4 lưu ý trong mùa dịch không phải ai cũng biết
Cúm mùa, dịch COVID-19, cúm A/H5N1…là những dịch bệnh trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng trong thời gian gần đây. Chủ động một lối sống lành mạnh, chú ý phòng dịch đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Ăn đa dạng thực phẩm
Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, đạm và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nâng cao miễn dịch, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID- 19), trong giai đoạn này không nên ăn kiêng mà cần đảm bảo sự đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn.
Bổ sung đa dạng thực phẩm tăng cường sức đề kháng (ảnh minh hoạ)
Có thể tham khảo chế độ ăn gồm 03 bữa chính và 03 bữa phụ trong ngày. Thời gian giữa các bữa ăn không cách nhau quá 3 giờ. Các bữa ăn chính nên lựa chọn thực phẩm đa dạng như: thịt, cá, trứng, nấm, đậu phụ, rau xanh,… các gia vị như hành, tỏi, hẹ để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Bữa phụ nên ăn trái cây để tăng cường vitamin C, sữa chua nguyên chất lên men giúp thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn trong cơ thể.
Ai cũng ý thức được vai trò của nước đối với cơ thể nhưng không phải ai cũng biết ai cách uống nước cho đúng .
Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2-2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực.
Video đang HOT
Ví dụ: một người 35 tuổi có cân nặng 55kg, nhu cầu nước mỗi ngày là 55 x 35 = 1925 ml/ngày (tương đương 8-10 cốc nước/ngày).
Sử dụng máy lọc nước đảm bảo chất lượng nước sau lọc đạt chuẩn nước uống tinh khiết QCVN6-1:2010/BYT
Không nên chờ đến khi miệng và cổ khô mới uống nước mà cần uống từng ngụm nhỏ, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không khát.
Đặc biệt cần uống nước sạch, nước ấm. Ít nhất cần đun sôi nước để tiêu diệt virus, vi khuẩn. Nếu có điều kiện có thể sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn, loại bỏ được các chất độc hại, cặn bẩn, virus, vi khuẩn…
Đối với máy lọc nước cần lựa chọn các thương hiệu uy tín, phù hợp với nguồn nước và nhu cầu sử dụng, đặc biệt là có chứng nhận an toàn về hiệu quả lọc.
Thời gian ngủ mỗi ngày không ít hơn 7 tiếng
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi cần có quy luật. Giấc ngủ rất quan trọng vì nhiều lý do-giấc ngủ báo hiệu cơ thể bạn giải phóng hormon và các hợp chất giúp quản lý cơn thèm ăn, duy trì hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện trí nhớ. Ngủ đủ giấc, đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày không ít hơn 7 giờ, tránh thức khuya sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Một vài nghiên cứu cho thấy, nếu bạn bị thiếu ngủ, bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như tiểu đường, bệnh tim, béo phì và ngưng thở khi ngủ. Tất cả các tình trạng sức khỏe này có thể giảm khi bạn ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
Luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, diệt khuẩn các vật dụng thường xuyên sử dụng. Đảm bảo thông gió bằng cách tăng cường thông gió tự nhiên tại nơi ở. Có thể kết hợp sử dụng máy lọc không khí màng lọc Hepa tích hợp Nano Bạc kết hợp chế độ ion âm và chế độ UV làm sạch không khí, ức chế sự sinh sôi và lây lan của virus, vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh tật nhất là các bệnh liên quan đến hô hấp.
Đại diện nhãn hàng Karofi cho biết: Một số màng lọc HEPA còn được tích hợp các lớp nano bạc, điều này khiến vi vi khuẩn, vi rút bị ức chế, không có khả năng sinh sản, giúp không khí trong lành hơn, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra, đối với, máy lọc không khí sử dụng công nghệ ion, khi vận hành phóng ra ion âm vào không khí. Chúng sẽ phản ứng hóa học với gốc hydro của vi khuẩn, virus thay đổi cấu trúc AND khiến cho chúng bị tiêu diệt. Nếu máy lọc được trang bị tia cực tím cũng giúp góp phần hỗ trợ tăng hiệu suất tiêu diệt virus, vi khuẩn.
Theo SK&ĐS
Hiểm họa lây bệnh từ động vật
Ngày càng có nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây từ động vật sang người, đe dọa sức khỏe của cả cộng đồng. Hiện nay cả thế giới cũng đang phải vật lộn chiến đấu với chủng virus mới Covid-19, trong đó có giả thuyết là virus lây lan từ loài dơi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan với những nguy cơ gây đại dịch này.
Cán bộ thú y phun thuốc phòng chống bệnh cúm trên đàn gia cầm tại huyện Chương Mỹ. Ảnh: Phương Nga
Những con số biết nói
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, thời gian qua, đã ghi nhận được hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó có tới 75% các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện ở người có nguồn gốc từ động vật, thực sự là mối đe dọa cho sức khỏe của cả cộng đồng. Có thể kể tới các bệnh như cúm A/H5N1, bệnh dại, liên cầu lợn...
Năm 1918, cả thế giới kinh hoàng trước sự bùng phát dịch cúm Tây Ban Nha, xuất phát từ loài lợn. Dịch bệnh nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới và khiến 20 triệu người chết. Đến tháng 3/2003 lại bùng phát dịch SARS được xác định là từ dơi lây truyền qua vật chủ trung gian là cầy hương, khiến hơn 900 người chết.
Cũng trong năm 2003, cả thế giới lại bàng hoàng khi bùng phát dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm khiến trên 600 người mắc bệnh. Và mới đây nhất là sự xuất hiện của chủng virus mới Covid-19 được cho là xuất phát từ loài dơi, đang trở thành nỗi kinh hoàng của cả cộng đồng.
Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các dịch bệnh từ động vật. Từ năm 2004 - 2014, cả nước đã ghi nhận 127 người mắc bệnh, trong đó có 64 người chết vì cúm A/H5N1. Bên cạnh đó, các bệnh như bệnh than, bệnh dại, liên cầu khuẩn cũng là mối đe dọa tới sức khỏe của cả cộng đồng. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, chỉ trong năm 2019, cả nước có 77 trường hợp người tử vong do bệnh dại. Số ca phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm khoảng 400.000 người. Từ tháng 1/2020 đến nay, cả nước đã ghi nhận thêm 4 ca tử vong do bệnh dại trên người. Đáng lo ngại là, tình trạng nhập lậu thịt gia súc, gia cầm, buôn bán chó, mèo không có dấu hiệu kiểm dịch, tiêm phòng vẫn diễn ra, khiến cho nguy cơ bùng phát bệnh dịch ngày càng gia tăng.
Ngày 20/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm A/H5N6 tại huyện Chương Mỹ. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP yêu cầu huyện tiếp tục tập trung làm tốt công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm không để dịch lây lan. Trong đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hiệu quả, bền vững. (Hoàng Anh)
Quyền chủ động nằm ở con người
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều con đường lây bệnh từ động vật sang người, như lây qua đường hô hấp, ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với con vật. Ở Việt Nam phổ biến nhất là các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, bị chó mèo dại cắn và ăn các loại thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật như tiết canh, gỏi...
Điều đáng nói là, mặc dù con người hoàn toàn có thể chủ động ngăn chặn nguy cơ từ những dịch bệnh nguy hiểm này nhưng nhiều người lại khá thờ ơ và chủ quan. Đơn giản nhất là việc tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo nuôi của gia đình nhưng nhiều hộ vẫn không thực hiện. Hay bệnh cúm gà, hiện nay cũng đã có vaccine phòng bệnh song tỷ lệ tiêm phòng ở các địa phương vẫn thấp. Nhiều người vẫn có thói quen ăn tiết canh, ăn gỏi, các loại động vật hoang dã... mặc dù trước đó đã có hàng loạt các ca bệnh ngộ độc và tử vong vì việc này.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay trước sự biến đổi khí hậu, nguy cơ phát sinh lây lan dịch bệnh từ động vật sang người rất cao. Trong khi đó, ở nước ta tình trạng chăn nuôi với mật độ lớn, xen lẫn trong khu dân cư, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, trào lưu nuôi thú cưng có nguồn gốc ngoại nhập, hoang dã cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn truyền lây bệnh cho con người.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, người dân hoàn toàn có thể chủ động được việc này bằng cách tiêm phòng cho vật nuôi, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Bên cạnh đó, cần thực hiện những nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã, vận chuyển động vật trái phép không rõ nguồn gốc.
Theo kinhtedothi
Bộ Y tế đồng ý để Hà Nội xét nghiệm sàng lọc ca nghi nhiễm Covid-19 Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản khẩn số 149/DP-TC đồng ý để Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội thực hiện xét nghiệm sàng lọc các ca bệnh nghi ngờ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19). Theo đó, việc thực hiện xét nghiệm phải đảm bảo các...