4 lưu ý dành cho người cao tuổi có bệnh mạn tính trong mùa dịch Covid-19

Theo dõi VGT trên

Tôi đã lớn tuổi lại đang có bệnh mạn tính (tiểu đường và tim mạch). Trong mùa dịch Covid-19 này, tôi cần phải lưu ý những điều gì, nên làm gì để bảo vệ sức khỏe, tránh mắc bệnh?

(Trần Thiên Anh, 67 tuổi, ngụ TP.HCM)

4 lưu ý dành cho người cao tuổi có bệnh mạn tính trong mùa dịch Covid-19 - Hình 1

Người cao tuổi nên thực hiện các hoạt động yêu thích như chăm sóc cây cảnh, tập thể dục… nhằm tránh căng thẳng, lo lắng trong mùa dịch – Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ – bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM:

Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, dễ nhiễm bệnh và sẽ có triệu chứng nặng hơn, trong đó có SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Ngoài ra, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mạn tính kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thận mạn, ung thư, thoái hóa khớp, béo phì… Các bệnh lý này nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng miễn dịch suy giảm hơn khiến cơ thể chống đỡ kém hơn và dễ suy giảm chức năng các cơ quan hơn.

Bên cạnh đó, đối với người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý và phải dùng nhiều loại thuốc, đặc biệt là dùng kéo dài thuốc có chứa corticosteroids, thuốc điều trị ung thư, thuốc gây ức chế hệ miễn dịch… cũng khiến hệ miễn dịch càng giảm sút.

Vì vậy, người cao tuổi có các bệnh nền mạn tính cần lưu ý thực hiện những lời khuyên sau để phòng Covid-19 hiệu quả:

1. Tuân thủ điều trị bệnh mạn tính

Tuân thủ chế độ điều trị các bệnh lý nền mạn tính một cách đều đặn. Không được ngưng thuốc, chuẩn bị sẵn những thuốc thường dùng để sử dụng trong thời gian lâu dài.

Nếu tình trạng bệnh ổn định, hạn chế tối đa tái khám trong mùa dịch, có thể tái khám 2 tháng/lần.

2. “Phòng thủ” kỹ khi đi khám bệnh

Trong trường hợp không thể trì hoãn như cần điều chỉnh thuốc, có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bệnh nhân cao tuổi cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Liên hệ ngay trạm y tế phường xã, bác sĩ gia đình, nên chọn hình thức khám online.

Nếu đi khám bệnh trực tiếp thì nên chọn khám tại những cơ sở y tế có khả năng tầm soát và có những biện pháp phòng, chống dịch tốt.

Video đang HOT

Sử dụng phương tiện giao thông cá nhân khi đi khám bệnh.

Đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn tay thường xuyên, ít nhất 20 – 30 giây mỗi lần rửa tay, dùng mũ/nón quần áo bảo hộ (nếu có điều kiện trang bị) trong khi đi khám bệnh.

Nên hạn chế tối đa việc di chuyển, ngồi gần các người bệnh khác (cách xa ít nhất 2 m hoặc 2 sải tay). Không đến những nơi đông người như căn tin, thang máy, nhà vệ sinh… nếu không thật sự cần thiết.

Khi về nhà, cởi bỏ ngay khẩu trang đã dùng, rửa tay sát khuẩn, thay quần áo, giày dép…

3. Chăm sóc sức khỏe bản thân

Người cao tuổi nên tự chăm sóc cơ thể bằng việc: tập hít thở, kéo giãn cơ hoặc thiền; tập thể dục tại nhà; ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc; thực hiện các hoạt động yêu thích trong nhà như đọc sách, chăm sóc cây cảnh; tiếp xúc gián tiếp, giữ liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại, internet.

Mặt khác, nên kiểm soát căng thẳng, lo lắng trong mùa dịch bằng cách tránh đọc, xem quá thường xuyên các thông tin trên mạng xã hội; không tiếp nhận thông tin tiêu cực. Khi cảm thấy lo lắng, không thoải mái thì nên chủ động nói chuyện với người thân, hoặc thảo luận những vấn đề cần chuẩn bị trong trường hợp sức khỏe không ổn định.

4. Vệ sinh phòng dịch

Bên cạnh đó, người cao tuổi cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh Covid-19 theo quy định chung của Bộ Y tế như: thực hiện cách ly xã hội, hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà, đến nơi đông người; rửa tay thường xuyên; tránh chạm tay chưa được rửa sạch lên mắt, mũi, miệng; đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà; che miệng và mũi bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và dùng quạt thay cho máy điều hòa.

Tại nhà, thường xuyên vệ sinh, khử trùng nhà cửa, nhất là các bề mặt, vật dụng tay hay tiếp xúc. Người thân trong gia đình cũng phải làm theo các hướng dẫn trên để vừa bảo vệ bản thân, vừa bảo vệ những người cao tuổi trong gia đình.

Có bất kỳ thắc mắc nào về dịch bệnh, nên gọi đường dây nóng tư vấn Covid-19 của Bộ Y tế: 19009095 hoặc 19003228.

Nguyên Mi (ghi)

Lời khuyên bác sĩ giúp người cao tuổi an toàn trong mùa dịch Covid-19

COVID-19 lại là bệnh lây lan rất nhanh, một khi bị nhiễm COVID-19, NCT là đối tượng rất dễ bị tổn thương, nguy cơ rất cao dẫn đến diễn tiến nặng. Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ đáp ứng đầu tiên khi cơ thể bị vi rút tấn công nhưng lại rất suy yếu ở NCT, nên dễ dàng dẫn đến viêm phổi.

Sau đây TS BS. Thân Hà Ngọc Thể - Trưởng Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ một số bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Lời khuyên bác sĩ giúp người cao tuổi an toàn trong mùa dịch Covid-19 - Hình 1

Người cao tuổi nên tự chăm sóc cơ thể bằng việc tập hít thở, kéo dãn cơ hoặc thiền; tập thể dục, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc (ảnh: minh họa)

Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa khiến hệ miễn dịch (hàng rào phòng chống nhiễm khuẩn của cơ thể) bị suy giảm. Số lượng tế bào hệ miễn dịch giảm làm khả năng chống đỡ với nhiều loại tác nhân gây nhiễm cũng suy giảm, trong đó có vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) - gây bệnh viêm phổi COVID-19.

Bên cạnh đó, do tác nhân gây bệnh là vi rút nên để có thể khỏi bệnh, cơ thể phải tạo ra kháng thể chống lại, nhưng loại vi rút mới này chưa từng tiếp xúc cộng đồng trước đó nên cơ thể chưa tạo được kháng thể. Chính vì thế, cơ thể người cao tuổi nếu nhiễm vi rút SAR-CoV-2 sẽ có triệu chứng nặng hơn, cần nhiều thời gian hơn để loại vi rút ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, người cao tuổi lại thường mắc nhiều bệnh mạn tính kèm theo như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh thận mạn, ung thư, thoái hóa khớp, béo phì... Các bệnh lý này nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng miễn dịch suy giảm hơn, do đó cơ thể chống đỡ kém hơn và dễ suy giảm chức năng các cơ quan hơn.

Lời khuyên bác sĩ giúp người cao tuổi an toàn trong mùa dịch Covid-19 - Hình 2

Chế độ dinh dưỡng như thế nào để tăng sức đề kháng trong mùa dịch

Bên cạnh đó, đối với người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý và phải dùng nhiều loại thuốc, đặc biệt là dùng kéo dài thuốc có chứa corticosteroids, thuốc điều trị ung thư, thuốc gây ức chế hệ miễn dịch... cũng khiến hệ miễn dịch của người cao tuổi càng giảm sút.

Chế độ dinh dưỡng như thế nào để tăng sức đề kháng trong mùa dịch

1. Uống đủ nước mỗi ngày:

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, cơ thể con người đủ nước sẽ hỗ trợ hệ bài tiết đào thải các chất cặn bã, giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn, đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch sẽ sớm phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Ngoài nước lọc, người cao tuổi có thể uống theo sở thích các loại nước trái cây, sữa, tuy nhiên cần tránh các đồ uống có chất kích thích như cà phê, bia rượu... Cần đảm bảo ăn chín uống sôi, đủ chất, nên uống nước ấm thay vì nước lạnh.

Đặc biệt trong trường hợp bị sốt, cơ thể người cao tuổi rất nhạy cảm với việc mất nước, do đó việc bổ sung nước bằng đường uống là vô cùng cần thiết. Song song là việc bổ sung các chất điện giải (có sẵn trong các loại nước bù điện giải như Oresol - thuốc hay sử dụng trong tiêu chảy ...) hoặc bổ sung từ nước trái cây, rau củ.

2. Ăn các loại thực phẩm giàu đạm:

Hệ miễn dịch được xây dựng phần lớn từ chất đạm mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Với người cao tuổinên ưu tiên các loại chất đạm dễ tiêu hóa, có đầy đủ các acid amin thiết yếu, các loại thực phẩm giàu đạm ít chất béo như ức gà, thịt bò, cá hồi, tôm, trứng gà, sữa... Ngoài ra, để kích thích vị giác hơn, người cao tuổi có thể bổ sung các loại rau, củ, gia vị vào món ăn. Chẳng hạn, tăng cường sử dụng hành, tỏi, gừng, sả, chanh và các loại rau thơm (bạc hà, kinh giới, tía tô...) trong các bữa ăn hàng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Việc chú ý tới khẩu vị, sở thích sẽ giúp người cao tuổi ăn ngon miệng, ăn đủ số lượng. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng (từ 1-2 ly mỗi ngày).

3. Bổ sung vitamin và khoáng chất:

Nguồn vitamin, khoáng chất tốt nhất là từ rau xanh và hoa quả tươi giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động tích cực và hiệu quả tối ưu. Cụ thể, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin nhóm B hỗ trợ chuyển hoá chất đường, tổng hợp protein, Vitamin A giúp xây dựng hàng rào phòng thủ, tái tạo, phục hồi niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu bị tổn thương, vitamin D để chuyển hoá canxi cho các hoạt động của tế bào... Chính vì thế, người cao tuổi nên ăn đa dạng thực phẩm, xây dựng khẩu phần hợp lý và lưu ý tăng cường các loại rau xanh, trái cây.

Nếu không có bệnh nền hay lưu ý khác về thức ăn do vấn đề sức khỏe, NCT nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, không nên ăn kiêng. Đặc biệt, để tăng đề kháng phòng tránh COVID-19, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, thực phẩm nhiều màu sắc và dinh dưỡng phong phú. Hạn chế các thức ăn dầu mỡ, chiên xào, có vị ngọt. Thực ra, những thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng nhưng gây đầy bụng, khó tiêu, không cung cấp đủ đạm và các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Nên hạn chế thức ăn nhanh, hoặc đi ăn ngoài hàng quán. Lưu ý rửa tay trước và sau khi ăn.

Duy trì chế độ tập luyện như thế nào để vừa tăng sức đề kháng, vừa phòng chống dịch hiệu quả

Trong mùa dịch, người cao tuổi vẫn nên duy trì chế độ luyện tập để tăng cường sức đề kháng. Thay vì ra công viên, người cao tuổi có thể tập thể dục tại nhà.

Nếu có nhà riêng, có sân vườn trồng cây kiểng, người cao tuổi có thể tập vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát như bình thường. người cao tuổi có thể tham khảo các bài tập thể dục trên truyền hình, Thái cực quyền, yoga, thể dục nhịp điệu hay các bài tập thể dục khác tùy theo khả năng và lời khuyên của bác sĩ điều trị. Các bài tập có thể từ đơn giản đến phức tạp, tùy vào khả năng và lứa tuổi. người cao tuổi có thể nhờ huấn luyện viên, chuyên viên vật lý trị liệu tư vấn bài tập phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình. Nếu sống tại chung cư, người cao tuổi có thể tận dụng phòng khách vào sáng sớm, mở cửa ban công để lấy ít nắng nhẹ, gió mát buổi sớm và thoáng khí. Các bài tập tương tự như trên.

Nếu không có ban công hoặc sân vườn, việc tập thể dục vào buổi sáng hoặc chiều mát tầm 30 - 45 phút mỗi ngày vẫn có tác dụng tốt. Nên tìm nơi vắng người, thoáng đãng, khoảng cách ít nhất 2m giữa mỗi người để làm giảm nguy cơ tiếp xúc với vi rút gây bệnh. Ngoài ra, làm các công việc nhà, lên xuống cầu thang, chăm sóc cây cảnh cũng là các bài tập thể dục đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả. Về đêm, người cao tuổi có thể tham khảo các bài tập xoa bóp, yoga tại giường nhẹ nhàng.

Với những người cao tuổi không thể đi lại, người nhà nên hỗ trợ các bài tập vật lí trị liệu được hướng dẫn bởi các kỹ thuật viên tại bệnh viện. Các bài tập có thể đơn giản tại giường hoặc chung quanh phòng.

Lời khuyên bác sĩ giúp người cao tuổi an toàn trong mùa dịch Covid-19 - Hình 3

Nên hạn chế thức ăn nhanh, hoặc đi ăn ngoài hàng quán. Lưu ý rửa tay trước và sau khi ăn.

Lời khuyên của Bác sĩ cho người cao tuổi có nhiều bệnh nền mạn tính trong mùa dịch COVID-19

Phải tuân thủ chế độ điều trị các bệnh lý nền mạn tính một cách đều đặn: không được ngưng thuốc, chuẩn bị sẵn những thuốc thường dùng để sử dụng trong thời gian lâu dài. Tái khám: hạn chế tái khám tối đa trong mùa dịch, ít nhất 2 tháng/lần nếu tình trạng bệnh ổn định. Khám bệnh: trong trường hợp không thể trì hoãn như cần điều chỉnh thuốc, có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người bệnh cao tuổi cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: Liên hệ ngay trạm y tế phường xã, bác sĩ gia đình, nên chọn hình thức khám online.

Nếu đi khám bệnh trực tiếp, nên chọn khám tại những cơ sở y tế có khả năng tầm soát và có những biện pháp phòng chống dịch tốt. Sử dụng phương tiện giao thông cá nhân khi đi khám bệnh. Đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn tay thường xuyên, ít nhất 20 - 30 giây mỗi lần rửa tay, dùng mũ nón quần áo bảo hộ (nếu có điều kiện trang bị) trong khi đi khám bệnh.

Nên hạn chế tối đa việc di chuyển, ngồi gần các người bệnh khác (cách xa ít nhất 2m hoặc 2 sải tay). Không đến những nơi đông người như căn tin, thang máy, nhà vệ sinh... nếu không thật sự cần thiết. Khi về nhà cởi bỏ ngay khẩu trang đã dùng, rửa tay và sát khuẩn tay, thay quần áo, giày dép...

Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định chung của Bộ Y tế như: lau rửa và sát trùng các bề mặt có thể tiếp xúc tay và mặt; rửa tay thường xuyên; tránh chạm tay chưa được rửa sạch lên mặt, mũi, miệng vì sẽ khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể; đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và dùng quạt thay cho điều hòa.

Thường xuyên vệ sinh, khử trùng nhà cửa, nhất là các bề mặt vật dụng tiếp xúc thường xuyên như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tay nắm cửa... Người thân trong gia đình cũng phải làm theo các hướng dẫn trên để vừa bảo vệ bản thân mình, vừa bảo vệ những người cao tuổi trong gia đình. Có bất kỳ thắc mắc nào về dịch bệnh nên gọi đường dây nóng của Bộ Y tế: 1900 9095 hoặc 1900 3228.

Những điều để phòng chống dịch hiệu quả cho bản thân

Điều tốt nhất người cao tuổi có thể làm trong mùa dịch hiện nay là giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại COVID-19 bằng các biện pháp đã nêu trên. Thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà, đến nơi đông người.

Giảm tiếp xúc gần (khoảng cách dưới 2 mét) đối với người phải thường xuyên ra khỏi nhà. Ngoài ra, nên chuẩn bị đủ thực phẩm và thuốc cho khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần để giảm việc phải ra khỏi nhà. Đối với người cao tuổi có bệnh mạn tính, nên có đủ thuốc điều trị bệnh trong tối thiểu là 2 tháng. Bên cạnh đó, nên kiểm soát căng thẳng, lo lắng trong mùa dịch bằng cách tránh đọc, xem quá thường xuyên các tin tức thời sự, mạng xã hội; không tiếp nhận thông tin tiêu cực.

Người cao tuổi nên tự chăm sóc cơ thể bằng việc tập hít thở, kéo dãn cơ hoặc thiền; tập thể dục, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc; thực hiện các hoạt động yêu thích trong nhà như đọc sách, chăm sóc cây cảnh; tiếp xúc gián tiếp, giữ liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại, internet; khi cảm thấy lo lắng, không thoải mái thì nên chủ động nói chuyện với người thân hoặc thảo luận những vấn đề cần chuẩn bị trong trường hợp sức khỏe không ổn định.

PHA LÊ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Sản phụ ở Đồng Nai sinh tam thai hiếm gặp
16:54:31 31/10/2024
Ai nên thận trọng khi dùng táo tàu?
18:05:29 31/10/2024
Bé trai tử vong sau 1 tháng chữa chó cắn tại thầy lang
17:00:50 31/10/2024
Bài tập dành cho người bị tê bì chân tay
19:30:20 31/10/2024
6 tác dụng bất ngờ của tiết luộc, ai cần kiêng?
10:32:54 01/11/2024
Ăn gì khi bị mắc bệnh tiểu đường?
16:49:29 31/10/2024
Nam thanh niên 25 tuổi cấp cứu trong tình trạng '9 phần tử vong'
10:41:39 01/11/2024
Chuyên gia chỉ ra 3 thói quen gây ung thư thực quản
10:44:45 01/11/2024

Tin đang nóng

Lan truyền hình ảnh Hoài Lâm lang thang trên đường, có biểu hiện lạ
13:03:55 02/11/2024
Chưa từng có trong showbiz: Nam diễn viên hạng A làm sập MXH lớn nhất nước vì 1 câu nói yêu bạn diễn
10:35:43 02/11/2024
Lấy chồng bại liệt, đêm tân hôn cô dâu sốc với hành động kì lạ của chú rể
11:33:44 02/11/2024
Về quê thăm bố chồng thì có mùi hôi xộc vào mũi, tôi đẩy cửa vào phòng thì phát hiện bí mật động trời
11:29:51 02/11/2024
Tình trạng hiện tại của Quyên Qui và Wukong: Bùng nổ ý kiến về bàn tay của nam DJ khi ôm mỹ nhân
14:23:25 02/11/2024
Nam nghệ sĩ là đại gia trăm tỷ: "Đi đường tôi không nhìn phụ nữ nhưng thấy xe là nhìn"
12:56:48 02/11/2024
Nửa đêm vô tình thấy giúp việc trẻ ôm lấy chân bố chồng, tôi choáng váng nghe được bí mật bị che giấu
11:22:40 02/11/2024
Lộ 11 USB chứa toàn clip nóng của ông trùm Diddy: 8 sao hạng A xuất hiện, có cả trẻ vị thành niên
13:26:02 02/11/2024

Tin mới nhất

3 loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ trị mất ngủ

12:31:55 02/11/2024
Mất ngủ rất dễ nhận biết nhưng lại khó giải thích, có thể do nhiều yếu tố gây nên. Một cách đơn giản và có thể thực hiện ngay để giúp cải thiện tình trạng mất ngủ là dùng một số loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo dược dễ tìm.

Mẹo chống khô nẻ da tay

11:16:52 02/11/2024
Đi găng tay chống rét ra ngoài đường vừa có tác dụng giữ ấm cho tay vừa có tác dụng chống mất nước, tránh được môi trường khói bụi, tia cực tím. Bằng biện pháp này sẽ giúp da tay sạch, mềm mại, tránh được khô nẻ.

Dược liệu độc có nguồn gốc từ 5 cây quen thuộc

11:12:11 02/11/2024
Trúc đào là cây cảnh được trồng phổ biến, hoa có nhiều màu sắc như trắng, hồng, đỏ cam, đỏ tía, thơm nhẹ. Từ lá trúc đào có thể chiết xuất ra các chất làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở.

Bước tiến mới trong điều trị bệnh lý tim mạch tại Quảng Trị

11:07:46 02/11/2024
Đơn vị không dừng lại ở việc triển khai kỹ thuật mới mà đang chú trọng tập trung vào việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong chẩn đoán và tối ưu kết quả điều trị, mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

Phát hiện gen mới hỗ trợ quá trình phát triển vaccine HIV

10:57:03 02/11/2024
Hiện nay, các thử nghiệm lâm sàng trên người đối với vaccine HIV khi đã loại bỏ UL18 đang được công ty Vir Biotechnology và Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) tiến hành.

Lợi ích bất ngờ khi ngâm chân nước ấm

10:54:17 02/11/2024
Người dị ứng với các thành phần của thuốc (trong trường hợp sử dụng nước thuốc) và người có vết thương hở được khuyến cáo không nên ngâm chân với nước nóng.

Ăn lạc giúp giảm cân hay tăng cân?

09:52:22 02/11/2024
Lạc chứa đầy đủ chất xơ, protein và chất béo lành mạnh, có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng bằng cách giúp bạn no lâu hơn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng ăn lạc cũng khiến bạn tăng cân.

Lo ngại ca mắc ung thư vú và cổ tử cung ở phụ nữ tăng

22:03:47 01/11/2024
Tình trạng bệnh ung thư tại tỉnh Bạc Liêu có dấu hiệu tăng qua các năm, đặc biệt là ung thư vú và cổ tử cung ở phụ nữ.

Cứu sống người bệnh xuất huyết ổ bụng, đa chấn thương sau tai nạn

19:59:35 01/11/2024
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn vừa cứu sống người đàn ông nguy kịch sau tai nạn đa chấn thương.

Căn bệnh khiến hơn 10.000 người tử vong mỗi năm, tạo gánh nặng lớn cho Việt Nam

10:55:28 01/11/2024
Thông tin do TS.BS Lê Thu Hà, Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội chia sẻ tại buổi toạ đàm Đổi mới truyền thông nâng cao nhận thức trong điều trị ung thư vú, góp phần chăm sóc sức khoẻ phụ nữ diễn ra tại Hà Nội chiều 30/10.

40 cái đinh vít cứu gương mặt biến dạng của người đàn ông sau tai nạn kinh hoàng

10:49:23 01/11/2024
Bác sĩ dùng hơn 40 chiếc đinh vít để hồi sinh khuôn mặt cho nam bệnh nhân bị chấn thương sọ não và hàm mặt nghiêm trọng sau tai nạn.

Top 8 cây quen thuộc chữa cảm sốt theo gợi ý của Bộ Y tế

10:39:25 01/11/2024
Bé trai 7 tuổi tại tỉnh Quảng Nam tử vong sau khi bị chó dại cắn nhưng gia đình không đưa đi tiêm phòng mà tìm đến nhà thầy lang để điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Huấn luyện chuột đánh hơi sừng tê giác và vảy tê tê buôn lậu

15:40:11 02/11/2024
Các nhà khoa học tại Apopo, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Tanzania do Bỉ thành lập, đã nghiên cứu những con chuột này. Họ cho biết loài gặm nhấm này cũng đánh hơi được cả mìn và bệnh lao.

Chuyên gia chỉ ra ưu thế của quân đội Ukraine khi chiến đấu tại Nga so với 'sân nhà'

Thế giới

15:31:06 02/11/2024
Theo các chuyên gia về xung đột, mặc dù có một số lợi thế nhất định khi chiến đấu ở quê nhà, nhưng mong muốn phòng thủ càng nhiều càng tốt cản trở khả năng chiến lược trong chiến đấu của quân đội Ukraine.

Những 'nàng thơ' gây thương nhớ của màn ảnh Việt

Sao việt

15:22:34 02/11/2024
Màn ảnh Việt xuất hiện những nàng thơ được khán giả yêu mến không chỉ bởi vẻ đẹp trong sáng mà còn để lại dấu ấn mạnh mẽ qua những vai diễn ấn tượng.

Brazil loại thần đồng Endrick, Neymar vắng mặt

Sao thể thao

15:22:14 02/11/2024
Đội tuyển Brazil loại thần đồng Enrick, trong khi Neymar chưa thể trở lại khi chuẩn bị cho Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ.

8 sao Hàn bê bối nhất lịch sử làng giải trí: Toàn những 'quả phốt' chấn động

Sao châu á

15:18:57 02/11/2024
Từ say rượu lái xe đến tội phạm tình dục, những sao Hàn dưới đây đã đánh mất sự nghiệp và tình yêu mến của khán giả sau nhiều vụ bê bối.

Tạo hình đẹp nhất sự nghiệp của Triệu Lộ Tư khiến 20 triệu người phát cuồng

Phim châu á

15:11:35 02/11/2024
Triệu Lộ Tư nổi bật trong trang phục của mang phong cách Đôn Hoàng với trang sức vàng treo đầy người vừa lộng lẫy lại bắt mắt.

Siêu phẩm 18+ tạo nên cơn sốt toàn cầu bị khán giả Việt ngó lơ

Phim âu mỹ

15:01:52 02/11/2024
Hôm nay ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức ra rạp, chiêu đãi bữa tiệc đầy mãn nhãn nhưng không kém phần rùng mình tới khán giả.

Vụ xây nhầm nhà trên đất người khác: Kiên quyết xử lý nếu cán bộ sai phạm

Tin nổi bật

14:54:37 02/11/2024
Ngày 2/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hải Dương cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP Chí Linh (Hải Dương) về vụ việc xây nhầm nhà 3 tầng lên đất người khác.

Mối quan hệ giữa cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại gia Nguyễn Cao Trí

Pháp luật

14:50:29 02/11/2024
Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khai quen biết đại gia Nguyễn Cao Trí từ khoảng năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát.

Búp bê màn ảnh 5 năm không ai mời đóng phim, nhan sắc biến dạng bị cả showbiz quay lưng

Hậu trường phim

14:48:40 02/11/2024
Khán giả quay lưng, showbiz từ mặt, Seo Woo đã dần dần bị đào thải khỏi ngành công nghiệp giải trí. Ở thời điểm hiện tại, danh tiếng và vị thế của cô gần như bằng 0, búp bê xứ Hàn đã bị quên lãng.

Cô gái ăn mặc sang chảnh, "ăn chùa" đám cưới người lạ và không để tiền mừng

Netizen

14:44:22 02/11/2024
Trang điểm và ăn mặc sang chảnh, cô gái người Hà Nam (Trung Quốc) vô tư vào tiệc cưới của người lạ tổ chức tại một khách sạn sang trọng ở Hong Kong để ăn uống mà không để lại tiền mừng.