4 loại đồ uống lành mạnh để bắt đầu ngày mới thay cho cà phê
Trước hết, thường không có gì sai khi uống cà phê vào buổi sáng. Nhưng vì một số lý do, một số người trong chúng ta có thể không muốn dùng cà phê như một thứ đồ uống đầu tiên trong ngày.
Không giống cà phê, bạn khó nghiện trà hơn do hàm lượng caffein thấp hơn.
Có lẽ bạn muốn loại bỏ sự phụ thuộc caffein. Hoặc có thể bạn bị một tình trạng bệnh nào đó đòi hỏi phải giảm lượng cà phê. Dù là lý do gì, thì cũng rất may mắn là bạn không thiếu những lựa chọn thay thế.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưới đây là bốn loại đồ uống lành mạnh mà bạn có thể đưa vào thói quen buổi sáng thay cho cà phê:
1. Trà xanh
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, loại trà này có thể giúp giảm dị ứng, thúc đẩy thị lực tốt hơn, giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ sâu răng, cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Trà chứa ít caffein và nhiều chất chống oxy hóa hơn so với cà phê. Vì vậy, ngoài lợi ích sức khỏe, bạn không phải lo lắng về khả năng bị nghiện trà vì bạn ít có khả năng gặp các triệu chứng cai cà phê như đau đầu hoặc rối loạn giấc ngủ.
2. Kefir
Nếu bạn đang phải đối mặt với các vấn đề như đầy hơi hoặc nhu động ruột bất thường, đây có thể là thứ đồ uống cho bạn. Kefir là đồ uống làm từ sữa lên men, nuôi từ các hạt kefir. Người ta tin rằng nó có tác dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa vì đồ uống này rất giàu lợi khuẩn.
Kefir có nhiều loại vi khuẩn thực sự và có lượng vi khuẩn tốt cao hơn sữa chua.
3. Nước chanh
Chanh có thể mang lại một thứ đồ uống hoàn hảo vào buổi sáng thay cho cà phê. Một ly nước chanh uống khi thức giấc là cách tốt nhất để bổ sung nước mà cơ thể bị mất qua đêm.
Video đang HOT
Cách làm: Vắt ít nhất một nửa một quả chanh vào khoảng 230 – 280ml nước ấm. Điều này đảm bảo bạn nhận được đủ lượng vitamin C và polyphenol để tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sức khỏe của da.
4. Sinh tố
Trong khi hoàn toàn có khả năng là một lựa chọn đồ uống lành mạnh, song điều này lại phụ thuộc nhiều vào cách bạn pha chế sinh tố. Thứ nhất, tránh sử dụng quá nhiều trái cây vì chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Thay vào đó, hãy giới hạn một trái cây cho một món sinh tố và sử dụng nhiều rau xanh hơn. Rau bina, củ cải đường, cải xoăn và cải rổ là một vài lựa chọn để xem xét.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên nên đưa một loại đạm chất lượng tốt vào ly sinh tố. Đó có thể là sữa chua, sữa bò ít béo hoặc bột đạm dành cho những người ăn thuần chay. Chất béo lành mạnh như bơ cũng rất hữu ích để mang lại cảm giác no khi bắt đầu ngày mới.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện đường tiêu hóa với loại siêu thực phẩm này
Probiotic là những lợi khuẩn sinh sống trong đường ruột. Trên thực tế, theo khảo sát tới từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 4 triệu người Mỹ đã sử dụng thực phẩm chứa loại lợi khuẩn này vào năm 2012.
Khác với các vi sinh vật có khả năng phá hủy hệ miễn dịch, probiotic giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tara Gidus Collingwood, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Flat Belly Cookbook for Dummies cho biết, khi hấp thụ loại lợi khuẩn này, cơ thể sẽ tăng cường khả năng chống các vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng, nhiễm nấm.
Trên thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ đã chỉ ra, các vi khuẩn khác trong đường ruột kết hợp với probiotic có thể hạn chế tình trạng tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp. Một nghiên cứu khác vào năm 2018 đăng trên tạp chí Brain, Behavior, and Immunity cũng kết luận, probiotic hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, viêm nhiễm trong cơ thể.
Probiotic có thể hiện diện trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thức ăn lên men và các sản phẩm từ sữa. Dưới đây là một số nguồn cung cấp loại lợi khuẩn này an toàn và lành mạnh:
Kefir
Một cốc kefir chứa tới 12 loại lợi khuẩn dạng sợi, trong đó bao gồm cả Lactobacillus và Bifidobacteria. Đây là hai loại vi khuẩn có khả năng ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
Kefir được lên men nên chúng chứa một lượng lớn vi khuẩn và là thức uống không chứa lactose. Do đó, những người không dùng được sữa hay sữa chua vẫn có thể tiêu thụ sản phẩm này. Kefir cũng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, chứa khoảng 316 mg canxi và 9 gram protein trong mỗi cốc.
Sữa chua Hy Lạp
Giống kefir, sữa chua Hy Lạp cũng sở hữu một lượng lớn probiotic. Chúng cung cấp tới 20 gram protein thiết yếu trong cơ thể với mỗi 6,9 gram. Loại sữa này chứa nhiều riboflavin, một loại vitamin B giúp duy trì sức khỏe của tế bào trong cơ thể và đảm bảo cung cấp các khoáng chất như canxi và kali nhằm tái tạo xương chắc khỏe, giữ thận và tim hoạt động bình thường.
Bắp cải muối
Những loại thực phẩm lên men tự nhiên như bắp cải muối cũng chứa nhiều probiotic. Theo nghiên cứu vào năm 2018 đăng trên tạp chí Thực phẩm sinh học, món bắp cải này chứa những vi khuẩn axit lactic như Lactobacillus brevis có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh cúm ở trẻ nhỏ.
Được làm từ loại rau củ tự nhiên, bắp cải muối cũng sở hữu nhiều chất xơ, kali, vitamin C và vitamin B. Ngoài ra, món ăn làm từ dưỡng chất thực vật này cũng sở hữu đặc tính chống ung thư đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, dưa bắp cải chứa hàm lượng natri khá cao, gần 950 miligram mỗi bát, tương tương đương 40% lượng natri cần thiết mỗi ngày. Do đó mọi người cũng không nên tiêu thụ chúng quá nhiều để đảm bảo cân bằng dưỡng chất.
Dưa chua
Giống bắp cải muối, dưa chuột muối cũng là nguồn cung cấp probiotic tuyệt vời. Một bát lớn dưa chua chứa gần 2 gram chất xơ và 31 miligram kali. Trong quá trình chế biến, bạn hãy lựa chọn những quả tươi để bảo vệ an toàn thực phẩm. Đồng thời, mọi người chỉ nên tiêu thụ một lượng dưa muối nhất định nhằm tránh mất cân bằng natri.
Miso
Miso hay đậu tương lên men cung cấp một lượng lớn probiotic. Khác với đậu xanh, loại đậu này chứa nhiều protein và hội tụ tất cả chín loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản sinh. Mỗi thìa đậu tương chứa 2 gram các axit amin thiết yếu cùng với 634 miligram natri. Sở hữu vị mặn độc đáo, bạn có thể kết hợp món này với nhiều loại thực phẩm khác nhau như cho vào súp, salad hoặc dùng làm gia vị.
Trà dấm lên men
Thức uống lên men này chứa một lượng lớn probiotic. Thông thường, trà dấm lên men được làm từ trà đen và đường. Sau đó, người pha chế sẽ thêm các "vi khuẩn khởi phát" vào trà nhằm thúc đẩy quá trình lên men.
Tuy vậy, trên thực tế trà đen không cần phải trải qua quá trình xử lý này để đem lại lợi ích cho sức khỏe. Lá trà tự nhiên cũng rất giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, B2 và polyphenol.
Tương nén
Theo nghiên cứu vào năm 2018 trên tạp chí Food Bioscience, tương nén chứa lợi khuẩn probiotic Bifidobacterium và Lactobacillus rhamnosus. 85 gram loại tương này có khả năng bổ sung 346 miligram kali và 17 gram protein. Tương nén thường được mọi người sử dụng thay thế thịt. Bạn cũng có thể đưa món tương này vào quá trình chế biến món xào hoặc salad.
Kim chi
Với sự kết hợp của bắp cải, ớt đỏ, hành và củ cải, kim chi không chỉ là món ngon nổi tiếng mà còn chứa một lượng lớn lợi khuẩn Lactococcus và Streptococcus. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, món ăn Hàn Quốc này là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất như beta-carotene chất chống oxy hóa, vitamin C và chất xơ.
Bạn có thể tự làm kimchi và dùng chúng như một món ăn phụ hoặc tiêu thụ kèm với mì, sandwich và xúc xích.
Theo Helino
Say trà có nguy hiểm không, xử lý ra sao? Tôi nhiều lần bị chóng mặt, muốn ngất, vã mồ hôi, buồn nôn... Nhớ lại những gì ăn uống trước đó, tôi nghi là bị say trà. Bạn đọc Nguyễn Diệu An (40 tuổi; quận 3, TP HCM) hỏi: Vừa qua vì lý do công việc, tôi đi lại giữa TP HCM và Hà Nội nhiều lần và tôi để ý mỗi lần...