4 lợi ích của cam thảo khiến bạn bất ngờ
Cam thảo không chỉ thơm và có vị ngọt mà còn là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Cam thảo có thể giúp điều trị nhiều bệnh, từ đau loét dạ dày đến ho.
Cam thảo không chỉ có vị ngọt mà còn là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Phần của cam thảo được nhiều người biết đến nhất chính là rễ. Rễ cam thảo chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao rất có lợi cho sức khỏe, theo Reader’s Digest.
Những lưu ý khi dùng cam thảo
Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác, nạp quá nhiều cam thảo cũng có thể gây hại cho sức khỏe, khiến nồng độ kali trong máu tăng cao, dẫn đến các vấn đề về tim và yếu cơ, các chuyên gia lưu ý.
Ngoài ra, một số loại bệnh cụ thể hoặc uống một số loại thuốc cũng cần phải tránh cam thảo do lo ngại tương tác với các hợp chất trong loại thảo dược này. Ví dụ, những người mắc bệnh thận không nên dùng cam thảo. Một số loại thuốc trị bệnh tim cũng không được uống chung với cam thảo.
Những người trên 40 tuổi chỉ cần ăn khoảng 55 gram cam thảo/ngày liên tục trong ít nhất 2 tuần là có thể phải nhập viện. Do đó, để tận dụng lợi ích của cam thảo, mọi người không nên nạp quá 55 gram/lần và liên tục trong nhiều ngày, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe từ cam thảo, theo Reader’s Digest.
Chữa đau loét dạ dày
Cam thảo có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của ợ nóng, loét dạ dày, viêm đại tràng cũng như bất kỳ vấn đề bệnh tiêu hóa nào liên quan đến viêm lớp niêm mạc dạ dày.
Cam thảo được xem là một loại thảo dược có tính kháng viêm. Do đó, nó có thể giúp điều trị các vết viêm loét dạ dày.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine phát hiện chất deglycyrrhizinated licorice trong cam thảo có thể thay thế an toàn và hiệu quả cho các loại thuốc trị viêm loét dạ dày không kê đơn.
Giảm căng thẳng
Cam thảo có thể giúp giảm căng thẳng. Lợi ích này có được là nhờ các hợp chất trong cam thảo có thể kiểm soát hiệu quả nồng độ hoóc môn căng thẳng cortisol, nghiên cứu trên chuyên san Molecular and Cellular Endocrinology phát hiện.
Giảm ho và hen suyễn
Cam thảo có thể dùng như một loại thảo dược điều trị các vấn đề về hô hấp như ho, viêm họng, hen suyễn và viêm phế quản, các chuyên gia cho biết.
Cam thảo không chỉ giúp giảm bớt tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp do vi khuẩn gây ra mà còn giúp loại bỏ hiệu quả các chất nhầy trong phổi, giúp phế quản co thắt hiệu quả hơn, theo Reader’s Digest.
Chữa chàm và cháy nắng
Cam thảo có lợi cho da dù có dùng để uống hay để thoa ngoài da. Các hoạt chất trong cam thảo có thể điều trị các bệnh về da như chàm, vẩy nến, viêm da, cháy nắng, nổi mẩn đỏ kéo dài và nấm da chân. Chất chiết xuất từ cam thảo khi thoa lên da có thể giúp giảm sưng và ngứa, theo Reader’s Digest.
Bác sỹ chia sẻ những bài thuốc đơn giản giúp chữa trị nhiều bệnh thông thường hiệu quả
Cao huyết áp, viêm túi mật, viêm gan, loét dạ dày... chỉ cần dùng bài thuốc đơn giản dưới đây cũng có thể góp phần trị dứt điểm, hiệu quả.
Những bài thuốc này có những vị thuốc rất dễ tìm, cách làm đơn giản, nhưng có hiệu quả tốt để giúp trị bệnh.
Video đang HOT
1. Phòng và trị bệnh tai biến, thiếu máu não, đau đầu, mất ngủ...
Cam, quít đang rộ mùa, thơm ngon, bổ dưỡng. Sau khi ăn cam quít đừng vứt vỏ, mà thái nhỏ phơi khô, lồng vào túi vải làm thành gối. Có thể sao vàng để đỡ ẩm mốc và thơm hơn. Dùng gối này kê đầu sẽ rất dễ ngủ. Cách này được các lương y đánh giá là hay hơn dùng lá đinh lăng, thảo dược khác.
Vỏ cam quýt phơi khô làm gối trị bệnh rất tốt. Ảnh minh họa.
2. Cao huyết áp
Vỏ chuối ăn xong thái nhỏ, phơi khô (càng nhiều càng tốt). Mỗi ngày lấy 30-50 vỏ chuối khô đó đun nước uống mỗi ngày thay nước sẽ ổn định huyết áp.
3. Huyết áp thấp
Cam thảo 20g.
Quế chi 10g
Quế vỏ 10g
Tất cả đun uống thay nước, uống liền 1-2 tuần.
Gà ác tần với rượu cái chữa tai ù, điếc. Ảnh minh họa.
4. Trị tai ù , điếc
Gà ác (gà đen, con trống) 1 con tầm trên dưới 1kg.
Cơm rượu (rượu cái - dùng cơm rượu nếp cái hoa vàng, hoặc nếp cẩm càng tốt): 1kg.
Cho cơm rượu vào cùng gà tần nhừ, ăn cả thịt, cái và uống nước hết trong ngày. 1 tuần có thể ăn vài lần nếu không bị ngán. Ăn từ 5-10 con bệnh nặng hay nhẹ đều có thể khỏi. Bài này còn rất tốt cho sức khỏe, giúp bổ máu, bổ gan thận, mạnh gân cốt... Hương vị thơm ngon, ăn nhiều dễ nghiện.
5. Trị mụn trứng cá cho tuổi dậy thì
Cây bồ công anh 100-200g, đun uống thay nước, uống liền 2-3 tuần sẽ sạch bóng.
6. Viêm túi mật
- Râu ngô 30g
- Bồ công anh 30g
- Nhân trần 30g
Tất cả đun uống thay nước, uống liền 1-2 tháng là khỏi.
7. Viêm gan mãn tính
Lấy 200-300g rễ cây cỏ tranh tươi mỗi ngày, đem đun nước thật đặc uống thay nước liền 1-2 tháng (nhớ kiêng đồ cay nóng).
8. Tóc rụng
Tóc rụng làm chị em rất lo lắng. Ảnh minh họa.
Mỗi lần dùng tầm 4-5 lạng cành lá dâu, đun với 3 lít nước thật đặc, rồi đập 1 củ gừng bằng 2 ngón tay cho vào đun sôi lên. Sau đó gần nguội thì ngâm đầu vào, rồi gội. Sau 1-2 giờ có thể tráng lại nước lã.
9. Trị giun các loại, giun đũa, giun kim...
Lấy 30-50g hạt bí ngô tươi, bỏ hạt lấy nhân rồi ăn sống. Hoặc giã lấy nước uống. Có thể làm 1-2 ngày liên tục. Ngày 2-3 giun sẽ theo phân ra ngoài. Cách này áp dụng được cho mọi lứa tuổi đều ăn toàn.
10. Đau dạ dày và trào ngược
Thân cây dưa chuột (sạch), thái nhỏ, phơi khô, đun nước uống. Có thể sao vàng hạ thổ, uống mỗi ngày tới khi khỏi.
11. Trị viêm loét - đau dạ dày
Hoa hồng đỏ trồng ở vườn chọn hái bông khi mới bung cánh nở. Đem phơi khô, tán bột cất đi để dùng dần. Mỗi lần dùng 5-6g bột kết hợp với vài thìa mật ong và đường đỏ, đun sôi uống ngày 2-3 lần. Bài này có tác dụng giảm chua, tiêu viêm giảm đau, hết loét.
12. Trị táo bón kinh niên ở phụ nữ - trẻ em - người già
Mua 2-3kg quả dâu chín cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi. Vừa đun vừa khuấy đều cho đặc sệt lại rồi thêm vào 1-2 lít mật ong (hoặc hơn nếu thích ngọt). Sau đó tắt lửa để nguội hẳn rồi đổ vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần trên dưới 20ml tùy độ tuổi), hòa với nước sôi uống hết. Bài này có tác dụng tư âm, bổ huyết, nhuận tràng, thông tiện.
13. Trị phổi yếu, ra mồ hôi trộm ở trẻ em
- Vỏ con hàu (chọn con hàu tự nhiên tươi, to khỏe, vỏ nặng dày). Vì dùng vỏ nên cần rửa sạch, phơi khô cho vào bếp than củi nung chín, rồi đập vụn. Mỗi lần dùng 10-15g.
- Lá dâu tằm sao 10-20g.
Cả hai vị trên cho nồi đun với 4-5 bát con nước tới khi còn 1,5 bát là được. Chia đều uống hết trong ngày. Liều lượng trẻ dưới 5 tuổi mỗi lần 10-30ml, trên 5 tuổi có thể uống nhiều hơn.
Cùi vải phơi khô kết hợp với táo Tàu hãm uống trị thiếu máu,suy nhược cơ thể. Ảnh minh họa.
14. Trị thiếu máu - suy nhược cơ thể
Cùi vải khô 5 quả
Táo Tàu đỏ 5 quả
Thái nhỏ hãm với nước uống và ăn cả cái. Ngày dùng 2 lần, dùng liền một thời gian bệnh sẽ lui dần.
15. Trị thận hư - đái nhiều - đái buốt - đái rắt
- Thịt chó, hoặc thịt dê: 250-300g
- Đỗ đen: 30-50g
- Gia vị vừa đủ
Các vị trên cho vào nồi kín ninh nhừ kỹ, uống và ăn hết trong ngày. Ăn liên tục vài ngày rất hiệu quả (món ăn bài thuốc trên bổ thận và điều hòa tiểu tiện rất tốt).
16. Trị rong kinh, ra nhiều và kéo dài ở phụ nữ
200g cây nhọ nồi tươi, đem thái nhỏ, sao cháy đen gần thành than.
Đổ 9 bát nước, đun còn 3 bát. Chia đều uống 3 lần trong ngày. Bệnh nặng có thể uống liền vài ngày.
17. Trị viêm da - tổ đỉa
Dùng 1 nắm lá đào tươi
1 nắm lá đơn mặt trời
Cả hai thứ lá giã nát, trộn đều đắp lên vùng da bị bệnh.Mỗi ngày làm 1-2 lần tới khi khỏi.
18. Trị sỏi thận - sỏi bàng quang - sỏi niệu quản
- 50g lá từ bi tươi
- 50g lá mã đề tươi
- 50g lá kim tiền thảo tươi
3 loại lá rửa sạch, giã nát lọc nước uống. Hoặc xay sinh tố lọc lấy nước uống (lấy nhiều nước để uống nhiều lần trong ngày).
Có nên đi bộ sau bữa ăn hay không? Đi bộ sau bữa ăn đang rất được ưa chuộng gần đây với mong muốn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên liệu việc này có nên không và tại sao? Thời gian gần đây, việc đi bộ sau bữa ăn đang rất được ưa chuộng. Đây được coi như một thời gian lý tưởng để mang lại những kết...