4 lưu ý trong chế độ ăn giúp trẻ bị sởi nhanh hồi phục
Đối với trẻ mắc bệnh sởi, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng.
Nên cho trẻ ăn gì để nhanh hồi phục?
1. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với người mắc bệnh sởi
Là một bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho… khi mắc bệnh sởi trẻ thường rất mệt mỏi, ăn uống khó. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, sởi có thể gây nhiều biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nuôi dưỡng. Phần lớn bệnh nhân sởi ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng thường được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà bằng cách: Theo dõi nhiệt độ, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh cơ thể, lau người cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm.
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh sởi là cần cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, không quá kiêng khem, ăn đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng); tăng cường chất đạm để bổ sung năng lượng, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Trẻ mắc bệnh sởi cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nhanh hồi phục.
Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, trẻ mắc bệnh sởi thường có sốt, ho, viêm mũi, viêm long đường hô hấp nên rất mệt mỏi, chán ăn, không ăn được nên cha mẹ cần cố gắng bù nước và điện giải cho trẻ giúp cơ thể điều hòa, giảm sốt, ngừa mất nước và rối loạn điện giải.
Nếu trẻ ăn ít cần chia nhỏ các bữa ăn để tăng dần năng lượng cung cấp đủ cho cơ thể. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm, nhất là đạm có nguồn gốc động vật giàu acid amin thiết yếu có giá trị sinh học cao để cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt, nhanh hồi phục sau ốm.
2. Cách lựa chọn thực phẩm tốt cho trẻ mắc bệnh sởi
2.1. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm
Video đang HOT
Chất đạm (protein) là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Cơ thể được cung cấp đủ protein sẽ sản xuất các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
Vì vậy, tăng cường thực phẩm giàu protein có thể giúp người bị mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong đi trong quá trình bị bệnh và thúc đẩy nhanh khả năng hồi phục.
Thực phẩm giàu protein lành mạnh bao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu…
2.2. Bổ sung vitamin A
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng vitamin A cho trẻ em bị sởi bởi vì những trẻ mắc sởi nếu thiếu vitamin A sẽ chậm hồi phục và tăng biến chứng. Ngoài ra, trẻ mắc sởi có thể bị thiếu vitamin A cấp tính và bị khô mắt.
Trong chế độ ăn uống, nguồn thực ph ẩm thực vật cung cấp vitamin A tốt nhất chủ yếu là các loại trái cây và rau củ có màu cam, vàng hoặc đỏ. Còn thực phẩm động vật giàu vitamin A là những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao (như trứng, bơ, gan hoặc sữa nguyên chất béo) có nhiều khả năng cung cấp vitamin A hơn vì đây là vitamin tan trong chất béo.
2.3. Ăn nhiều vitamin C hơn
Vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Nó thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn khi mắc các bệnh nhiễm trùng.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người mắc bệnh sởi bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi, quả mọng, cà chua…
Nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, giàu dinh dưỡng.
2.4. Chú ý tăng cường thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là là vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
Cũng như các khoáng chất khác, việc bổ sung kẽm tốt nhất vẫn là thông qua ăn uống. Chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá… Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thụ.
Cần làm gì khi trẻ bị tay chân miệng?
Tôi rất lo khi thấy báo đài cảnh báo số ca trẻ nhỏ mắc tay chân miệng gia tăng ở nhiều nơi. Xin hỏi nếu không may con tôi bị nhiễm bệnh, tôi cần làm gì để bé nhanh hồi phục?
Tôi rất lo khi thấy báo đài cảnh báo số ca trẻ nhỏ mắc tay chân miệng gia tăng ở nhiều nơi. Xin hỏi nếu không may con tôi bị nhiễm bệnh, tôi cần làm gì để bé nhanh hồi phục?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Nó thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Các triệu chứng thường bao gồm:
Sốt
Đau họng
Miệng đau nhức có vết loét phồng rộp
Phát ban thường thấy ở tay, chân, đôi khi ở cả đùi và mông.
Tay chân miệng thường không nghiêm trọng nhưng lại rất dễ lây lan, vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ học, ở trong nhà để phòng ngừa lây nhiễm cho người khác.
Điều cha mẹ nên làm khi trẻ bị tay chân miệng:
Dùng thuốc không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm sốt và giảm đau do lở miệng ở trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tuổi dùng Aspirin .
Cho trẻ uống nhiều chất lỏng như nước lọc, sữa, nước ép táo... Nếu trẻ dưới một tuổi, hãy cho trẻ bú nhiều sữa mẹ, sữa công thức hoặc cả hai
Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như sữa chua
Tránh để trẻ uống đồ uống có tính axit, chẳng hạn nước ép trái cây, trái cây họ cam quýt và đồ uống có ga vì chúng có thể gây kích ứng miệng và vết loét ở cổ họng
Tránh cho trẻ ăn thức ăn cay nóng hoặc mặn
Đừng cố gắng làm vỡ các mụn nước. Điều này làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da và lây lan virus.
Đối với trẻ biết súc miệng mà không nuốt, có thể pha nước muối ấm để súc họng 2-3 lần giảm đau họng.
Để ngừa trẻ lây lan cho người khác, cha mẹ cần:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi thay tã, đi vệ sinh và ho, hắt hơi hoặc xì mũi
Giúp trẻ rửa tay và giữ sạch vết phồng rộp
Tránh chạm vào mặt bằng tay chưa rửa sạch, đặc biệt là mắt, mũi và miệng
Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào và vật dụng dùng chung, bao gồm đồ chơi và tay nắm cửa
Tránh tiếp xúc gần với trẻ bị nhiễm bệnh, chẳng hạn ôm hoặc hôn.
Bị bệnh sởi dùng thuốc gì? Sởi là một bệnh hô hấp do virus, rất dễ lây lan, có thể gây ra các triệu chứng sốt, phát ban, ho, sổ mũi và đỏ mắt, chảy nước mắt... Bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng bao gồm: Tiêu chảy nặng (dẫn đến mất nước), nhiễm trùng tai, khó thở, viêm phổi, mù lòa và viêm não...