4 gợi ý bữa xế tăng sức đề kháng phòng chống Covid-19
Bữa xế lành mạnh là cách tốt để duy trì hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa, đồng thời nạp thêm năng lượng cho cơ thể luôn khỏe mạnh trong mùa dịch.
Người Việt thường chú trọng 3 bữa chính mà bỏ qua bữa phụ. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh các bữa phụ giúp cơ thể làm việc hiệu quả và khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số gợi ý bữa xế bạn có thể tham khảo.
Sandwich quả bơ và trứng
Một lát sandwich sẽ là bữa xế lý tưởng giúp bạn nạp năng lượng. Trong đó, sandwich quả bơ và trứng là một gợi ý đáng thử.
Không chỉ ngon, bơ còn chứa khoảng 25 vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn 100 g bơ cung cấp 26% vitamin K, 20% folate, 14% vitamin B5, 13% vitamin B6, 17% vitamin C, 14% kali và 10% vitamin E mà cơ thể cần.
Sandwich bơ và trứng tăng cường sức khỏe mùa dịch.
Để làm sandwich bơ trứng, bạn cần một lát bánh mì, nửa trái bơ dầm nhỏ hoặc thái lát mỏng, một quả trứng ốp la hoặc có thể biến tấu thành trứng bác. Công đoạn cuối cùng là phết bơ dầm lên mặt bánh rồi đặt trứng lên, rắc chút hạt tiêu là bạn đã có bữa xế thơm ngon.
Cháo hạnh nhân hạt sen
Một gợi ý bữa xế ngon miệng, bổ dưỡng khác với hạnh nhân là nấu cháo. Món cháo hạnh nhân hạt sen sẽ là lựa chọn hợp khẩu vị cả gia đình, đặc biệt phù hợp với người ăn chay.
Nguyên liệu cho bữa xế này gồm: 100 gram gạo tẻ, 50 gram hạt sen tươi, 50 gram hạnh nhân, đậu hũ và sườn chay chiên vàng, cà rốt, hành ngò…
Hạnh nhân nấu cháo có nhiều công dụng với sức khỏe.
Video đang HOT
Đầu tiên, cho gạo, hạt sen và hạnh nhân cạo bỏ lụa vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi, giảm lửa ninh đến khi thành cháo đặc. Cho cà rốt vào ninh mềm. Bởi đây là món chay, nên chị em nội trợ lưu ý dùng gia vị nêm nguồn gốc thực vật như hạt nêm Knorr nấm để món ăn ngọt thơm tròn vị, thích hợp dùng trong món chay. Cuối cùng, cho hành boaro phi vào đảo đều rồi tắt bếp.
Khi ăn, múc cháo ra bát, cho đậu hũ và sườn chay chiên lên trên, rắc thêm tiêu và trang trí với ngò rí.
Cháo hạnh nhân hạt sen thích hợp bổ sung dinh dưỡng cho người ăn chay.
Sữa chua hoa quả và hạnh nhân
Sữa chua giàu vitamin D giúp điều hòa và tăng cường chức năng miễn dịch. Vitamin D cũng giúp chức năng phổi và hô hấp khỏe mạnh, hỗ trợ bảo vệ hệ hô hấp trước các mối đe dọa bên ngoài. Ngoài ra, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa – nơi nương náu của hệ vi sinh đường ruột, với chức năng tạo tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể.
Trong khi đó, hoa quả và các loại hạt như hạnh nhân đã được chứng minh giàu vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa. Chất tự nhiên trong lớp màng của hạt hạnh nhân giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Sữa chua hoa quả và hạnh nhân phù hợp làm bữa sáng hoặc bữa xế.
Nhanh – gọn – lẹ nhưng giàu dưỡng chất là những gì bạn có thể tìm thấy ở sữa chua hoa và hạnh nhân. Chỉ cần một hộp sữa chua, 1-2 loại quả thái hạt lựu (chuối, táo, kiwi…), hạnh nhân nguyên hạt hoặc cắt lát, bữa xế vừa ngon miệng lại bổ dưỡng đã sẵn sàng. Bạn nên lưu ý mua hoa quả được trồng theo chuẩn VietGAP để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Súp gà ngô nấm là món xế vừa ấm bụng, vừa bổ dưỡng. Các axit amin cysteine sản sinh từ thịt gà trong quá trình nấu súp có tác dụng tương tự thuốc viêm phế quản acetylcystein, ngăn chặn sự lây lan của tình trạng viêm và giảm triệu chứng cảm lạnh.
Trong khi đó, nấm có khả năng chống lại các bệnh liên quan đến cảm cúm, đồng thời chứa axit béo không bão hòa và một lượng lớn chất có thể chuyển hóa thành vitamin D, giúp tăng đề kháng.
Ăn nấm thường xuyên giúp kháng virus tự nhiên.
Ngoài súp gà nấm, bạn có thể tham khảo món đậu hũ non sốt nấm đông cô, trứng hấp nấm, nấm xào hoặc nấu canh… để tăng sức đề kháng lúc giao mùa, dịch bệnh như hiện nay.
Theo Zing
Ứng xử có trách nhiệm trong tuyên truyền chống dịch Covid-19 - Kỳ 3: Cẩn trọng với những bài thuốc "trôi nổi", chưa được công nhận
Lợi dụng tình hình dịch Covid-19, thời gian qua trên mạng xã hội có nhiều tài khoản cá nhân chia sẻ về những kinh nghiệm, những "bài thuốc" có thể phòng chống Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo những "phương thuốc" như trên là thiếu cơ sở, không nên mù quáng áp dụng.
"Bài thuốc" chanh sả mật ong không có căn cứ
Như Lao động Thủ đô đã không ít lần đề cập, lợi dụng tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp, nhiều "phương thuốc" phòng ngừa Covid-19 trên mạng xã hội dù vô căn cứ, phản khoa học song lại được chia sẻ rầm rộ.
Theo đó, dễ thấy nhất là "bài thuốc" phòng ngừa bằng nước chanh, sả, mật ong được hàng loạt chị em nội trợ quan tâm. Thuốc này được miêu tả với công thức: "Sáng ngủ dậy uống ngay 1 cốc, giữa ngày uống 1 cốc, trước khi đi ngủ uống 1 cốc. Uống liên tục trong vòng 3 ngày thì hệ hô hấp phổi của bạn sẽ rất sạch và khỏe hẳn..."
Chưa hết, nhiều "đơn thuốc" mang tính dị biệt như ăn trứng lộc, uống nước tiểu để trị bệnh... cũng được chia sẻ rầm rộ. Có người, dù biết vô lý nhưng vẫn chia sẻ thông tin vì nghĩ không có hại và cho rằng đây chỉ là cách điều trị dân gian...
Phun thuốc khử khuẩn và đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục.
Quanh vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, nguyên tắc của đông y là biện chứng và luận trị. Đông y căn cứ vào triệu chứng của bệnh nhân để biện luận ra bệnh lý, sau đó từ biện luận đó sẽ luận ra cách trị.
Ví dụ như đánh giá các triệu chứng này thuộc về âm hư hay dương hư, hay thuộc về phế, thận... người ta sẽ quy ra một bài thuốc tương ứng để bổ trợ. "Trung Quốc đã có khoảng 70.000 - 80.000 bệnh nhân. Họ đã có một thống kê lớn về triệu chứng và họ đủ dữ liệu để luận ra triệu chứng đó thuộc phạm vi gì của đông y, từ đó luận ra cách chữa trị. Bệnh viện tôi có nhiều nhất là 5 bệnh nhân, những bệnh viện khác có 1 - 2 bệnh nhân. Cho nên, để tập hợp các triệu chứng Covid -19 ở Việt Nam thì ngoài Bộ Y tế ra thì chưa nơi nào có.
Và khi anh chưa tập hợp được các triệu chứng thì anh chưa có cơ sở gì để anh luận ra việc điều trị. Anh chưa biết bệnh đó là gì, chưa nhìn thấy bệnh nhân đó như thế nào, mới chỉ nhìn thấy ảnh người ta trên báo, thậm chí những ảnh đó che cả khẩu trang chứ đâu thể nhìn thẳng mặt... thế nên làm sao đủ căn cứ, triệu chứng gì để anh lập luận cách điều trị. Thế nên tôi nghĩ nó (những phương thuốc phòng tránh Covid -19 trên mạng xã hội - PV) không có cơ sở.
Bổ sung thêm về vấn đề này, Ths.Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) nhấn mạnh, hiện nay tất cả các khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm đảm bảo cho sức khỏe người dân trước Covid-19 đã có. Bởi vậy, thay vì tin và tìm kiếm các bài thuốc trôi nổi trên mạng xã hội thì mỗi người hãy thực hiện theo các khuyến cáo, làm những việc phòng chống nhỏ nhất như rửa tay thường xuyên.
Làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Thực tế cho thấy những tin giả, sai sự thật... lan truyền là mặt trái của mạng xã hội. Trước những diễn biến phức tạp về vấn nạn này Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Theo các chuyên gia y tế, "bài thuốc" chanh sả mật ong được lan truyền trên mạng xã hội rằng có tác dụng phòng Covid-19 là hoàn toàn không có căn cứ.
Đáng chú ý, Nghị định mới quy định rõ hơn các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội so với Nghị định số 174/2013/NĐ-CP trước đây. Cụ thể, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân...
Hơn lúc nào hết, người dùng mạng xã hội cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc lan truyền một thông tin nào đó, nhất là mỗi khi chia sẻ thông tin từ các trang mạng xã hội khác. Bởi lẽ, theo Nghị định 15, người dùng mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chia sẻ thông tin từ những trang mạng xã hội được xác định là nguồn tin bị cấm, tin giả, tin sai sự thật, có nội dung gây hoang mang cho cộng đồng.
Trở lại với những "phương thuốc" trôi nổi phòng Covid -19 trên mạng xã hội, bác sĩ Trần Văn Phúc - Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, giữa đông y và tây y có những điểm khác nhau. Song đều có điểm chung là có những điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên, với những bài thuốc trôi nổi trên mạng bác sĩ Trần Văn Phúc cho rằng những bài thuốc đó hoàn toàn chưa được khuyến cáo của ngành y tế. Điều này rất nguy hiểm.
"Bản thân tôi cũng từng nói nhiều đến "dịch tin đồn". Nếu như đó là bài thuốc của Viện Đông y, của một thầy thuốc kê đơn và ký tên đàng hoàng thì nó sẽ khác với những bài thuốc chỉ lưu hành trên mạng rồi truyền nhau áp dụng. Theo tôi điều đó là không nên. Trong thời điểm này, những khuyến cáo Bộ Y tế là chuẩn xác và chúng ta nên tin và thực hiện theo..." - Bác sĩ Trần Văn Phúc nhấn mạnh.
(Còn nữa...)
Đinh Luyện
Theo laodongthudo
Những điều trẻ cần làm ở trường để phòng tránh Covid-19 Bản chất việc lây bệnh là có tiếp xúc hay không với nguồn bệnh nên bất cứ ai cũng có khả năng lây, bao gồm cả trẻ nhỏ. Cách rửa tay hạn chế lây nhiễm Covid-19. Theo các bác sĩ, rửa tay là cách hữu hiệu để phòng lây nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, rửa tay như thế nào để đảm bảo vệ sinh...