4 lộ trình du học cho học sinh, sinh viên mùa Covid-19
Đại học RMIT Việt Nam cung cấp bốn lộ trình du học tại chỗ và chuyển đổi tín chỉ linh hoạt phù hợp với nhu cầu thực tiễn từng cá nhân.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến sinh viên về nước tránh dịch. Nhiều bạn bảo lưu kết quả, song phải đối mặt với thực tế chậm chương trình, ra trường muộn. Dịch bệnh cũng đang tạm khép cánh cửa du học năm nay của nhiều học sinh lớp 12 vì không kịp nộp đủ hồ sơ cho trường trước kỳ nhập học mùa Thu, chưa kể lệnh cấm bay và đóng cửa biên giới làm chậm việc xin visa. Trước thực tế đó, Đại học RMIT Việt Nam giới thiệu chương trình “Giải cứu kế hoạch du học” dành cho du học sinh RMIT Melbourne (Australia) lẫn du học sinh từ các trường đại học trên thế giới về nước tránh dịch, cũng như học sinh lớp 12 trong nước muốn du học các ngôi trường hàng đầu.
Đại học RMIT Việt Nam giới thiệu chương trình “Giải cứu kế hoạch du học”.
Du học sinh về nước học hoàn toàn tại RMIT Việt Nam
Du học sinh về nước có thể chuyển đổi tín chỉ từ trường đại học nước ngoài để tiếp tục học tập tại RMIT Việt Nam. Với chương trình học chuẩn quốc tế, du học sinh có thể được miễn giảm hàng loạt tín chỉ và môn học, bắt đầu học online theo múi giờ Việt Nam ngay bây giờ và đến trường cùng thầy cô sau một, hai tháng nữa. So với du học, đại diện RMIT cho biết, lộ trình này giúp tiết kiệm đến 2/3 học phí và sinh hoạt phí mỗi kỳ, mà vẫn nhận được tấm bằng cử nhân có giá trị toàn cầu từ RMIT Melbourne.
Du học sinh học bán thời gian tại RMIT
Du học sinh về nước có thể học tập tại RMIT Việt Nam một thời gian và chuyển đổi tín chỉ quay lại trường đại học ban đầu vào thời điểm thích hợp. RMIT sẽ hỗ trợ cung cấp mô tả môn học chi tiết, giúp bạn có đầy đủ thông tin để xác nhận số tín chỉ được miễn khi quay lại trường đại học ban đầu, đạt mục tiêu tốt nghiệp đúng hạn. Lộ trình này thích hợp với du học sinh muốn tiết kiệm ngân sách cho cha mẹ thời dịch, trải nghiệm cuộc sống sinh viên trong nước, cũng như tạo bước đệm thích nghi nếu có ý định trở về Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên RMIT Việt Nam đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Video đang HOT
Chương trình du học trao đổi cho học sinh cuối cấp
Với học sinh lớp 12 đang bị trì hoãn kế hoạch du học, RMIT Việt Nam mang đến hai lộ trình. Đầu tiên là làm tân sinh viên năm đầu tại RMIT Việt Nam, sau đó tham gia chương trình du học trao đổi và chuyển tiếp tới RMIT Melbourne (Australia) hoặc hơn 200 đại học đối tác khác của trường trên toàn cầu như ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), ĐH Birmingham (Anh), ĐH Bentley (Mỹ), ĐH Tokyo (Nhật Bản)… Ngoài ra, bạn có cơ hội nhận các suất học bổng trị giá 25% đến 100% ngay khi nộp hồ sơ vào RMIT Việt Nam và giữ nguyên mức học phí hiện hành khi du học trao đổi ra nước ngoài, tiết kiệm đáng kể thời gian và ngân sách mà vẫn nhận tấm bằng cử nhân quốc tế.
Chương trình học chuyển đổi tín chỉ cho học sinh cuối cấp
Nếu ngôi trường mong muốn không nằm trong danh sách hơn 200 đại học đối tác toàn cầu của RMIT Việt Nam, học sinh, sinh viên có thể khởi động trước tại RMIT Việt Nam, đợi dịch bệnh kết thúc rồi chuyển đổi tín chỉ sang một trường đại học nước ngoài khác theo mong muốn. RMIT sẽ hỗ trợ sinh viên liên hệ với các trường đại học để tìm hiểu số lượng tín chỉ được miễn.
“Thay vì ‘gap year’ bất đắc dĩ, những lộ trình này đảm bảo kế hoạch du học của học sinh, sinh viên không bị dịch bệnh làm gián đoạn, mà còn tối ưu chi phí giảm áp lực tài chính cho phụ huynh”, bà Jan Clohessy, Giám đốc tuyển sinh khu vực ASEAN, RMIT Việt Nam cho hay.
Hệ thống đào tạo quốc tế của RMIT có tính đồng bộ hoá cao với toàn cầu.
Đại diện RMIT Việt Nam cho biết thêm, trường có thể lên bốn lộ trình phù hợp với nhu cầu từng cá nhân nhờ mạng lưới liên kết đối tác rộng lớn hơn 200 trường đại học trên toàn cầu được gây dựng qua 133 năm thành lập. Hệ thống đào tạo quốc tế của RMIT có tính đồng bộ hoá cao với toàn cầu, cho phép sinh viên chuyển đổi tín chỉ và công nhận bằng cấp giữa các cơ sở giáo dục khác nhau, từ các trường đại học khác trên thế giới sang RMIT và ngược lại.
Thế Đan
Nhiều học sinh muốn bỏ thi THPT quốc gia 2020
Phương Hồng, học lớp 12 trường THPT Kim Liên, Hà Nội, tìm thấy tia hy vọng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến phương án bỏ thi THPT quốc gia.
Tháng 12/2019, Hồng trúng tuyển Đại học Waterloo, Canada với học bổng 10.000 USD, hỗ trợ 10% học phí trong bốn năm. Theo yêu cầu của trường, Hồng phải nộp bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời trước 4/8, có mặt trước 1/9 để kịp nhập học kỳ thu. Tuy nhiên, việc lùi lịch thi THPT quốc gia 2020 đến 8-11/8 khiến Hồng có thể lỡ kế hoạch du học vì không thể có chứng nhận tốt nghiệp trước 4/8 và việc nhập học kỳ thu vào gần như không thể.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo lên phương án chỉ xét tốt nghiệp chứ không thi khiến những học sinh du học như Hồng cảm thấy "có hy vọng". "Em không có ý định thi đại học tại Việt Nam, chỉ cần qua tốt nghiệp THPT nên mong phương án xét được lựa chọn. Nhưng vì chưa chốt nên em không để mình quá vui mừng, sợ đến lúc không được lại thất vọng", Hồng nói.
Cô gái sinh năm 2002 cho rằng nếu chỉ xét thay vì thi THPT quốc gia, những học sinh không cần sử dụng kết quả bậc phổ thông để xét tuyển đại học trong nước sẽ có sự chểnh mảng nhất định với chương trình học online. Dù lựa chọn phương án nào, Hồng mong Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra kết luận vào đầu tháng 5 để học sinh không tiếp tục thấp thỏm, có thời gian thích nghi.
Cũng như Hồng, Lê Anh Thư, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam, mong xét tốt nghiệp trở thành phương án chính thức cho năm nay. Nữ sinh học kém Toán và tiếng Anh, chỉ dưới 5 điểm hai môn này vì theo khối C. Em dự định thi hai ngành Thiết kế thời trang, Nội thất của Đại học Kiến trúc Hà Nội theo tổ hợp Ngữ văn, Vẽ, Vẽ.
Từ đầu tháng 2 đến nay, học sinh trường THPT Chuyên Hà Nam chỉ đi học được ba tuần, sau đó nghỉ vì Covid-19. Những em học lệch như Thư lo lắng vì nghỉ quá dài, khi quay trở lại trường vào đầu tháng 5, thậm chí tháng 6 sẽ khó bắt nhịp và thiếu thời gian ôn tập để thi THPT quốc gia. "Em rất sợ mình trượt tốt nghiệp vì Toán và tiếng Anh không đủ điểm", Thư chia sẻ.
Lê Anh Thư, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Biên Hoà (Hà Nam). Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Nếu không phải thi THPT quốc gia, Thư sẽ loại bỏ được áp lực học lệch, thiếu thời gian ôn tập nhiều môn cùng lúc. Thay vào đó, em có thêm thời gian tập trung luyện tập hai bài vẽ năng khiếu - môn thi bắt buộc vào một số ngành của Đại học Kiến trúc Hà Nội. "Em mong Bộ sớm công bố phương án chính thức để học sinh đủ thời gian xây dựng hoặc thay đổi kế hoạch của cá nhân", Thư nói.
Với nguyện vọng học ngành Quản trị khách sạn, Đại học Tài chính - Marketing, Phạm Thị Mỹ Hiền, học sinh lớp 12 trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM muốn thi THPT quốc gia. Bởi nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xét tuyển tốt nghiệp, các trường đại học có thể tổ chức kỳ thi hoặc những phương án tuyển sinh riêng, việc vào đại học sẽ thêm phức tạp.
Từ hè năm ngoái đến nay, nữ sinh đã tập trung ôn tập theo định hướng kỳ thi THPT quốc gia, nên sự thay đổi về thời gian thi hoặc độ khó dễ của đề không phải là vấn đề lớn. Hiền chỉ lo cho kỳ thi THPT quốc gia dự kiến tổ chức vào tháng 8, khi chưa học được nhiều chương trình học kỳ II. Nghỉ dài ngày vì dịch bệnh, nữ sinh bồn chồn vì không hình dung được kỳ thi tới như thế nào, có sự thay đổi trong phút chót hay không.
Học cùng trường với Hiền, Nguyễn Văn Thùy Hân cũng chọn phương án thi THPT quốc gia vì cho rằng kỳ thi sẽ tạo sự công bằng, đánh giá đúng thực lực học sinh, giúp các trường đại học lựa chọn chuẩn xác. "Nếu xét tốt nghiệp thì sẽ lấy kết quả cả quá trình học, có những năm chúng em chưa tập trung do ham chơi, phong độ thất thường, kết quả không như ý muốn", Hân giải thích.
Từ sau Tết Nguyên đán, nữ sinh nội trú trường Đào Duy Anh ở nhà ôn bài, học từ xa tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Mỗi ngày, Hân dành 1,5-2 tiếng luyện đề thi THPT quốc gia sau các giờ học online. Năm nay, nữ sinh muốn vào Kiểm toán trường Đại học Mở TP HCM - ngành có điểm chuẩn 18-22 những năm trước.
Dù muốn được thi, Hân có chút lo âu bởi đề minh họa THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hồi đầu tháng không nhẹ hơn so với mọi năm. Trong khi đó, việc học online được thầy cô tâm huyết đầu tư nhưng hiệu quả không thể bằng việc học trên trường.
"Nhiều bạn vùng xa ở quê cũng không có điều kiện học trực tuyến như em, việc tiếp thu kiến thức hạn chế hơn. Em nghĩ nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi thì cần ra đề gọn nhẹ, bám sát chương trình hơn để tạo sự công bằng cho học sinh mọi miền", Hân nói.
Nguyễn Văn Thuỳ Hân, học sinh lớp 12 trường THCS - THPT Đào Duy Anh (TP HCM) học trực tuyến tại nhà ở Lâm Đồng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mỗi năm có khoảng 900.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Thí sinh sẽ dự thi ba bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và lựa chọn một trong hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).
Năm nay, học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết và nghỉ phòng Covid-19, hiện phải học từ xa (online, truyền hình). Ngày 14/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ hai phương án thi THPT quốc gia. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trước 15/6, kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể được tổ chức vào ngày 8-11/8 và Bộ sẽ xem xét giảm môn thi và giảm nhẹ yêu cầu với học sinh.
Nếu dịch bệnh phức tạp hơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà giao cho địa phương xét tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép để phù hợp với Luật Giáo dục.
Mạnh Tùng - Thanh Hằng
Chàng trai trúng tuyển hai đại học hàng đầu Singapore Kiểm tra email, thấy chữ "Congratulations" từ Đại học Công nghệ Nanyang, Nguyễn Ngọc Minh vẫn chưa tin là trúng tuyển, phải đọc lại nhiều lần, hỏi kỹ bạn bè. Minh là học sinh lớp 12 Toán 1 trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội. Biết Đại học Công nghệ Nanyang thông báo kết quả trúng tuyển sáng 12/3, nhưng Minh không đợi...