang cứng và đắng, không thể tiêu diệt chúng bằng cách luộc, hấp hoặc nướng. Những chất độc này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại cho gan, người bệnh bị ngộ độc nặng sau khi ăn khoai lang đốm đen thường bị nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể bị sốt, co giật.
2. Trứng còn vỏ
Nhiều người thích cho trứng cả vỏ vào gạo để nấu cháo, nhưng bạn có biết rằng làm như vậy là không tốt, trên vỏ trứng có rất nhiều vi khuẩn và những vi khuẩn còn sót lại không thể rửa sạch bằng nước. Cho vào nồi nấu cháo có khả năng làm hỏng cả nồi cháo, nên chúng tôi vẫn cố gắng tránh cho trứng vào nấu cháo.
3. Quả chà là đỏ mốc
Quả chà là bị mốc không ăn được vì đã bị biến chất, cấu trúc dinh dưỡng của quả chà là bị phá hủy. Ăn quả chà là bị mốc có hại cho con người. Nó có hại cho đường ruột và dạ dày, có thể gây tiêu chảy và nôn mửa, nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
4. Lạc mốc
Lạc bị mốc cũng không ăn được. Lạc bị mốc chứa rất nhiều nấm mốc và độc tố do nấm mốc tiết ra. Một số nấm mốc cũng tiết ra các chất chuyển hóa độc hại. Trong lạc mốc có thể chứa aflatoxin, là một chất cực độc. Độc tính của aflatoxin cao gấp 68 lần so với thạch tín và 10 lần so với kali xyanua, phá hủy mô gan nghiêm trọng. Chỉ 1 mg aflatoxin cũng đủ để gây ung thư, 20 mg đủ để gây tử vong. Aflatoxin chính là một sát thủ giấu mặt mà nhiều người không thể ngờ tới.
5. Lạc nảy mầm
Lạc nảy mầm cũng không ăn được. Khi hạt đậu phộng mọc mầm, không chỉ việc giá trị dinh dưỡng giảm xuống đáng kể mà hạt đậu phộng còn phát sinh aflatoxin, 1 loại độc tố gây nên bệnh ung thư gan cho cơ thể. Đây là loại độc tố tồn tại rất bền ở nhiệt độ cao cho nên khi đun nấu, mặc dù các bào tử nấm đều bị tiêu diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.
Lưu ý khi ăn cháo
Không ăn quá thường xuyên
Mặc dù cháo có tác dụng nhất định trong việc nuôi dưỡng dạ dày nhưng nếu ăn cháo lâu dài sẽ làm giảm hoạt động nhai và sự tiết nước bọt. Điều này không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do nhiều enzyme trong nước bọt đóng vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Không ăn quá nóng
Khi thời tiết lạnh, mọi người thường thích ăn một bát cháo nóng. Tuy nhiên, ăn đồ quá nóng không hề có lợi cho sức khỏe. Sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống nóng hơn 65 độ C trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Không cho trẻ ăn thường xuyên vào bữa sáng
Đối với trẻ em, chúng đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển quan trọng, cơ thể có nhu cầu cao hơn về chất đạm chất lượng cao.
Nếu thường xuyên cho trẻ ăn cháo trắng vào bữa sáng sẽ không tốt cho sức khỏe. Ăn theo cách này trong một thời gian dài sẽ chỉ làm chậm sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của cơ thể trẻ.
Những điều bạn nên biết về tiết Sương giáng Tiết Sương giáng là tiết khí thứ 18 trong năm, năm nay bắt đầu từ ngày 23 tháng 10 và kết thúc vào ngày 6 tháng 11, trước khi chính thức bước vào mùa đông. Theo đó, tiết Sương giáng (tiếng Anh: Frost's Descent, tiếng Trung: ) theo cung Hoàng đạo là tiết khí cuối cùng của mùa thu, đánh dấu khoảng thời...