4 loại đồ uống giúp người bị cảm cúm nhanh hồi phục
Uống gì khi bị cảm cúm là một trong số những vấn đề được quan tâm nhất trong thời điểm giao mùa. Việc áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cơ thể nhanh bình phục hơn và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Thông thường người bệnh sẽ được khuyên bổ sung càng nhiều nước càng tốt khi bị cảm cúm. Điều này là do khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ cần thêm hydrat hóa để có thể nhanh chóng hồi phục.
Bên cạnh các thực phẩm, đồ uống nên tránh do có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, một số loại đồ uống cũng có tác dụng rất lớn đối với việc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy uống gì khi bị cảm cúm để cơ thể nhanh bình phục?
1. Súp gà
Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “uống gì khi bị cảm cúm?” chính là súp gà. Đây chính là phương pháp hỗ trợ điều trị các chứng cảm cúm thông thường được truyền lại từ xưa đến nay. Điều này là do trong súp gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, calo và protein.
Súp gà là phương pháp hỗ trợ điều trị các chứng cảm cúm thông thường được truyền lại từ xưa (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, trong súp gà cũng có chứa nhiều chất điện giải cũng như là nguồn chất lỏng cần thiết cho việc hydrat hóa, giúp là sạch các chất dịch nhầy mũi, từ đó làm giảm triệu chứng tắc nghẹt mũi do bệnh cảm cúm gây ra.
Hơn thế nữa, súp gà là nguồn cung cấp axit amin cysteine tuyệt vời. Đây là một loại chất có khả năng phá vỡ các dịch đặc giúp thông thoáng mũi, có tác dụng chống lại virus, chống viêm và chống oxy hóa. Thêm vào đó, nó cũng góp phần làm thuyên giảm triệu chứng ho do có khả năng ức chế hoạt động của bạch cầu trung tính.
2. Các loại nước ninh xương
Nước dùng từ các loại xương cũng giống như súp gà, là nguồn hydrat hóa hữu ích khi mắc camt cúm. Không những hương vị đậm đà giúp tăng hương vị cho các món ăn, trong các loại nước ninh xương còn chứa lượng lớn calo, vitamin và các khoáng chất như magie, canxi, folate và photpho rất tốt sức khỏe.
Đặc biệt nên sử dụng các loại nước ninh xương khi chúng còn nóng. Điều này là do hơi nước nóng có tác dụng giúp làm thông thoáng mũi, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng nghẹt mũi khó chịu do cảm cúm gây ra. Những loại nước canh từ nước ninh xương cũng có tác dụng rất tốt với dạ dày và giữ nước cho cơ thể hiệu quả.
Video đang HOT
3. Nước dừa
Các triệu chứng khi bị cảm cúm như sốt, đổ mồ hôi nhiều, nôn mửa hay bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là nguyên nhân khiến cơ thể mất nhiều nước. Chính vì vậy, việc luôn giữ đủ nước và các chất điện giải khi bị cảm cúm là một cho cơ thể là một trong những điều quan trọng nhất mà người bệnh cần lưu ý.
Nước dừa không chỉ ngọt, mát dễ uống mà còn chứa rất nhiều các chất điện giải cần thiết (Ảnh: Internet)
Nước dừa là câu trả lời lý tưởng khi được hỏi uống gì khi bị cảm cúm. Nước dừa không chỉ ngọt, mát dễ uống mà còn chứa rất nhiều các chất điện giải cần thiết cũng như hàm lượng glucose rất tốt cho quá trình hydrat hóa.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng nước dừa có chứa các chất chống oxy hóa và có khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nước dừa có khả năng gây ra tình trạng đầy hơi cho người sử dụng nhiều hơn so với các loại đồ uống điện giải khác.
4. Nước trà ấm
Trong nước trà có chứa polyphenol. Đây là một loại chất tự nhiên có trong các loại thực vật rất tốt cho sức khỏe. Một trong những công dụng đặc biệt của nó là chống oxy hóa, chống viêm, chống virus, nấm và ung thư. Hơn thế nữa, uống một ly trà ấm có thể giúp dịu cảm giác khô rát khi bị cảm cúm. Hơi nóng của trà sẽ giúp làm dịu các cơn nghẹt mũi, đau họng, đau dạ dày hoặc tắc nghẽn ngực.
Trà gừng ấm là một đồ uống có tác dụng tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch của cơ thể hiệu quả. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể thêm 1 chút mật ong tăng vị ngọt, giúp dễ uống hơn đồng thời có tác dụng làm dịu các cơn ho, buồn nôn và giúp ngủ ngon hơn.
Hắt hơi, sổ mũi liên tục dịp chuyển mùa: cẩn thận với nguy cơ bị viêm xoang và cách phòng tránh
Nếu bạn liên tục gặp phải những cơn hắt hơi không ngừng nghỉ, kèm theo hiện tượng sổ mũi, cảm cúm thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh về mũi xoang trong thời điểm giao mùa.
Những ngày gần đây, thời tiết bắt đầu se lạnh hơn vào sáng sớm và tối muộn, báo hiệu thời khắc chuyển giao giữa mùa hạ sang thu đã đến. Đây cũng là thời điểm mà chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, điển hình trong đó có viêm xoang. Thực tế, bệnh này có thể gặp phải quanh năm nhưng sẽ phát tán nhiều hơn trong tiết trời lạnh.
Nếu bạn bỗng thấy mình liên tục gặp phải những cơn hắt hơi kéo dài thì đó là một dấu hiệu cho thấy đường mũi xoang của bạn đang có vấn đề. Thời tiết lạnh đột ngột thường khiến cơ thể khó thích nghi với nhiệt độ và dễ suy giảm sức đề kháng.
Đặc biệt, không khí lạnh pha chút hanh khô cũng sẽ tác động trực tiếp đến mũi - cơ quan rất quan trọng của hệ hô hấp. Hậu quả là niêm mạc mũi sẽ bị tác động và khiến bạn dễ mắc các bệnh về hô hấp như nghẹt mũi, cảm cúm, hắt xì, viêm mũi, viêm họng...
Thêm nữa, vì thời tiết hanh khô nên cũng làm lượng bụi bẩn trong không khí gia tăng, kéo theo vi khuẩn độc hại tấn công tới cơ quan hô hấp. Điều này cũng là nguyên nhân khiến tình trạng viêm nhiễm gia tăng hoặc tái phát trầm trọng hơn.
Một vài dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh viêm xoang
Do các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm xoang hay bị nhầm lẫn với những loại bệnh về hô hấp thông thường nên dễ khiến người bệnh chủ quan và không thể phát hiện bệnh kịp thời. Thông thường, bệnh viêm xoang sẽ xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng. Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải là hiện tượng đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má, kèm theo đó là các triệu chứng sau:
- Chảy nước mũi màu vàng xanh, nước mũi đặc.
- Dịch mũi chảy trôi xuống cả họng.
- Ho nhiều.
- Nghẹt mũi, khó thở.
- Suy giảm khứu giác.
- Hắt hơi liên tục.
- Đau răng hàm trên.
- Sốt.
- Hơi thở có mùi hôi.
Cách phòng ngừa nguy cơ mắc và tái phát bệnh viêm xoang trong mùa này
Viêm xoang là căn bệnh rất dễ mắc phải và có thể tái phát liên tục nếu bạn không chủ động trị dứt điểm. Do đó, hãy lưu ý phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách làm ngay một số việc sau:
- Chủ động làm sạch mũi và họng đúng cách: thường xuyên rửa mũi bằng dung dịch nước muối biển hoặc nước muối sinh lý, súc họng với nước muối sinh lý hàng ngày sau khi đánh răng.
- Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng: những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nên được bổ sung thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.
- Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Giữ ấm các vị trí quan trọng: bao gồm cổ, ngực, mũi, miệng phải được giữ ấm, nhất là mũi và miệng nên được che kín để tránh tiếp xúc với gió lạnh và bụi bẩn.
- Thường xuyên tập thể dục: giúp tăng cường sức đề kháng để chống chọi với các bệnh về hô hấp.
- Tuyệt đối không ngoáy hay xì mũi thường xuyên: hành động này có thể gây mất môi trường sinh lý và dễ làm tổn thương niêm mạc mũi, từ đó khiến vi khuẩn dễ tấn công và xâm hại hơn.
- Giữ vệ sinh nơi ở: luôn giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ để giảm thiểu khói bụi và vi khuẩn.
- Theo dõi các triệu chứng bệnh về hô hấp: khi bệnh kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường thì nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị.
Bệnh viêm xoang có chữa được không? Dựa trên tình hình thực tế con số người mắc bệnh viêm xoang ngày càng tăng cao đặc biệt thời điểm giao mùa. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi "bệnh viêm xoang có chữa được không?" Khi các hốc xoang bị bít tắc và chứa dịch hoặc mủ và lớp niêm mạc bị viêm nhiễm được gọi là viêm xoang. Khi nhận...