4 loại vitamin giúp giảm rụng tóc, gãy móng
Bên cạnh việc chăm sóc bằng mỹ phẩm, chế độ ăn giàu vitamin C, vitamin B7 cũng góp phần giúp tóc, móng tay khỏe đẹp, giảm tình trạng gãy rụng…
Vì sao người bệnh ung thư thường bị rụng tóc khi điều trị?
Dưới đây là lý do khiến người bệnh ung thư thường bị rụng tóc nhiều trong quá trình điều trị.
Theo các chuyên gia Bệnh viện K, người bệnh ung thư thường bị rụng tóc trong quá trình điều trị do ảnh hưởng của các loại thuốc hoá trị. Cũng như các khối u, nang lông là cấu trúc hoạt động với các tế bào thường xuyên phân chia để tạo ra tóc và kích thích tóc phát triển.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các loại thuốc hoá trị ung thư lại không thể phân biệt được các tế bào lành hay tế bào ung thư. Điều này tác động tới tất cả các tế bào đang phân chia. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các bệnh nhân ung thư thường bị rụng tóc trong quá trình điều trị.
(Ảnh minh hoạ: BVCC).
Người bị ung thư sẽ rụng tóc sau khoảng 2 tuần từ khi bắt đầu điều trị. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc thành từng mảng. Thời điểm này, ngoài các tế bào tóc thì các tế bào da và niêm mạc cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mức độ rụng thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người nên xảy ra trường hợp có người sẽ ít bị rụng tóc hơn người khác.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những bệnh nhân ung thư bị rụng tóc trong quá trình điều trị không nên quá lo lắng. Bởi chỉ từ 1 - 3 tháng sau khi điều trị kết thúc, tóc sẽ mọc lại, chỉ thay đổi về màu, cấu trúc như có thể xoăn hơn hay mỏng đi. Nhưng tình trạng trên chỉ là tạm thời, vì sau khoảng từ 6 tháng đến 1 năm, tóc sẽ mọc trở lại như bình thường.
Làm gì khi rụng tóc?
Rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh ung thư, nhất là các chị em phụ nữ. Bởi tóc có chức năng quan trọng trong đời sống và giao tiếp, mang lại sự tự tin, vấn đề thẩm mỹ của nhiều người.
Vì vậy, trong trường hợp bị rụng tóc do điều trị, các bệnh nhân nên:
- Chủ động cắt tóc ngắn hoặc sử dụng tóc giả để mang lại cảm giác tự nhiên và gần gũi hơn.
- Nếu rụng nhiều, bệnh nhân có thể sử dụng khăn trùm đầu để tránh vương vãi và tránh tác động tâm lý do rụng tóc mang lại.
- Bệnh nhân vẫn gội đầu, nhưng khi gội nên sử dụng các loại dầu gội từ thảo dược tự nhiên hoặc dầu gội cho trẻ em để tránh kích ứng da, tạo cảm giác êm dịu cho da đầu.
- Người bệnh tuyệt đối không nhuộm tóc, tẩy tóc, hạn chế sấy tóc hay massage da đầu quá nhiều để tránh tổn thương da.
- Hạn chế để da đầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay thời tiết lạnh.
- Thời điểm tóc mọc trở lại nên chọn những kiểu tóc đơn giản, không dùng các sản phẩm kích thích mọc tóc.
- Quá trình điều trị, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan chia sẻ với bác sĩ điều trị khi bạn cần giải đáp mọi vấn đề.
7 sai lầm khi chải khiến tóc hư tổn nặng nề Chải tóc sai cách là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xơ rối, rụng tóc. Chải tóc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thực ra vẫn có cách chải tóc đúng và sai. Sử dụng không đúng loại bàn chải có thể khiến mái tóc của bạn yếu và dễ gãy rụng, trong khi chải tóc đúng sẽ giúp...