4 món ăn ngon chế biến từ cua đồng cho chồng con xao xuyến
Canh cua rau đay, bún riêu cua, lẩu cua… là những món ăn ngon và bình dị được chế biến từ những cua đồng.
Canh cua mông tơi
Nguyên liệu:
Canh cua mồng tơi là món canh ngon mùa hè.
- Cua đồng (Gọi cho oai thôi chứ lấy đâu ra): 300- 500 gram
- Rau mồng tơi: 1 bó
- Hành khô và các gia vị cần thiết
Cách làm:
- Cua đồng rủa sạch giã nhỏ hoặc xay nhuyễn lọc qua ray hoặc vải lấy phần nước để nấu ( nếu có thời gian nên nhặt phần gạch cua để riêng)
- Rau mồng tơi rủa sạch, thái thái nhỏ
- Hành phi thơm
- Cho phần nước nấu đã lọc ở trên vào nồi cùng các gia vị đun trong lúc đun khuấy đều tay khi vừa nước xôi chúng ta vớt lấy phần thịt cua nổi lên.
- Tiếp theo chúng ta cho phần gạch cua, rau mồng tơi vào đun lại cho chín, đỏ phần thịt cua vớt được lên trên và tắt bếp.
- Múc ra bát và thưởng thức.
Nguyên liệu:
Cua đồng rang muối ớt rất ngon và đậm đà.
Cua đồng
Sả, ớt, chan
Tỏi băm
Hành lá, rau răm
Muối hạt, tiêu, đường
Dầu ăn
Cách làm:
- Chọn mua loại cua còn sống, không bị gãy chân, nhỏ con sẽ mềm và ngon hơn. Rửa sạch cua, bóc yếm, tách mai, để ráo nước. Sả, ớt thái chỉ, hành răm thái nhỏ bỏ ra đĩa riêng. Tỏi băm nhỏ, muối hạt giã nhỏ.
- Cho chảo lên bếp làm nóng với dầu ăn (dầu phải ngập cua), khi dầu sôi cho cua vào chiên chín vàng. Để món cua đảm bảo ngon nhất bạn nên điều chỉnh lửa bếp vừa phải không quá to cua sẽ bị cháy, lửa nhỏ cua sẽ bị sống không đạt yêu cầu. Nên để lửa vừa để cua chín đều.
- Khi cua bắt đầu chuyển sang màu vàng bạn vớt ra đĩa lót giấy thấm dầu để cua ráo dầu. Trộn muối với ớt và đường theo tỷ lệ 2 muối 1 đường.
- Cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho cua vào xào cùng tỏi, thêm muối ớt đã trộn vào đảo đều cho cua bám đều muối, sau đó cho thêm sả, ớt thái chỉ vào đảo cùng.
- Cua bám đều muối, cho ra đĩa, rắc hành răm lên trên, ăn nóng. Món này ăn với tương ớt hoặc muối tiêu chanh ớt cũng rất ngon.
Không chỉ là món ăn cơm mà đây còn là món nhậu dân dã ưa thích của cánh mày râu nữa nhé.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
Cua đồng là nguyên liệu chính làm nên món bánh đa cua thơm ngon.
- 500 gram cua đồng
- 200 gram sườn
- 200 gram thịt nạc
- 100 gram giò sống
- Bánh đa đỏ
- Đậu phụ
- 3 quả cà chua
- Các loại rau tạo mùi: lá lốt, mộc nhĩ, hành tím, hành lá, rau ngò, hành tím
- Rau sống ăn kèm
Cách làm:
Bước 1:
Sườn rửa sạch hầm khoảng 2 tiếng để làm nước dùng bánh đa cua.
Bước 2:
Làm thịt cua.
- Cua đồng mua về rửa sạch, bóc mai, bỏ yếm.
- Dùng tăm đề khều gạch cua vào một bát nhỏ để riêng.
- Giã cua và lọc lấy nước.
Bước 3:
- Đun phần phần nước đã lọc với cua. Chú ý: khi đun nhỏ lửa, khuấy nhẹ tay để thịt cua nổi lên trên và không bị vỡ. Đổ phần nước cua với phần nước xương hầm.
- Cà chua thái nhỏ phi lên với một chút dầu ăn rồi cho toàn bộ số cà chua này vào nối nước dùng. Việc này sẽ tạo hương vị chua nhẹ cho nước dùng cùng mầu sắc bắt bắt mắt cho món ăn.
- Với giò sống, ta viên nhỏ bỏ vào nồi nước dùng bánh đa cua.
- Ta phi hành tím đã cắt nhỏ cho thơm, thêm phần gạch đã được khều ra từ bước 2 phi cùng. Công đoạn này sẽ giúp tạo hương vị cua đậm nét hơn, tạo độ ngậy cho món ăn. Đổ phần gạch cua phi hành vào nồi nước dùng.
Bước 4:
Ta tiến hành làm chả lá lốt.
- Các bạn cần ngâm mộc nhĩ với nước ẩm cho cho nở ra, rửa sạch cắt bỏ phần bẩn.
- Băm nhỏ phần mộc nhĩ với thị xay, hành tím, một ít gia vị trộn đều.
- Rửa sạch là lốt, để rao. Sau đó, chúng ta bắt tay vào công đoạn gói chả lá lốt rồi rán chả. Khi gói nên lưu ý để mặt lá có màu xanh thẫm làm mặt ngoài của miếng chả.
Bước 5:
Cắt đậu phụ thành những miếng nhỏ đem rán vàng.
Bước 6:
- Bánh đa rửa sạch với nước, để ráo. Khi ăn thì các bạn nhúng qua nước nóng để làm mềm bánh đa.
- Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối, tráng bằng nước lọc.
Bước 7:
Khi ăn, các bạn cho bánh đa vào bát, thêm chả là lốt, rắc hành ngò thái nhỏ, thêm đậu rán vàng giòn, giò sống đã được viên sẵn, múc nước cua vào bát và … thưởng thức thôi.
Nguyên liệu:
Vị chua nhẹ của dấm bỗng tạo nên sự thanh mát cho món lẩu, bên cạnh đó nước dùng ngọt đậm đà hương cua đồng.
500g cua đồng
200g thịt bò thăn
500g sườn sụn
3 bìa đậu
300g cà chua, nấm tươi tùy sở thích, hoa chuối, rau sống
Gia vị, giấm bỗng, đường
Ngoài ra có thể thêm giò tai, váng đậu rán…
Cách làm:
Bước 1
- Sau khi rửa sạch cua đồng, bạn xé phần thân rồi đem xay nhuyễn. Phần mai khêu lấy gạch của cua. (có thể nhờ người bán làm giùm, nhưng sẽ không đảm bảo vệ sinh). Lọc phần cua đã xay.
- Trước khi đun bạn khuấy khoảng 50 lần nước cua đã lọc, sau đó cho vào nồi đun trên lửa nhỏ, đợi thịt cua đóng bánh nổi lên trên, vớt riêng ra. Giữ lại nước cua.
Bước 2:
- Xắt đậu phụ thành những miếng vừa ăn rồi chiên vàng đều hai mặt.
- Thái nhỏ sườn sụn, chần sơ qua với nước sôi, rồi cho vào nồi đun lại lần nữa, hầm trong khoảng 30 phút-1 tiếng.
- Thịt bò thái mỏng, ướp gừng, tỏi, gia vị và 1 chút dầu ăn cho bò mềm.
- Ngâm nấm hương với nước cho mềm rồi chẻ đôi.
- Ngâm muối rồi rửa sạch các loai rau sống.
- Cà chua xắt hạt lựu.
Bước 3:
- Hành khô thái mỏng rồi phi vàng.
- Sau đó cho cà chua vào xào cho đến khi chín mềm, thì cho gạch cua vào xào chung cho đến khi gạch tan.- Đến khi ăn bạn hòa nước ninh sườn với nước cua theo tỷ lệ 50:50, đổ cà chua xào gạch cua vào và thêm 1 ít giấm bỗng để nước lẩu có vị chua nhẹ. nêm 1 thìa cà phê đường.
- Lẩu cua đồng bạn có thể ăn với bún hoặc bánh đa tùy ý.
- Khi ăn lẩu thì cho thêm sườn, đậu, cua, nấm… đã chuẩn bị vào ăn chung, nhúng thịt bò vào.
- Nồi lẩu nóng hổi cực kì hấp dẫn nhé!
Vị chua nhẹ của dấm bỗng tạo nên sự thanh mát cho món lẩu, bên cạnh đó nước dùng ngọt đậm đà hương cua đồng. Món ăn này rất hấp dẫn, đặc biệt là trong những ngày trời oi bức. Cua rất tốt cho sức khỏe khi cung cấp nhiều canxi và dưỡng chất khác.
Chúc các bạn thành công!
Mê mẩn cùng ẩm thực ngon nức tiếng vùng đất cảng
Bánh đa cua, lẩu cua đồng, bánh cuốn, bánh mì que... đã trở thành những món ăn hấp dẫn với cách chế biến riêng biệt, công phu và có hương vị đậm đà, dễ chinh phục thực khách.
Tại mảnh đất cảng thân thuộc, có rất nhiều món ăn không chỉ được người dân nơi đây ưa chuộng mà còn nổi tiếng nhiều vùng miền, làm nên niềm tự hào cho người dân thành phố hoa phượng đỏ. Dưới đây là các món ngon Hải Phòng mà những thực khách không thể không một lần nếm thử khi có cơ hội đến nơi đây.
Bánh đa cua
Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi cho ẩm thực đất Cảng. Mỗi bát bánh đa là sư tổng hòa các màu sắc phong phú màu đỏ sậm của bánh đa, nâu hồng của gạch cua, đỏ tươi của cà chua, xanh non của rau rút và rau muống, xanh đậm của chả lá lốt chiên, thêm sắc vàng của chả cá và hành phi.
Món ngon Hải Phòng không thể không nếm thử chính là bánh đa cua nổi tiếng
Bánh đa cua muốn ngon phải dùng chính bánh đa đặc sản của làng Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, Hải Phòng) nổi tiếng dẻo dai, ngâm nước lâu cũng không nát. Tương ớt ăn kèm tuy chỉ là yếu tố phụ cũng là loại đặc biệt, được chế biến theo một vài cách thứ gia truyền. Người Hải Phòng ăn bánh đa cua vào tất cả các bữa. Món ăn ngày nay đã nức tiếng khắp nơi, trở thành niềm tự hào của người dân đất Cảng, giống như phở của người Hà Nội hay bún bò đậm đà xứ Huế.
Bánh mì que
Bánh mì que cũng là một trong những món ngon Hải Phòng
Bánh mì que hay còn gọi là bánh mì cay là chiếc bánh nổi tiếng của ẩm thực Hải Phòng. Hình dạng bánh thuôn dài, nhỏ chỉ độ 1/3 hay 1/5 chiếc bánh mì thông thường nhưng nổi tiếng với vị giòn ngon độc đáo. Bánh mì que đúng kiểu thường ăn với pate gan và rau thơm thái nhỏ, không thể thiếu tương ớt "chíu trương" - thứ làm nên vị cay đặc trưng của bánh mì Hải Phòng.
Bánh cuốn
Bánh cuốn là món ăn sáng nổi tiếng đất Hải Phòng
Đây là món đặc sản nổi tiếng tại Hải Phòng, thực khách sẽ dễ dàng tìm được các quán thơm ngon đặc trưng vào buổi sáng. Bánh ngon là phải được tráng mỏng, rắc ruốc và hành khô lên, khi ăn sẽ ăn kèm với nước chấm mắm ninh xương, có thể thêm dấm ớt. Ngoài ra nếu thực khách không thích ăn kiểu bánh chay, có thể thêm nhân thịt cho hương vị thêm đậm đà, ăn kèm chả hoặc chả viên làm từ thịt nạc.
Bún tôm
Bún tôm cũng là món ăn đặc trưng, thơm ngon của ẩm thực vùng đất cảng
Bún tôm cũng là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hải Phòng, có nguyên liệu chủ đạo là bún và hải sản (thông thường là tôm). Bún phải là loại bún sợi to, tôm là tôm sú hoặc tôm giảo tươi, tùy khẩu vị mà có thể thêm sườn non, chân giò. Rau ăn kèm thường là rau cần, rau cải xanh, mộc nhĩ, nấm hương, thì là, hành lá. Tuy mỗi nơi có cách biến tấu khác nhau nhưng nguyên liệu nhất thiết phải có một vài món xuất xứ từ vùng biển Hải Phòng thì mới được coi là bún tôm chuẩn.
Nem cua bể
Đây cũng là một trong những món đặc sản hấp dẫn của Hải Phòng với hương vị không lẫn với nơi nào khác. Ngoài những nguyên liệu thông thường của món nem miền Bắc, nem cua bể có thêm sự có mặt của thịt cua bể, cũng là một trong những đặc sản của vùng biển quê hương.
Món nem cua bể vuông vức đẹp mắt ăn cùng bún và rau sống thơm ngon
Chiếc bánh đa nem tuy giản đơn nhưng cũng phải là loại bánh tráng sản xuất theo phương pháp truyền thống địa phương, gói bọc nhân nem rồi gấp thành miếng vuông vức đẹp mắt, khi chiên lên vẫn còn nguyên hương vị đặc trưng của cua bể. Nem có thể chấm với nước chấm hoặc ăn kèm bún và rau sống.
Lẩu cua đồng
Lẩu cua đồng ngon ngọt thu hút thực khách
Cua đồng tuy không phải là đặc sản vùng biển nhưng lẩu cua đồng chế biến theo kiểu Hải Phòng vẫn có những đặc trưng không thể trộn lẫn với nhiều nơi khác. Nước dùng lẩu cua Hải Phòng rất đậm đà và nhiều gạch, ăn kèm với bánh đa đỏ và chả cá biển đều là "chính hãng" đất Cảng. Ngoài vị ngon, lẩu cá Hải Phòng còn khá rẻ so với món tương tự ở Hà Nội hay một vài nơi khác.
Địa chỉ những quán bún miến ngon Hà Nội Du lịch Hà Nội không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp phố phường mà còn bởi ẩm thực độc đáo. Trong đó những món bún miến là những món ngon đặc sắc không thể bỏ qua. Kenhdulich xin liệt kê một số quán bún, miến ngon ở Hà Nội. MIẾN LƯƠN HÀNG ĐIẾU Miến lươn Hàng Điếu - Ảnh: Sưu tầm Trong những...